Kết quả tìm kiếm:

Thứ Hai, 27 tháng 3, 2017

VIAM - Rối loạn hành vi là một nhóm các vấn đề về hành vi và cảm xúc thường khởi phát từ thời niên thiếu hoặc vị thành niên. Trẻ em và trẻ vị thành niên mắc các rối loạn này thường gặp phải những khó khăn khi phải tuân theo các nguyên tắc hành xử thông thường, được xã hội chấp nhận.
Phương pháp điều trị rối loạn hành vi ở trẻ
Chứng rối loạn hành vi ở trẻ, ảnh minh họa
Trẻ có thể sẽ có hành vi hung hăng, phá hoại, đôi khi là sẽ vi phạm các quyền của người khác. Người lớn và những trẻ em khác có thể sẽ coi những trẻ này là “hư”, là “xấu”, chứ không nghĩ rằng trẻ đang mắc phải một vấn đề sức khỏe tinh thần.
Nếu con bạn bị rối loạn hành vi, trẻ vẫn có thể sẽ rất nhạy cảm và tự tin. Tuy nhiên, trên thực tế, những trẻ này thường sống rất khép mình và không thực sự tin rằng, mọi người xung quanh đang cảm thấy rất bực tức đối với chúng.

Các loại rối loạn hành vi

Có 3 loại rối loạn hành vi. Sự phân loại được dựa trên tuổi mà những triệu chứng rối loạn xuất hiện lần đầu
  • Rối loạn hành vi trẻ em sẽ diễn ra khi các dấu hiệu của rối loạn xuất hiện trước khi trẻ 10 tuổi
  • Rối loạn hành vi tuổi vị thành niên xảy ra khi các dấu hiệu rối loạn xuất hiện trong những năm tuổi teen
  • Rối loạn hành vi không xác định xảy ra khi độ tuổi xuất hiện rối loạn không được biết rõ.
Một số trẻ được chẩn đoán rối hoạn hành vi đi kèm với hạn chế cảm xúc tiền xã hội ( limited prosocial emotions).

Triệu chứng của rối loạn hành vi

Trẻ bị rối loạn hành vi thường rất khó để kiểm soát và không sẵn sàng để tuân theo các nguyên tắc. Trẻ thường hành động một cách bốc đồng mà không suy nghĩ đến hậu của hành động đó. Trẻ cũng sẽ không suy nghĩ về cảm xúc của người khác. Con bạn có thể sẽ bị rối loạn hành vi nếu trẻ thường xuyên có một (hoặc nhiều) trong số các hành vi dưới đây
Phương pháp điều trị rối loạn hành vi ở trẻ
Trẻ trở nên giận dữ, ảnh minh họa
Cư xử giận dữ bao gồm:
  • Khiến những người khác cảm thấy sợ hãi, hoặc cảm thấy bị bắt nạt
  • Làm tổn thương người khác, hoặc các loại động vật có mục đích
  • Phạm tội hiếp dâm
  • Sử dụng vũ khí
Hành vi gian dối có thể bao gồm:
  • Nói dối
  • Trộm cắp
  • Giả mạo, giả danh
  • Bẻ khóa, đột nhập vào nhà người khác
Hành vi phá hoại bao gồm tất cả các hành vi đốt phá hoặc hủy hoại có chủ ý tài sản của người khác
Vi phạm các quy tắc bao gồm:
  • Trốn học
  • Bỏ nhà ra đi
  • Sử dụng đồ uống có cồn và thuốc cấm
  • Có hoạt động tình dục khi tuổi còn nhỏ
Trẻ em nam bị rối loạn hành vi thường dễ có các hành vi phá hoại và giận dữ hơn so với các trẻ em gái. Trẻ gái sẽ dễ gặp phải các hành vi trộm cắp và vi phạm các quy tắc hơn.
Ngoài ra, triệu chứng của rối loạn hành vi có thể từ nhẹ, vừa đến nặng
Nhẹ
Nếu con bạn có triệu chứng nhẹ, có nghĩa là trẻ có rất ít hoặc thậm chí không có các hành vi bất thường để có thể chẩn đoán được. Rối loạn hành vi của trẻ chỉ gây ra những thiệt hại rất nhỏ cho người xung quanh. Các vấn đề ở mức độ nhẹ thường gặp ở trẻ bị rối loạn hành vi bao gồm nói dối, trốn học và đi chơi qua đêm mà không được sự cho phép của bố mẹ.
Vừa
Con bạn sẽ có các triệu chứng ở mức độ vừa khi trẻ gặp phải một số vấn đề về hành vi. Hành vi của trẻ có thể sẽ gây ảnh hưởng vừa hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến người khác. Những hành vi được coi là rối loạn ở mức độ vừa bao gồm phá hoại và trộm cắp
Nặng
Con bạn sẽ bị rối loạn hành vi nặng nếu những hành vi của trẻ vượt quá những tiêu chuẩn thông thường để chẩn đoán. Những hành vi của trẻ sẽ gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho người khác, ví dụ như cưỡng hiếp, sử dụng vũ khí hoặc bẻ khóa, đột nhập vào nhà người khác.

