Kết quả tìm kiếm:

Thứ Năm, 2 tháng 7, 2020

Tiêu chảy là bệnh về đường tiêu hóa khá phổ biến trong các bệnh về đường tiêu hóa. Mặc dù ban đầu tuy đơn giản, nhưng để lâu ngày bệnh tiêu chảy cấp trở thành nỗi lo ngại của nhiều người, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Khi trẻ bị tiêu chảy cấp nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng. Và có thể các mẹ chưa biết rằng tiêu chảy là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong cho trẻ em, đặc biệt có tới 80% ca tử vong do tiêu chảy xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi.

Bé bị tiêu chảy

Ảnh: Lamchame

Thắc mắc của các mẹ có con bị tiêu chảy.

Bé cứ bú vào là bị tiêu chảy, có phải tại sữa của em không tốt?

Chào bác sĩ,

Em đang hoang mang và lo lắng quá. Bé nhà em mới sinh được 5 ngày. Từ chiều tối hôm qua bé nhà em bị đi phân lỏng và mỗi lần đều phát ra tiếng kêu như là tiếng xì hơi. Bé bị như vậy liên tục, cứ bú ti mẹ vào là bé lại bị đi ị ngay.

Vì mấy ngày trước em chưa có sữa nên có cho bé dùng sữa ngoài nhưng dùng có 2 muỗng rồi thôi vì sau đó em có sữa. Đến hôm sau thì bé bị đi ị như vậy, nhưng hôm đó em bị đau bụng và muốn đi ngoài, nhưng không bị tiêu chảy. Em lo là do sữa của em làm cho bé bị đi ngoài như vậy.

Sáng nay em lo quá, cho bé đi viện nhi của tỉnh khám, nhưng BS ở đó chỉ nhìn qua phân của bé rồi kết luận bé bị tiêu chảy cấp và kê đơn thuốc: Oralzin Syrup, Emedimum, Smecta, Oresol. Nhưng em cho bé uống rồi mà bé vẫn bị như vậy. Vừa uống xong thuốc hoặc bú ti mẹ xong là bị đi ngoài luôn. Bây giờ em phải là sao ạ, em có nên cho bé bú ti mẹ nữa không ạ? (Minh Hiền – TPHCM)

Bác sĩ trả lời:

Sữa mẹ là nguồn thức ăn chính cho bé dưới 6 tháng tuổi, ngoại trừ mẹ có bệnh lý gì đó mà không thể cho bé bú mẹ mới dùng sữa ngoài. Do vậy, em yên tâm cho bé bú mẹ, nhất là trong giai đoạn này, em cần cho bé tăng cường bú mẹ, càng nhiều càng tốt để bù lại lượng nước mất qua tiêu chảy .

Em không cho biết mỗi lần đi bé đi ngoài số lượng nước có nhiều không, có đàm máu hoặc nhầy nhớt gì không…? Nếu mỗi lần đi ngoài với lượng nước nhiều, đi nhiều lần trong ngày hoặc trong phân có đàm máu hay nhầy nhớt hoặc bé không đáp ứng với điều trị thì em cần nhanh chóng cho bé vào viện.

Nếu bé chỉ tiêu chảy cấp thì em cần cho bé uống men vi sinh và sirô kẽm, kết hợp bù nước bằng cách tăng cường cho bé bú mẹ.

Bú sữa mẹ, bé đi tiêu phân lỏng nhiều lần trong ngày

Kính thưa Bác sĩ, em có chuyện này muốn nhờ Bác sĩ giải đáp cho em! Em có con gần 4 tháng tuổi, (3 tháng 28 ngày), từ lúc sinh ra đến lúc bé 2 tháng tuổi bé ăn và ngủ, đi cầu bình thường, đúng 2 tháng tuổi em cho bé đi vacxin thì bé về bị sốt và khóc nhiều sau đó bị viêm hô hấp trên (em cho bé đi khám)

Bác sĩ cho em 3 ngày thuốc kháng sinh và hạ sốt về cho bé uống, sau đó hết em ra lấy tiếp 3 ngày nữa, sau khi uống thuốc bé bị táo bón, em đã mua sorbiton và men tiêu hóa sống cho bé uống, (em cho bé uống một ngày) tình trạng đã cải thiện hơn nhưng hai ngày hoặc ba ngày bé mới đi cầu phân màu vàng hoa cải, 3 tháng đầu bé tăng ký tốt lần lượt là 1,6kg, 1,4kg, và 1kg.

