Thứ Hai, 27 tháng 3, 2017

VIAM - Rối loạn hành vi là một nhóm các vấn đề về hành vi và cảm xúc thường khởi phát từ thời niên thiếu hoặc vị thành niên. Trẻ em và trẻ vị thành niên mắc các rối loạn này thường gặp phải những khó khăn khi phải tuân theo các nguyên tắc hành xử thông thường, được xã hội chấp nhận.
Phương pháp điều trị rối loạn hành vi ở trẻ
Chứng rối loạn hành vi ở trẻ, ảnh minh họa
Trẻ có thể sẽ có hành vi hung hăng, phá hoại, đôi khi là sẽ vi phạm các quyền của người khác. Người lớn và những trẻ em khác có thể sẽ coi những trẻ này là “hư”, là “xấu”, chứ không nghĩ rằng trẻ đang mắc phải một vấn đề sức khỏe tinh thần.
Nếu con bạn bị rối loạn hành vi, trẻ vẫn có thể sẽ rất nhạy cảm và tự tin. Tuy nhiên, trên thực tế, những trẻ này thường sống rất khép mình và không thực sự tin rằng, mọi người xung quanh đang cảm thấy rất bực tức đối với chúng.

Các loại rối loạn hành vi

Có 3 loại rối loạn hành vi. Sự phân loại được dựa trên tuổi mà những triệu chứng rối loạn xuất hiện lần đầu
  • Rối loạn hành vi trẻ em sẽ diễn ra khi các dấu hiệu của rối loạn xuất hiện trước khi trẻ 10 tuổi
  • Rối loạn hành vi tuổi vị thành niên xảy ra khi các dấu hiệu rối loạn xuất hiện trong những năm tuổi teen
  • Rối loạn hành vi không xác định xảy ra khi độ tuổi xuất hiện rối loạn không được biết rõ.
Một số trẻ được chẩn đoán rối hoạn hành vi đi kèm với hạn chế cảm xúc tiền xã hội ( limited prosocial emotions).

Triệu chứng của rối loạn hành vi

Trẻ bị rối loạn hành vi thường rất khó để kiểm soát và không sẵn sàng để tuân theo các nguyên tắc. Trẻ thường hành động một cách bốc đồng mà không suy nghĩ đến hậu của hành động đó. Trẻ cũng sẽ không suy nghĩ về cảm xúc của người khác. Con bạn có thể sẽ bị rối loạn hành vi nếu trẻ thường xuyên có một (hoặc nhiều) trong số các hành vi dưới đây
Phương pháp điều trị rối loạn hành vi ở trẻ
Trẻ trở nên giận dữ, ảnh minh họa
Cư xử giận dữ bao gồm:
  • Khiến những người khác cảm thấy sợ hãi, hoặc cảm thấy bị bắt nạt
  • Làm tổn thương người khác, hoặc các loại động vật có mục đích
  • Phạm tội hiếp dâm
  • Sử dụng vũ khí
Hành vi gian dối có thể bao gồm:
  • Nói dối
  • Trộm cắp
  • Giả mạo, giả danh
  • Bẻ khóa, đột nhập vào nhà người khác
Hành vi phá hoại bao gồm tất cả các hành vi đốt phá hoặc hủy hoại có chủ ý tài sản của người khác
Vi phạm các quy tắc bao gồm:
  • Trốn học
  • Bỏ nhà ra đi
  • Sử dụng đồ uống có cồn và thuốc cấm
  • Có hoạt động tình dục khi tuổi còn nhỏ
Trẻ em nam bị rối loạn hành vi thường dễ có các hành vi phá hoại và giận dữ hơn so với các trẻ em gái. Trẻ gái sẽ dễ gặp phải các hành vi trộm cắp và vi phạm các quy tắc hơn.
Ngoài ra, triệu chứng của rối loạn hành vi có thể từ nhẹ, vừa đến nặng
Nhẹ
Nếu con bạn có triệu chứng nhẹ, có nghĩa là trẻ có rất ít hoặc thậm chí không có các hành vi bất thường để có thể chẩn đoán được. Rối loạn hành vi của trẻ chỉ gây ra những thiệt hại rất nhỏ cho người xung quanh. Các vấn đề ở mức độ nhẹ thường gặp ở trẻ bị rối loạn hành vi bao gồm nói dối, trốn học và đi chơi qua đêm mà không được sự cho phép của bố mẹ.
Vừa
Con bạn sẽ có các triệu chứng ở mức độ vừa khi trẻ gặp phải một số vấn đề về hành vi. Hành vi của trẻ có thể sẽ gây ảnh hưởng vừa hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến người khác. Những hành vi được coi là rối loạn ở mức độ vừa bao gồm phá hoại và trộm cắp
Nặng
Con bạn sẽ bị rối loạn hành vi nặng nếu những hành vi của trẻ vượt quá những tiêu chuẩn thông thường để chẩn đoán. Những hành vi của trẻ sẽ gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho người khác, ví dụ như cưỡng hiếp, sử dụng vũ khí hoặc bẻ khóa, đột nhập vào nhà người khác.