Nguyên nhân của rối loạn hành vi

Phương pháp điều trị rối loạn hành vi ở trẻ
Môi trường sống khiến trẻ bị rối loạn hành vi, ảnh minh họa
Yếu tố di truyền và yếu tố môi trường có thể sẽ dẫn đến sự phát triển của các rối loạn hành vi

Nguyên nhân di truyền

Tổn thương thùy trán của não có liên quan đến các rối loạn hành vi. Tùy trán là phần sẽ điều chỉnh các kỹ năng nhận thức quan trọng, ví dụ như kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ghi nhớ và kỹ năng biểu đạt cảm xúc. Tùy trán cũng là nơi đặc trưng cho tính cách cá nhân. Ở những trẻ bị rối loạn hành vi, thùy trán có thể sẽ không hoạt động bình thường, gây ra:
  • Thiếu kiểm soát các xung động
  • Giảm khả năng hành động theo kế hoạch
  • Giảm khả năng học hỏi từ những kinh nghiệm tiêu cực trong quá khứ
Tổn thương thùy trán có thể là do gen, do di truyền hoặc do tổn thương não do các chấn thương.

Các yếu tố về môi trường

Các yếu tố về môi trường liên quan đến rối loạn nhân cách bao gồm:
  • Bị lạm dụng khi còn nhỏ
  • Gia đình không êm ấm
  • Cha mẹ là người nghiện rượu hoặc nghiện thuốc cấm
  • Nghèo đói

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn hành vi

Phương pháp điều trị rối loạn hành vi ở trẻ
Trẻ rối loạn hành vi khiến bạn mệt mỏi, ảnh minh họa
Các yếu tố dưới đây sẽ làm tăng nguy cơ phát triển các rối loạn hành vi:
  • Giới tính nam
  • Sống ở thành phố
  • Sống trong hoàn cảnh nghèo khó
  • Có tiền sử gia đình bị rối loạn hành vi
  • Có tiền sử gia đình gặp phải các vấn đề về sức khỏe tinh thần
  • Bị các rối loạn tâm lý khác
  • Có cha mẹ nghiện rượu, thuốc cấm
  • Có môi trường gia đình không êm ấm
  • Đã từng bị bỏ rơi hoặc lạm dụng
  • Đã từng trải qua các sự kiện gây chấn động mạnh

Chẩn đoán rối loạn hành vi

Nếu con bạn xuất hiện các rối loạn hành vi, trẻ nên được một bác sỹ chuyên về sức khỏe tinh thần lượng giá. Bác sỹ có thể sẽ hỏi bạn và trẻ những câu hỏi về hành vi của trẻ để đưa ra chẩn đoán. Trẻ phải có ít nhất 3 hành vi phổ biến trong số các rối loạn hành vi thì mới thực sự được chẩn đoán là mắc chứng rối loạn hành vi. Ít nhất một trong số các hành vi đó phải xuất hiện trong vòng 6 tháng trở lại đây. Hành vi đó cũng phải ảnh hưởng đáng kể đến các mối quan hệ xã hội cũng như việc học tập của trẻ tại trường.