Khi bé tròn 3 tháng em cho bé đi uống vacxin rota virut, 3 ngày sau khi về bé không đi cầu sang ngày thứ 4 bé đi cầu phân màu vàng hoa cải, nhưng từ đó đến 7 ngày tiếp theo bé đi cầu nhiều phân toàn nước và có chất nhày, màu xanh, có mùi hôi va chua đến ngày thứ 3 em ra Trung tâm chăm sóc bà mẹ trẻ em hỏi thì tư vấn viên ở đây nói là bé uống vacxin rota virut nên đi cầu như vậy là bình thường do đó là tác dụng phụ của vacxin.

Nhưng đã gần một tháng trôi qua mà bé vẫn đi cầu phân lỏng, tuy đi không nhiều có ngày đi 3 lần, 4 lần có ngày đi 6 lần và có ngày không đi, trong các ngày đi cầu lần đầu tiên phân có màu vàng có lẫn ít nước màu xanh, nhưng những lần sau toàn đi ra nước lẫn hạt phân màu vàng, có thêm một ít chất nhầy có mùi hôi và chua.

Sắp đến ngày bé uống liều hai vacxin rota virut em có nên cho bé uống nữa không. Và tháng thứ 4 này bé chỉ tăng khoảng 0,5kg. Em rất mong Bác sĩ tư vấn cho em. Em xin chân thành cảm ơn! (Thùy Linh – Hà Nội)

Bác sĩ nhi khoa trả lời:

Bạn không nói với chúng tôi là con bạn hiện đang được nuôi theo chế độ dinh dưỡng gì? Nếu nuôi theo sữa mẹ thì như vậy là rất tốt, bé lên cân tốt và bạn cũng nên nhớ rằng khi trẻ càng lớn sự lên cân của trẻ sẽ giảm dần, 1 tháng lên đến 0,5kg là rất tốt. Còn vấn đề đi tiêu lỏng của con bạn, theo tôi thì không có gì quan ngại lắm. Nếu bé bú sữa mẹ, cháu có thể đi phân lỏng hoa cà hoa cải, bé không sốt, không sụt cân, tiêu không máu và số lần đi tiêu dưới 3 lần trong ngày.

Nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy và cách phòng, chữa bệnh cho trẻ.

Trẻ bị tiêu chảy mẹ nên làm gì và ăn gì?

Nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy là do: rối loạn tiêu hóa bình thường ở trẻ, nhiễm trùng đường ruột, khả năng dung nạp thức ăn kém hay dị ứng thực phẩm. Mẹ có thể dễ dàng nhận biết trẻ bị tiêu chảy qua những dấu hiệu sau:

  • Trẻ đi ngoài phân lỏng hơn bình thường.
  • Bé đi ngoài nhiều lần trong ngày: trên 3 lần/ngày.

Vậy bé bị tiêu chảy phải làm thế nào? Ngay khi vừa phát hiện trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, các mẹ cần áp dụng những cách xử lý sau để ngăn chặn triệt để căn bệnh nguy hiểm này:

  • Mẹ cho trẻ uống nhiều sữa hơn bình thường để bù vào lượng nước đã mất.
  • Cho trẻ uống 50-100ml oresol sau mỗi lần đi ngoài.
  • Ngoài sữa mẹ, mẹ có thể cho trẻ uống thêm 100-200ml nước sôi để nguội/ngày.
  • Mẹ cần vệ sinh hai tay sạch sẽ khi cho trẻ bú và khi thay tã cho trẻ.