Nguyên nhân của rối loạn hành vi

Phương pháp điều trị rối loạn hành vi ở trẻ
Môi trường sống khiến trẻ bị rối loạn hành vi, ảnh minh họa
Yếu tố di truyền và yếu tố môi trường có thể sẽ dẫn đến sự phát triển của các rối loạn hành vi

Nguyên nhân di truyền

Tổn thương thùy trán của não có liên quan đến các rối loạn hành vi. Tùy trán là phần sẽ điều chỉnh các kỹ năng nhận thức quan trọng, ví dụ như kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ghi nhớ và kỹ năng biểu đạt cảm xúc. Tùy trán cũng là nơi đặc trưng cho tính cách cá nhân. Ở những trẻ bị rối loạn hành vi, thùy trán có thể sẽ không hoạt động bình thường, gây ra:
  • Thiếu kiểm soát các xung động
  • Giảm khả năng hành động theo kế hoạch
  • Giảm khả năng học hỏi từ những kinh nghiệm tiêu cực trong quá khứ
Tổn thương thùy trán có thể là do gen, do di truyền hoặc do tổn thương não do các chấn thương.

Các yếu tố về môi trường

Các yếu tố về môi trường liên quan đến rối loạn nhân cách bao gồm:
  • Bị lạm dụng khi còn nhỏ
  • Gia đình không êm ấm
  • Cha mẹ là người nghiện rượu hoặc nghiện thuốc cấm
  • Nghèo đói

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn hành vi

Phương pháp điều trị rối loạn hành vi ở trẻ
Trẻ rối loạn hành vi khiến bạn mệt mỏi, ảnh minh họa
Các yếu tố dưới đây sẽ làm tăng nguy cơ phát triển các rối loạn hành vi:
  • Giới tính nam
  • Sống ở thành phố
  • Sống trong hoàn cảnh nghèo khó
  • Có tiền sử gia đình bị rối loạn hành vi
  • Có tiền sử gia đình gặp phải các vấn đề về sức khỏe tinh thần
  • Bị các rối loạn tâm lý khác
  • Có cha mẹ nghiện rượu, thuốc cấm
  • Có môi trường gia đình không êm ấm
  • Đã từng bị bỏ rơi hoặc lạm dụng
  • Đã từng trải qua các sự kiện gây chấn động mạnh

Chẩn đoán rối loạn hành vi

Nếu con bạn xuất hiện các rối loạn hành vi, trẻ nên được một bác sỹ chuyên về sức khỏe tinh thần lượng giá. Bác sỹ có thể sẽ hỏi bạn và trẻ những câu hỏi về hành vi của trẻ để đưa ra chẩn đoán. Trẻ phải có ít nhất 3 hành vi phổ biến trong số các rối loạn hành vi thì mới thực sự được chẩn đoán là mắc chứng rối loạn hành vi. Ít nhất một trong số các hành vi đó phải xuất hiện trong vòng 6 tháng trở lại đây. Hành vi đó cũng phải ảnh hưởng đáng kể đến các mối quan hệ xã hội cũng như việc học tập của trẻ tại trường.