Điều trị các rối loạn hành vi

Phương pháp điều trị rối loạn hành vi ở trẻ
Ảnh minh họa
Trẻ bị rối loạn hành vi sống trong môi trường gia đình bị lạm dụng nên được chuyển đi, sống trong một môi trường khác. Nếu lạm dụng không phải là nguyên nhân, thì nhân viên y tế sẽ sử dụng các phương pháp trị liệu về hành vi hoặc trị liệu bằng cách trò chuyện với bé để giúp trẻ học được cách bày tỏ và kiểm soát cảm xúc một cách đúng mực. Nhân viên y tế cũng sẽ dạy cho bạn cách kiểm soát các hành vi của trẻ. Nếu trẻ mắc phải các rối loạn tinh thần khác, ví dụ như trầm cảm hoặc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD), nhân viên y tế có thể sẽ kê đơn thuốc để điều trị các tình trạng này.

Để hình thành các thái độ và hành vi mới cần rất nhiều thời gian , do vậy, trẻ bị rối loạn hành vi cần được điều trị lâu dài. Tuy nhiên, điều trị sớm có thể làm chậm quá trình tiến triển bệnh hoặc làm giảm mức độ nghiêm trọng của các hành vi tiêu cực.

Triển vọng lâu dài

Triển vọng lâu dài của rối loạn hành vi phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng cũng như tần suất các vấn đề về hành vi và cảm xúc của trẻ. Những trẻ thường xuyên có hành vi giận dữ, gian dối hoặc phá hoại thường sẽ có triển vọng kém hơn. Triển vọng cũng sẽ giảm đi nếu trẻ mắc phải các vấn đề sức khỏe tinh thần khác. Tuy nhiên, chẩn đoán sớm và điều trị toàn diện sẽ đem lại cơ hội hội phục và cải thiện tình trạng tốt hơn.

Nếu không được điều trị, trẻ sẽ tiếp tục phát triển thêm các vấn đề mới. Trẻ sẽ không thể thích nghi được với những yêu cầu của tuổi trưởng thành, do vậy, gây ra các vấn đề trong các mối quan hệ và công việc. Trẻ cũng sẽ dễ có nguy cơ lạm dụng chất và gặp phải các vấn đề liên quan đến luật pháp. Con bạn thậm chí có thể bị rối loạn nhân cách, ví dụ như rối loạn nhân cách phản xã hội khi đến tuổi trưởng thành. Đó là lý do vì sao việc chẩn đoán và điều trị sớm là vô cùng quan trọng. Trẻ càng nhận được điều trị sớm, triển vọng trong tương lai của trẻ càng tốt đẹp hơn.
 Theo vienyhocungdung

Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2017

Nhiều bậc phụ huynh cho rằng con còn bé nên sẽ không hiểu những gì mình nói tuy nhiên đó là quan điểm sai lầm. Hành động và lời nói của những người xung quanh, đặc biệt là bố mẹ ảnh hưởng rất lớn đến trẻ.
“Con lúc nào cũng...”, “Con chẳng bao giờ...” 
Những câu nói như thế này rất hay được các ông bố bà mẹ buột miệng nói ra trong lúc bực mình. Cụm từ “lúc nào cũng”, “chẳng bao giờ” có thể gắn chặt lấy bé suốt đời. Trẻ sẽ nghĩ mình đúng là dạng người như cha mẹ vẫn “gắn mác” cho bé, không bao giờ thay đổi được và không cần phải thay đổi.
Những câu nói của bố mẹ có thể khiến trẻ bị tổn thương - Dạy con kiểu Nhật. Ảnh: Internet
Những câu nói của bố mẹ có thể khiến trẻ bị tổn thương - Dạy con kiểu Nhật. Ảnh: Internet
“Bố/mẹ không muốn có đứa con như con"
Khi nghe câu này, bé sẽ cảm thấy không được thương yêu, tôn trọng và mong đợi. Chúng sẽ mang theo "ấn tượng" này cho đến lớn, và vì thế sẽ khó giữ được tình cảm.
"Bố mẹ không yêu con nữa!"
Khi bạn nói với con trẻ điều đó, thế giới trong mắt chúng gần như sụp đổ. Mối quan hệ với mẹ - đó là chiếc cầu nối chúng với cuộc sống xung quanh, mất chiếc cầu ấy, với trẻ sẽ là một vực sâu mà chúng không biết bám víu vào đâu.
"Con mà hư, bố/ mẹ sẽ đuổi con ra khỏi nhà"
Điều này khiến trẻ sợ hãi mà sinh ra tâm lý bất an hoặc nghi ngờ tình cảm của bố mẹ hay nghĩ cách đối phó.
“Sao con không được như anh con/chị con/con nhà người ta nhỉ?”
Một trong những câu nói có mức độ “sát thương” hàng đầu với con trẻ là câu so sánh bé với những đứa trẻ khác. Cảm giác kém cỏi sẽ đeo bám bé rất lâu, dễ gây tâm lí tự ti, chán nản.
 "Ước gì mẹ chưa bao giờ sinh ra con"
Bé sẽ tin rằng, bạn không muốn làm mẹ của bé thực sự. Thậm chí, nhiều bé sẽ không bao giờ quên được câu nói này của bạn. Hậu quả: Bé sẽ thiếu tự tin vào bản thân mình và luôn hoài nghi "Mẹ không yêu mình".
Gợi ý dành cho bạn: Nếu bạn có thói quen phàn nàn những câu tương tự khi tức giận bé, tốt nhất, bạn nên nhanh chóng ra ngoài, đợi đến khi bình tĩnh trở lại, bạn có thể trao đổi với bé về những điều bạn chưa hài lòng sau.
 "Con không nhanh chân lên, mẹ sẽ bỏ con lại đấy"
Với các bé, nỗi sợ hãi lớn nhất là bị cha mẹ bỏ rơi. Đây có thể là câu nói khi bạn muốn thúc giục bé nhưng bé lại tỏ ra sợ hãi thực sự. Joe nói: "Bé sẽ chỉ nhanh chân trong lần đầu bị bạn giục giã, những lần sau, bé sẽ phát hiện ra rằng bạn chỉ ‘nói chơi’, câu hù dọa này của bạn sẽ mất tác dụng".
Gợi ý dành cho bạn: Nếu muốn bé ghi nhớ và nhanh nhẹn hơn, tốt nhất, bạn có thể đưa ra cho bé vài lời cảnh báo. Nói với bé rằng “Đã đến lúc mẹ con mình phải về nhà rồi” đồng thời dắt tay bé bước theo bạn.
 "Ước gì bạn Bin là con mẹ thì tốt quá"
Bin là người bạn thân thiết của bé và có thể đây chỉ là một câu đùa hay câu nói trong lúc bạn giận vì bé hư. Bé sẽ bị tổn thương bởi suy nghĩ: "Mẹ ghét mình, mẹ chỉ yêu bạn Bin thôi". Từ đó, bé sẽ trở nên mặc cảm, tự tin, so bì, ghen tỵ với bạn Bin.
“Con chậm chạp như rùa, con ngu như bò, con phá phách như con khỉ con…”
Có bao nhiêu cách cha mẹ so sánh con mình khi bạn không hài lòng? Tất cả điều này dẫn đến một điều: trẻ em sẽ cảm thấy bối rối về chính bản thân mình, nó sẽ cảm nhận được một điều rằng mình là một món đồ chơi, và người ta có thể làm tất cả mọi điều người ta muốn với nó. Vào lúc bắt đầu của cuộc đời, con bạn sẽ tiếp nhận mọi điều người khác nói mà không có suy nghĩ riêng của mình, chúng tin cậy vào bạn 100%. Thay vì nói với con rằng nó là một kẻ ngốc, hãy nói “Để mẹ giúp con, để mẹ giải thích cho con nhé” và con sẽ vui với điều đó.
“Con xem đấy, bạn… được 10 điểm cho bài kiểm tra này mà con chỉ có 8”
Hầu hết các bậc cha mẹ đều làm vậy với những ý định tốt. Chính họ, suốt thời thơ ấu của mình có thể cũng nghe những câu như vậy, và bây giờ họ nói: “Có gì đâu, người ta cũng nói như vậy với tôi, nhưng tôi lớn lên, và hãy nhìn xem tôi có sao đâu”. Họ đã có thể “quên” rằng trẻ sẽ rất đau khi cha hoặc mẹ chê bai và nói thẳng vào mặt: “Bạn…giỏi hơn con”. Đây là một trải nghiệm rất đau đớn mà những trẻ em thường mang theo cả khi đã trưởng thành. Bên cạnh đó, con bạn sẽ bắt đầu ghét người bạn đó. Những đứa trẻ thường bực bội khi bị so sánh với người khác – với một người bạn cùng lớp, với anh chị em. Những đứa trẻ này khi trưởng thành luôn luôn tiếp tục so sánh mình với người khác, và điều đó không phải lúc nào cũng có ích.

