Thứ Năm, 3 tháng 11, 2016

Dạy con kiểu Nhật xin chia sẻ 33 bài học học phát triển trí lực cho trẻ của SHICHIDA phần tiếp theo.


Như chúng ta đã biết, bài học của Shichida là một trong những phương pháp dạy con kiểu Nhật khá hữu ích, gần với thực tế và được rất nhiều mẹ áp dụng.

Tuần trước chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn phần 1 của phương pháp dạy con kiểu Nhật này với 12 bài học, tuần này sẽ là phần 2 với 6 bài học tiếp theo.

13.  Dạy con kiểu Nhật với trò chơi xếp hình: đây là trò chơi giúp trẻ rèn luyện năng lực nhận thức không gian, xử lí thông tin, giải quyết vấn đề (3-6 tuổi)

dạy con kiểu nhật giúp trẻ phát triển
Dạy con kiểu Nhật với trò chơi xếp hình phát triển nhận thức cho trẻ

Bạn hãy mua các hình khối nhiều màu, đủ hình dáng, kích cỡ bằng gỗ, hay bằng nhựa về và để trẻ chơi bằng cách xếp chồng lên, hay xếp thành các hình như trong quyển sách xếp hình hướng dẫn. Đây là một trò phổ biến nhất của con trẻ vì trẻ có thể thỏa sức sáng tạo với trò chơi này.

14.  Dạy con kiểu Nhật với trò chơi phán đoán (extra sensory perception): rèn luyện năng lực cảm nhận, trực quan (trực giác), và tri giác, xúc giác (1-6 tuổi)

Ví dụ trên tay ta cầm 1 hòn bi cho trẻ xem rồi giấu tay sau lưng, sau đó giơ ra trước mặt trẻ và hỏi xem hòn bi ở tay nào. Hoặc ta giấu sau lưng con thú nhỏ rồi hỏi xem trẻ thử đoán con thú nằm ở tay nào…Lấy bộ bài làm ví dụ, ta lấy ra 5 cây, đầu tiên cho trẻ coi thứ tự, sau đó ta úp đi xoay chuyển vị trí các quan bài trước mặt trẻ, sau đó đố trẻ vị trí các quân bài ở đâu. Có rất nhiều hình thức để chơi trò này bằng các đồ vật ở nhà. Nó có tác dụng giúp trẻ luyện trực quan rất tốt. Đây là một năng lực mà chỉ có thể cảm nhận được bằng não phải, gọi là 5 giác quan của não phải. Việc rèn luyện trực quan này còn có ích rất nhiều để giúp trẻ biết phán đoán tình huống sau này trong học tập, công việc.

15.  Dạy con kiểu Nhật với trò chơi ghép hình: Rèn luyện năng lực tưởng tượng, phán đoán, tư duy (3-6 tuổi)

dạy con kiểu nhật giúp trẻ phát triển
Dạy con kiểu Nhật với trò chơi ghép hình phát triển tư duy cho trẻ

Trò chơi ghép hình phổ biến mà hầu như cha mẹ nào cũng cho con chơi đó là để các hình nhỏ như hình tròn, vuông, chữ nhật rời ra sau đó làm sao để trẻ ghép đúng vị trí.
Mới đầu chỉ là 3 hình như tam giác, tròn, vuông, ta để trẻ xếp đúng vị trí các hình đó vào ô. Dần dần khó hơn thì mua miếng ghép hình con vật, tranh ảnh và chơi cùng trẻ, đoạn nào trẻ gặp khó khăn thì ta gợi ý cho trẻ tìm hướng ghép đúng. Bí mật của trò này đó là, não phải có vai trò đưa ra dự đoán bằng trực quan xem một bộ phận đó sẽ nằm đúng vị trí nào trong toàn bộ, não trái sẽ có vai trò lắp ghép một cách chính xác những tổ hợp đó. Vì thế trò chơi này sẽ giúp rèn luyện cả não trái và não phải. Bài học này còn giúp luyện trí tưởng tượng, tư duy phán đoán lẫn tính nhẫn nại. Cha mẹ hãy thường xuyên khen nếu trẻ làm tốt, khuyến khích trẻ cố gắng, động viện là con có thể làm được, cố lên chút nữa, con giỏi mà….