Cha mẹ quan sát và nếu phát hiện trẻ tiêu chảy có những dấu hiệu bất thường sau thì cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để chuẩn đoán và điều trị hiệu quả:

  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi.
  • Trẻ tiêu chảy trên 2 ngày mà không giảm.
  • Trẻ có dấu hiệu mất nước nặng: miệng, lưỡi khô khốc, mắt trũng hơn bình thường, khóc không có nước mắt,…
  • Trẻ bị nôn ói nhiều và không thể ăn uống.
  • Trẻ bị sốt cao, từ 38.5 độ trở lên.
  • Bụng trẻ đau khi ấn vào.
  • Phân trẻ có lẫn máu.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì vậy đề phòng trẻ sơ sinh bị tiêu chảy là điều cần thiết và là biện pháp an toàn mà cha mẹ nên làm. Sau đây là cách phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ sơ sinh, cha mẹ cần lưu ý:

  • Mẹ cho bé bú cần chú ý giữ gìn vệ sinh khi ăn uống, bổ sung đủ nước, vitamin, chất xơ, chất khoáng trong chế độ ăn hàng ngày.
  • Mẹ cho bé uống sữa ngoài lưu ý sử dụng nguồn nước sạch khi pha sữa, rửa kỹ tay khi chăm sóc và cho trẻ ăn.
  • Cha mẹ lưu ý không cho trẻ sơ sinh uống kháng sinh bừa bãi, dễ gây nên tác dụng phụ là tiêu chảy.

Những thực phẩm mẹ ăn gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Trẻ bi tiêu chảy mẹ nên làm gì và ăn gì?

Thực phẩm mẹ ăn gây ra tiêu chảy cho bé?. (Source: Internet)

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường là do nguồn thức ăn mà bé ăn hoặc vệ sinh không sạch sẽ. Tuy nhiên đôi khi là do thức ăn của mẹ. Dưới đây là một số loại thường gặp:

1. Những thực phẩm dễ gây dị ứng.

Thủ phạm thường gặp là sữa, đậu nành, lúa mì, đậu phộng, hải sản,…Trong thực tế, đã có nhiều trường hợp bị dị ứng bởi các thực phẩm quen thuộc này, và đây cũng là nguyên nhân đầu tiên gây cho bé bị tiêu chảy.

2. Những thức ăn không đảm bảo vệ sinh.

Những thức ăn mà người Việt rất ưa thích như rau sống, tiết canh, gỏi cá, nem chạo, nem chua, mắm tôm, mắm tép… có rất nhiều loại vi khuẩn, vi rút, kí sinh trùng, sán, giun đang ẩn nấp và sinh sôi.

Nước lã hoặc thức ăn chưa nấu chín cũng có thể là nguyên nhân.

3. Những thực phẩm bị nhiễm độc.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng hoặc bị nhiễm độc. Những chất này dù ít hay nhiều cũng có thể đi theo đường sữa mẹ và vào cơ thể non nớt của bé.

4. Thuốc uống bổ sung.

Những loại thuốc uống bổ sung vitamin, sắt,..hoặc thuốc chữa bệnh của mẹ cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.

Cơ thể non yếu của trẻ sơ sinh cực kì nhạy cảm với các thành phần của thuốc. Đặc biệt những loại thuốc kém chất lượng còn nguy hiểm hơn.

5. Những chất kích thích.

Các loại cà phê, rượu, thuốc lá, hoặc một số loại trà thảo mộc cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.

6. Những thức ăn cay, nhiều gia vị và tạo khí.

Một số gia vị có trong thức ăn có thể đi theo và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa còn non yếu của bé thông qua con đường sữa mẹ.

Cách ăn uống cho trẻ bị tiêu chảy

Bù nước khi bé bị tiêu chảy


  • Bé tiêu phân nhiều nước nên bao giờ cũng bị mất nước. Cơ thể thiếu nước sẽ đưa đến những biến chứng nặng nề, có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy bị tiêu chảy nhưng đường ruột vẫn hấp thu nước được. Vì vậy, phải cho bé uống bù nước ngay khi biết bé bị tiêu chảy. 

  • Các dung dịch bù nước thông dụng là dung dịch ORS (oresol), ORS II, viên hydrite. Pha dung dịch bù nước đúng là điều quan trọng giúp bé mau hồi phục và giảm thiểu tình trạng sụt cân.

  • Một số bé khi tiêu chảy kèm theo ói nhiều, nên việc bù nước cần thực hiện hết sức từ từ, cho bé uống từng ít một (15-20ml tương đương với 5-10 muỗng cà phê nước cho một lần uống), mỗi 15 phút uống một lần. Bé được bù đủ nước sẽ đi tiểu nhiều, linh động, da và môi tươi tắn. Việc cho uống bù nước phải được duy trì đến khi bé đi tiêu phân sệt và dưới 3 lần mỗi ngày.