Dạy con kiểu Nhật hy vọng bạn sẽ có được cách nuôi dạy con đúng đắn.

Nguồn : Tin Nhanh Online

Thứ Ba, 10 tháng 1, 2017

Dạy con kiểu Nhật điều trị và phòng ngừa những căn bệnh thường gặp cho trẻ

Dạy con kiểu Nhật rất chú trọng đến vấn đề sức khỏe của trẻ bởi trẻ có sức đề kháng yếu, dễ lây nhiễm các căn bệnh thường gặp khi tiếp xúc với mầm bệnh.

 Vậy làm thế nào để phòng bệnh cho trẻ, hãy cùng dạy con kiểu Nhật tìm hiểu một số bệnh trẻ hay mắc phải và cách phòng tránh nhé.
dạy con kiểu nhật chăm sóc sức khỏe cho trẻ
Dạy con kiểu Nhật giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ hằng ngày để phòng bệnh cho bé (Nguồn: Internet)
1. Dạy con kiểu Nhật phòng tránh bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy là hiện tượng  trẻ đi ngoài phân lỏng hơn ba lần  trong ngày. Nguyên chính là do trẻ ăn phải những thức ăn ôi thiu hay thiếu vệ sinh cá nhân. Các triệu chứng của bệnh là nôn mửa, đau dạ dày, miệng trở nên khô, da bị mất nước và không còn đàn hồi, đi tiểu ít.

Cách phòng bệnh:

Nếu bị mắc tiêu chảy, nên cho con uống nhiều nước, uống thêm dung dịch Oresol cho trẻ em. Để phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ bố mẹ cần lưu ý những điểm sau: cho trẻ cho uống nước đun sôi, rửa tay và chân cho trẻ  trước khi ăn uống, vệ sinh sạch móng tay cho trẻ. Bố mẹ không nên tự ý sử dụng kháng sinh cho trẻ. Hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm ngoài đường phố vì các thực phẩm rất dễ bị ôi thiu và đây chính là ổ vi khuẩn gây nên bệnh này.  Thêm vào đó, các mẹ cần chú ý theo dõi để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bệnh tiêu chảy, chủ động đưa ra những giải pháp xử lý kịp thời nếu con bạn bị mắc tiêu chảy để đề phòng biến chứng nguy hiểm.

2. Dạy con kiểu Nhật phòng bệnh tay chân miệng

dạy con kiểu nhật chăm sóc sức khỏe cho trẻ

Dạy con kiểu Nhật phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ (Nguồn: internet)

 Tay chân miệng là một bệnh rất phổ biến ở trẻ do virus gây nên. Đặc điểm của bệnh là  sốt và nổi ban đỏ trên lòng bàn tay, lòng bàn chân và bên trong miệng.

Bệnh chân tay miệng  lây lan trực tiếp từ người sang người, qua dịch tiết mũi họng, nước bọt, các mụn nước, hoặc phân của người bệnh chính vì thế bệnh rất dễ bùng phát thành dịch và lây từ trẻ này sang trẻ khác trong khi trẻ chơi với nhau.

Cách phòng bệnh:

 Để phòng bệnh, các bậc cha mẹ cần giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, cho trẻ rửa tay thường xuyên bằng nước muối sinh lí. Cung cấp thêm cho trẻ vitamin C bằng cách cho trẻ ăn nhiều hoa quả để tăng sức đề kháng.  Nếu thấy  trẻ có dấu hiệu nổi mụn nước và gây ngứa ở chân, tay, miệng, thì hãy cho trẻ đi khám càng sớm càng tốt.

3. Dạy con kiểu Nhật phòng ngừa bệnh thuỷ đậu

 Thuỷ đậu là một bệnh phổ biến trong mùa hè - thu do virút gây ra. Trẻ bị thuỷ đậu trước tiên sẽ có triệu chứng: sốt cao, nổi ban đỏ sau đó nổi thành các nốt mụn nước. Bệnh thường kéo dài từ 5-7 ngày. Bệnh lây qua đường hô hấp nên khi trẻ ho, virus bắn ra môi trường xung quanh nên rất dễ lây lan và thành dịch. 