Điều trị các rối loạn hành vi

Phương pháp điều trị rối loạn hành vi ở trẻ
Ảnh minh họa
Trẻ bị rối loạn hành vi sống trong môi trường gia đình bị lạm dụng nên được chuyển đi, sống trong một môi trường khác. Nếu lạm dụng không phải là nguyên nhân, thì nhân viên y tế sẽ sử dụng các phương pháp trị liệu về hành vi hoặc trị liệu bằng cách trò chuyện với bé để giúp trẻ học được cách bày tỏ và kiểm soát cảm xúc một cách đúng mực. Nhân viên y tế cũng sẽ dạy cho bạn cách kiểm soát các hành vi của trẻ. Nếu trẻ mắc phải các rối loạn tinh thần khác, ví dụ như trầm cảm hoặc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD), nhân viên y tế có thể sẽ kê đơn thuốc để điều trị các tình trạng này.

Để hình thành các thái độ và hành vi mới cần rất nhiều thời gian , do vậy, trẻ bị rối loạn hành vi cần được điều trị lâu dài. Tuy nhiên, điều trị sớm có thể làm chậm quá trình tiến triển bệnh hoặc làm giảm mức độ nghiêm trọng của các hành vi tiêu cực.

Triển vọng lâu dài

Triển vọng lâu dài của rối loạn hành vi phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng cũng như tần suất các vấn đề về hành vi và cảm xúc của trẻ. Những trẻ thường xuyên có hành vi giận dữ, gian dối hoặc phá hoại thường sẽ có triển vọng kém hơn. Triển vọng cũng sẽ giảm đi nếu trẻ mắc phải các vấn đề sức khỏe tinh thần khác. Tuy nhiên, chẩn đoán sớm và điều trị toàn diện sẽ đem lại cơ hội hội phục và cải thiện tình trạng tốt hơn.

Nếu không được điều trị, trẻ sẽ tiếp tục phát triển thêm các vấn đề mới. Trẻ sẽ không thể thích nghi được với những yêu cầu của tuổi trưởng thành, do vậy, gây ra các vấn đề trong các mối quan hệ và công việc. Trẻ cũng sẽ dễ có nguy cơ lạm dụng chất và gặp phải các vấn đề liên quan đến luật pháp. Con bạn thậm chí có thể bị rối loạn nhân cách, ví dụ như rối loạn nhân cách phản xã hội khi đến tuổi trưởng thành. Đó là lý do vì sao việc chẩn đoán và điều trị sớm là vô cùng quan trọng. Trẻ càng nhận được điều trị sớm, triển vọng trong tương lai của trẻ càng tốt đẹp hơn.
 Theo vienyhocungdung

Thứ Hai, 6 tháng 3, 2017

“Mục đích chính của việc nuôi dạy con không phải là để tạo ra một đứa trẻ thần đồng mà là giúp chúng khám phá những khả năng tiềm ẩn trong mình và có được niềm vui, hạnh phúc trong cuộc sống…”