16.   Dạy con kiểu Nhật với trò chơi giúp trẻ luyện trí nhớ: Rèn luyện trí tưởng tượng, tập trung, ghi nhớ (3-6 tuổi)

Ví dụ như luyện trẻ nhớ về câu chuyện ta vừa đọc cho trẻ bằng cách là ta sẽ làm một loạt những tấm cạc nhỏ gồm các hình có liên quan đến câu chuyện, sau đó đố trẻ sắp xếp lại thứ tự xuất hiện của các sự kiện trong câu chuyện đó. Nếu không có tranh vẽ thì cha mẹ có thể viết các keyword ra giấy rồi nhắc lại cho trẻ, hoặc đố trẻ kể lại câu chuyện dã được đọc. Trò này có thể kết hợp khi mẹ vừa nấu cơm, dọn nhà vừa tham gia đố vui cùng trẻ. Hay là có một loạt tấm hình được úp, muốn trẻ đoán hình đó là cái gì thì ta nhắc những câu gợi ý liên quan đến nó, ví dụ “đây là quả mà hôm qua con vừa mới được ăn xong”…. Quan trọng nhất ở trò chơi này là tạo ra câu chuyện thú vị để kích thích hứng thú và tâm trạng vui vẻ của trẻ.

17.  Dạy con kiểu Nhật với trò chơi ám thị: Rèn luyện self-image, hứng thú và động lực làm việc, tâm hồn (2 tuổi~)

dạy con kiểu nhật giúp trẻ phát triển
Dạy con kiểu Nhật với trò chơi ám thị  phát triển năng lực cho trẻ

Đây là bài học dạy con kiểu Nhật về nuôi dưỡng tâm hồn và trái tim của trẻ nhỏ. Thay vì ta quát mắng và dùng những từ ra lệnh thì hãy dùng những từ ngữ biểu cảm rằng ta sẽ rất vui nếu trẻ làm như thế, hay vỗ tay khen khi trẻ làm việc tốt. Ví dụ như khi trẻ tự đi giày, tự mặc quần áo, tự dọn đồ chơi khi chơi xong, vẽ được bức tranh, đọc xong cuốn sách, giúp ta làm việc nhà thì ta tỏ ra vui mừng khen trẻ, ám thị rằng ta rất hài lòng nếu trẻ làm những việc đó.

18.  Dạy con kiểu Nhật luyện trí tưởng tượng cho trẻ bằng hình ảnh: Rèn luyện năng lực biểu hiện, năng lực miêu tả bằng hình ảnh, năng lực văn học (3 tuổi~)

Để luyện khả năng tưởng tượng cho trẻ là dạy trẻ làm giả động tác con chó, con mèo kêu ra sao, cầm chiếc vòng như vô lăng ô tô rồi bắt chước chú lái tàu làm như nào, tạo hình dáng con voi, con gà như nào, tập chơi đồ hàng, cho trẻ tập kịch như là đang biểu diễn thật trên sân khấu. Trẻ đọc thơ, tập làm cô giáo, tập làm người bán hàng…Cha mẹ có thể cùng con thay đổi vai, ví dụ hôm nay mẹ là người đầu bếp, con là người trợ giúp lấy dụng cụ thì hôm sau đổi vai con sẽ là người nấu, còn mẹ sẽ là người phụ bếp…

Những trò này có vẻ là khá quen thuộc nhưng nó lại có tác động rất lớn trong việc giáo dục trẻ theo phương pháp dạy con kiểu nhật.

Dạy con kiểu Nhật chúc bạn thành công!


Hãy theo dõi dayconkieunhat.info thường xuyên để theo dõi bài học dạy con kiểu nhật của Shichida phần tiếp theo nhé.


 Trích nguồn: Cộng đồng người Việt sống và làm việc tại Nhật

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Bạn đã nhận được nhận xét của ..........

Tin nhiều người xem

Tin tức