Cách phòng bệnh:

Đây là bệnh lành tính và có thể điều trị ở nhà. Để phòng bệnh Cha mẹ cần đưa trẻ đi tiêm phòng  khi được 12 tháng tuổi . Tuy nhiên, với trẻ đã bị thủy đậu thì không cần tiêm phòng nữa vì đã được miễn dịch.  

 Chúc bạn thành công với một số phương pháp chăm sóc sức khỏe cho trẻ của dạy con kiểu Nhật!


Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2017

Biết được thời điểm trẻ mọc răng và thay răng sữa giúp bố mẹ chủ động hơn trong việc giúp con có được hàm răng đều, đẹp.

 Mọc răng đánh dấu bước trưởng thành lớn của bé yêu trong giai đoạn từ ăn cháo mịn sang nhai thức ăn thô. Thông thường, chiếc răng đầu tiên sẽ nhú khi bé khoảng 6 tháng tuổi và đến sinh nhật 3 tuổi của mình thì bé sẽ có một hàm răng hoàn thiện với 20 chiếc răng sữa xinh xinh. 

Dấu hiệu nhận biết trẻ sắp sửa mọc răng thường là: Chảy nước dãi, lợi nhô, thích gặm nhấm, trẻ hay quấy khóc, có thể sốt nhẹ, tiêu chảy. 

Dạy con kiểu Nhật và lịch mọc răng sữa cho trẻ

Đến độ tuổi 7-8, trẻ lại bắt đầu bước vào quá trình thay răng. Những chiếc răng sữa sẽ dần rụng đi và được thay thế bằng những chiếc răng vĩnh viễn. Từ 12 tuổi, răng sữa đã thay hết và trẻ sẽ có 28 răng trưởng thành.

Các bậc cha mẹ đều muốn “canh” để giúp bé thay răng đúng thời điểm nhằm giúp con có hàm răng đẹp. Nhưng mọi người rất bối rối vì không biết bé thay răng nào trước, răng nào sau. Thực ra, bé sẽ thay răng theo một trình tự nhất định như sau:

Dạy con kiểu Nhật và lịch mọc răng sữa cho trẻ

Để những chiếc răng nhỏ xinh của con phát triển bình thường và chắc khỏe các bố mẹ hãy lưu ý đến chế độ ăn của con trẻ.

Dưới đây là danh sách những thực phẩm nên và không nên cho trẻ ăn:

Dạy con kiểu Nhật và lịch mọc răng sữa cho trẻ

Hãy chăm con thật tốt để con có thể phát triển hoàn thiện và khỏe mạnh nhất.

Dạy con kiểu Nhật sẽ luôn đồng hành cùng bạn!


(Trích nguồn Eva)

Thứ Năm, 5 tháng 1, 2017

Dạy con kiểu Nhật hay bất cứ phương pháp nào đều luôn hướng đến những điều cơ bản như sự tôn trọng, quyền riêng tư của con trẻ nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát của bố mẹ.

Vậy điều gì là tốt cho trẻ và làm gì để trẻ luôn mở lòng gần gũi với bạn? Bạn có thể tham khảo những bí quyết dạy con mà dạy con kiểu Nhật chia sẻ dưới đây nhé!

Riêng tư, kiểm soát và sự tin tưởng

Trẻ bước vào giai đoạn thanh thiếu niên thường có rất nhiều nhu cầu phát sinh, đặc biệt là vấn đề riêng tư. Điều này là cần thiết và các ông bố bà mẹ cần gần gũi với con, hiểu con hơn để có thể biết con cần gì, giúp con và đưa con tránh xa những cám dỗ xung quanh.

Bố mẹ có nên đặt niềm tin vào con?

1. Sự riêng tư

dạy con kiểu nhật tôn trọng quyền riêng tư của con
Dạy con kiểu nhật tôn trọng quyền riêng tư của con

Khi con cái lớn dần, chúng cần có không gian riêng tư cho bản thân, điều này là cần thiết bởi vì con bạn cần không gian riêng tư và thời gian riêng tư để giải quyết những thách thức của cá nhân, như là nhận xét về bản thân. Đây chính là thời điểm trẻ suy nghĩ về những khả năng của bản thân, có mong muốn phát triển những sở thích và thế mạnh của bản thân. Một phần quan trọng trong sự trưởng thành là học cách giải quyết những thách thức bằng sự độc lập và trách nhiệm của bản thân.