Trên là một trong số những lời khuyên rất hữu ích được trích trong nội dung cuốn sách “Kindergarten is Too Late” (tạm dịch: Đến mẫu giáo là quá muộn) của Masaru Ibuka - một doanh nhân và nhà đồng sáng lập của Sony, nhưng cũng rất quan tâm đến vấn đề nuôi dạy con.
Theo ông, việc quan trọng của việc nuôi dạy, chăm sóc một đứa trẻ là cha mẹ hãy mang đến cho chúng một cuộc sống hạnh phúc, tràn ngập niềm vui thay vì bắt chúng trở thành thần đồng. Những thay đổi trong suy nghĩ của ông về giáo dục đã và đang đã trở thành chuẩn mực trong việc nuôi dạy con của các ông bố bà mẹ hiện nay.
Nuôi dạy con thông minh
Dưới đây là những lời khuyên hữu ích từ Masaru Ibuka trong vấn đề nuôi dạy con:
1. Không nên cãi nhau trước mặt trẻ, điều này sẽ không tốt cho tâm lý và sự phát triển của trẻ.
2. Đừng khó chịu khi trẻ tranh cãi, hoạt động này giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp hiệu quả hơn bạn tưởng đấy!
3. Ôm con càng nhiều càng tốt, đây là một hoạt động giao tiếp rất có lợi cho sự phát triển cảm xúc và trí tuệ của trẻ.
4. Đừng bao giờ nói hai lời với trẻ, bởi trẻ có thể hiểu hết tất cả những gì bạn nói. Tốt nhất hãy làm như bạn đã nói.
5. Mỗi ngày nên dành thời gian học, chơi cùng con đảm bảo bạn sẽ phát hiện ra nhiều điều thú vị đấy!
6. Cho trẻ ngủ cùng giường sẽ mang lại nhiều lợi ích cho trẻ hơn bạn tưởng. Nó giúp tăng sự tự tin ở trẻ, giảm thiểu các trục trặc về hành vi, thúc đẩy thể trạng, tâm lý phát triển tốt.
7. Khuyến khích con chơi với các bạn cùng trang lứa vừa giúp trẻ phát triển giao tiếp, biết sống hòa đồng thậm chí thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh ở trẻ.
8. Luôn khuyến khích con sáng tạo mọi lúc mọi nơi. Bởi sự sáng tạo sẽ kích thích trí não giúp trẻ phát triển không ngừng.
9. Cẩn thận trong việc khen ngợi và trừng phạt trẻ. Hãy khen ngợi khi trẻ làm được một việc tốt, chỉ trừng phạt khi trẻ quá hư.
10. Tuyệt đối không được áp đặt những suy nghĩ của bạn lên con. Hãy để trẻ nhận ra điều gì là tốt, xấu đối với mình. Còn bạn chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn thôi.
11. Sự mơ ước, khả năng sáng tạo của mỗi đứa trẻ là vô hạn. Đừng bao giờ xem thường điều đó!
12. Không nên mua cho con tất cả những món đồ chơi con thích. Việc có quá nhiều đồ chơi sẽ khiến trẻ đánh mất cơ hội tìm tòi, nghiên cứu, khám phá năng lực của bản thân.
13. Đừng ép trẻ làm bất cứ điều gì trẻ không muốn. Nếu không bạn sẽ bóp chết niềm đam mê, sáng tạo trong trẻ.
14. Mọi đứa trẻ đều cần cả cha lẫn mẹ. Nếu chỉ có một người khả năng giao tiếp của trẻ sẽ bị hạn chế rất nhiều.
15. Đừng bao giờ cho rằng đứa trẻ là tài sản của bạn và bạn giữ khư khư bên mình. Hãy để trẻ tự do, cả bạn và trẻ sẽ được thoải mái, vui vẻ.
16. Hãy giúp trẻ ôn lại những gì đã được học. Rèn luyện điều này mỗi ngày sẽ giúp khả năng ghi nhớ của con tốt hơn, não bộ phát triển hơn.
17. Cách duy nhất để trẻ phát triển các giác quan và kỹ năng là hãy cho trẻ tiếp xúc với nhiều loại đồ chơi làm từ nhiều chất liệu khác nhau: mềm, cứng, mịn, thô…
18. Thường xuyên cho trẻ chơi món đồ chơi yêu thích vừa giúp trẻ thích thú vừa phát huy khả năng sáng tạo không ngừng của mình.
19. Hãy cho trẻ chơi các đồi chơi mô hình và xếp hình origami nếu muốn đôi bàn tay của trẻ trở nên khéo léo hơn.
20. Mỗi ngày hãy dành thời gian đi bộ cùng con bạn. Cách này vừa tốt cho sức khỏe cả hai, vừa giúp gắn kết tình cảm giữa ba mẹ và con.
21. Đừng quá coi trọng kết quả học tập của con, thay vào đó hãy giúp con tìm thấy niềm vui, sự hứng thú trong những việc mình làm.
Cuối cùng, điều đặc biệt mà tôi - Masaru Ibuka muốn nhắn nhủ tới các bậc phụ huynh là: “Cách tốt nhất để giáo dục một đứa trẻ thành đạt, nên người là cho chúng tất cả tình yêu thương và sự chăm sóc của bạn. Đừng phó mặc điều này cho nhà trường. Bởi nếu không làm được điều này, bạn sinh con ra để làm gì?”.