Bố mẹ nên làm gì? Quan sát những thay đổi trong hành vi và ứng xử của trẻ và tạo điều kiện cho trẻ có thời gian và không gian riêng tư, không nên bắt ép trẻ quá nhiều. Sai lầm lớn nhất của cha mẹ là không cho trẻ thời gian và cơ hội để thách thức bản thân.

2. Bí mật

Muốn có sự riêng tư và có nhiều thời gian để ở một mình không có nghĩa là con bạn không giấu giếm điều gì cả. Những bí mật sẽ đi cùng sự phát triển độc lập của con, đây là điều dễ hiểu. Nhưng cực kỳ bí mật trong hành động thì có thể là dấu hiệu nguy hiểm. Nếu con bạn dành nhiều thời gian trong phòng, không muốn bước ra ngoài cũng không muốn nói chuyện với ai, thì bạn hãy dành thời gian nói chuyện cởi mở với con, vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh trầm cảm, lo lắng hoặc là dấu hiệu của những hành vi như hút thuốc, uống rượu, bia hoặc đang gặp vấn đề gì đó. Hoặc đó cũng là lúc trẻ dành quá nhiều thời gian cho việc lướt web, chơi game.

Bố mẹ nên làm gì? Tuyệt đối không nên quá nóng giận, đánh đập con khi phát hiện con có những hành vi và thái độ không tốt ngay tại thời điểm này. Bố mẹ hãy bình tĩnh tìm hiểu vấn đề, sau đó nói chuyện cởi mở với con, những lúc thế này trẻ có thể gặp bế tắc, vì vậy chúng ta cần giúp con thoát khỏi điều đó.

3. Giám sát

Thế giới của con ở thời điểm này không giống như thế giới của người lớn. Tại thời điểm này, não bộ của con vẫn đang phát triển. Điều này có nghĩa là con cái chúng ta thỉnh thoảng sẽ đưa ra những quyết định nhanh chóng mà không quan tâm đến hậu quả và điều này có thể đặt con cái trong sự nguy hiểm.

Bố mẹ nên làm gì? Bố mẹ nên khuyên bảo và ủng hộ con hết lòng. Bạn cần theo dõi những gì đang diễn ra với con trong im lặng, và hãy giúp con giải quyết vấn đề, không nên thay con giải quyết vấn đề khi không cần thiết. Con của bạn cần sự riêng tư và độc lập, hãy cho chúng điều đó nhưng bạn cũng cần theo sát con và cần trở thành những người hùng thầm lặng che chở cho con.

Tôn trọng sự riêng tư của con cái

Bố mẹ cần thật sự hiểu rằng, bạn đã gạt bỏ biên giới cho con cái và cho con cái sự riêng tư hay chưa.

Tuy nhiên, bạn nên bận tâm đến những việc sau: thứ 7 và chủ nhật con thường làm gì, nếu đi ra ngoài thì con sẽ đi đâu và khi nào về. Còn những thứ khác như chuyện giữa con cái và bạn bè như là chúng đã nói chuyện gì với nhau hoặc ai đã đi với con bạn đêm hôm qua thì bạn đừng xen vào quá nhiều chỉ nên quan sát để biết.

Sau đây là một vài cách bạn nên làm để tôn trọng sự riêng tư của con cái:

dạy con kiểu nhật tôn trọng quyền riêng tư của con
Dạy con kiểu nhật tôn trọng quyền riêng tư của con

-         Gõ cửa trước khi vào phòng

-         Hỏi ý kiến con trước khi nhìn vào cặp hoặc lấy cái gì từ cặp của con ra

-         Hỏi con liệu có muốn bạn ngồi cạnh con khi đến gặp bác sĩ hay không.

Bạn cần cho con sự riêng tư nhưng có những chuyện bạn cần vượt qua ranh giới như khi bạn cảm thấy con gặp phải điều gì đó không hay và bạn muốn biết, khi đó bạn hãy nói chuyện cởi mở với con.

Sau đây là những thứ bạn không nên làm để tôn trọng sự riêng tư của con:

-         Không nghe lén điện thoại của con

-         Không nhìn vào những thứ trong phòng hoặc tủ kéo của con

-         Không đọc nhật ký hay email của con

-         Không kết bạn hoặc liên lạc với bạn của con thông qua mạng xã hội

-         Không gọi điện thoại cho con để kiểm tra con đang ở đâu khi con cái ra ngoài

Giám sát con khôn ngoan

Cách tốt nhất là tin tưởng và duy trì sự kết nối với trẻ. Khi trẻ cảm thấy tin tưởng và có mối quan hệ tốt với cha mẹ thì trẻ sẽ thích chia sẻ những điều xảy ra với chúng với bạn.


Nếu bạn không có ở nhà khi con bạn đi học về, hãy nói con gọi hoặc nhắn tin cho bạn để bạn biết rằng con đã về nhà an toàn, đây là một yêu cầu hợp lý.

Nếu bạn đã đề ra luật lệ trước về những điều trẻ có thể làm trong thời gian rảnh, bạn sẽ không phải mất thời gian trông nom trẻ quá nhiều. Ví dụ, hạn chế thời gian xem TV của trẻ hoặc mong muốn trẻ làm gì vào tối thứ 7.

Xem trẻ  đang đọc gì, xem gì và làm gì trên máy tính. Đặt TV, máy tính vào một khu vực chung, như vậy bạn sẽ dễ dàng biết được trẻ đang làm gì và thời gian trẻ xem TV mỗi ngày.

Nếu bạn đề ra những luật lệ này sớm, con của bạn sẽ dễ dàng thích nghi khi lớn dần. Ví dụ, như trẻ sẽ có thể làm những gì bạn mong muốn khi trẻ ở nhà.

Dành thời gian gần gũi con cái

dạy con kiểu nhật tôn trọng quyền riêng tư của con
Dạy con kiểu nhật tôn trọng quyền riêng tư của con

Khi bạn và con bắt đầu nói chuyện, bạn hãy ngừng những việc bạn đang làm và chủ động lắng nghe những lời con nói. Điều này sẽ giúp con hiểu được rằng bạn đang hứng thú với những gì xảy ra xung quanh con.

Gia đình hãy cùng ăn cơm với nhau nhiều nhất có thể để mọi người có thể biết được điều gì sẽ diễn ra và gắn kết với nhau hơn.

Nếu bạn biết được trẻ đang làm gì, đang cư xử như thế nào, thì bạn sẽ dễ dàng chấn chỉnh những hành vi không tốt của con.

Bạn hãy để ý đến quá trình học tập của con ở trường, bài tập về nhà, thời gian nộp bài để giúp con làm tốt hơn và rèn cho con kỹ năng quản lý thời gian. Tốt hơn hết là bạn nên có mối quan hệ tốt với giáo viên và nhà trường.

Biết và gần gũi với bạn bè của con cũng là cách hay, bạn cần biết và cho con cái và bạn bè những khoảng thời gian đến chơi nhà để con cái tăng cường tình bạn và mối quan hệ, nhưng tuyệt đối không can thiệp vào câu chuyện của chúng.

Tránh phá vỡ sự tin tưởng và xâm phạm quyền riêng tư của con. Hãy nhớ trong đầu rằng, đừng bao giờ hỏi con “ Con đang ở đâu? “, “Con đang làm gì?”

Giám sát quá nhiều sẽ khiến con cái áp lực và nghĩ cha mẹ không tin tưởng mình. Chìa khóa để nuôi dạy con thành công là xây dựng lòng tin giữa cha mẹ và con cái.

Lợi ích của việc giám sát con cái

Giám sát không xấu, quan trọng là cách giám sát khôn ngoan của cha mẹ. Sau đây là những lợi ích của việc giám sát.

-         Không cho trẻ tham gia vào các hoạt động trái với đạo đức như là trộm cắp và bạo lực

     Tránh tình trạng uống rượu bia khi chưa đến tuổi

-         Quan hệ tình dục

-         Hạn chế sự chán nản cho con cái

-         Nâng cao lòng tự trọng

-         Đạt kết quả tốt ở trường, giảm tỷ lệ trốn học.

Với những thông tin trên dạy con kiểu Nhật hy vọng các bậc cha mẹ sẽ có được phương pháp dạy con tốt hơn, để con phát triển hoàn thiện về mọi mặt.