Thức ăn cho trẻ tiêu chảy


1. Trẻ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ

  • Tiếp tục cho bú bình thường và tăng số lần bú. Vì sữa mẹ vẫn được dung nạp rất tốt khi bị tiêu chảy, khi trẻ bú mẹ thì tiêu chảy ít hơn, nhanh khỏi hơn, do sữa mẹ có chứa đường Lactoza nên vẫn được hấp thu rất tốt khi bị tiêu chảy.

  • Nếu trẻ không có sữa mẹ thì cho trẻ ăn sữa bò hoặc sữa bột mà trước đó trẻ vẫn ăn những phải cho ăn từng ít một và ăn nhiều bữa trong ngày. Nếu bú bình thì cần pha loãng hơn (giảm nửa lượng sữa, giữ nguyên lượng nước), cho ăn ít nhất 3 giờ một lần.

2. Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên

  • Ngoài bú sữa mẹ, nên cho ăn những thực phẩm dễ tiêu hoá như: Bột gạo, khoai tây, thịt gà, thịt lợn nạc, sữa chua, sữa đậu nành, cà rốt, chuối tiêu, hồng xiêm. Bữa ăn vẫn cần có chất béo để tăng thêm năng lượng khẩu phần, bạn nên thay mỡ bằng dầu ăn.

  • Trong thời gian này bạn chỉ nên cho bé ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hoá như cháo (cháo thịt gà băm nhỏ có tác dụng tốt trong quá trình điều trị tiêu chảy), súp, các món ninh, hầm nhừ, cơm nát.

  • Thức ăn cần nấu kỹ, cho ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh giảm nguy cơ bội nhiễm, nếu phải cho trẻ ăn những thức ăn đã nấu sẵn thì cần phải đun lại trước khi cho ăn.

  • Khi chế biến thức ăn cho trẻ cần rửa tay sạch bằng xà phòng và đảm bảo vệ sinh. Bát, đũa, cốc, chén, muôi, thìa… sau khi rửa sạch bằng nước lã cần được nhúng vào nước đang đun sôi trước bữa ăn.

  • Nên cho trẻ ăn thêm quả chín, hoặc nước quả chín: Chuối, cam, xoài, hồng xiêm để tăng lượng kali. Táo ninh nhừ hay táo nướng sẽ giúp trẻ dễ tiêu hoá hơn.

Mẹ ăn gì để trẻ không bị tiêu chảy?

trẻ ăn gì khi bị tiêu chảy

Ảnh: Internet

Thực phẩm mẹ nên ăn:

Chế độ ăn uống của mẹ cũng quan trọng không kém, mẹ nên áp dụng chế độ dinh dưỡng đủ nước, giàu vitamin, chất xơ và chất khoáng để đảm bảo chất lượng sữa và tăng sức đề kháng cho trẻ. Bản thân người mẹ cũng không cần kiêng khem nhiều mà chỉ nên kiêng ăn đồ ngọt.

Những thực phẩm không nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy:

  • Đường hay các loại đồ ăn có chứa nhiều đường, bánh, kẹo các loại nước giải khát công nghiệp có thể sẽ chính là “thủ phạm” làm cho tình trạng tiêu chảy ngày càng tệ hơn. Do tăng áp lực thẩm thấu trong lòng ruột kéo nước trong tế bào vào lòng ruột.

  • Tránh dùng các loại thực phẩm có nhiều xơ hoặc ít chất dinh dưỡng như: Các loại rau thô (măng, rau cần), tinh bột nguyên hạt (ngô, đỗ) khó tiêu hóa.

  • Tuyệt đối không cho trẻ ăn rau sống, tiết canh, gỏi cá, nem chạo, nem chua, mắm tôm, mắm tép… chưa nấu chín và không uống nước lã.

Những quan niệm sai lầm khi cho bé ăn

  • Nhiều người cho rằng, sữa sẽ làm “bụng trẻ óc ách” nên dừng cho con bú trong thời điểm trẻ đang tiêu chảy hoặc bản thân người mẹ không dám ăn uống gì (chỉ ăn cơm với muối) để “sữa lành” – đó là những quan điểm không chính xác, ảnh hưởng đến việc tiết sữa của người mẹ.

  • Thực chất, bú mẹ là cách giúp trẻ giảm nguy cơ mất nước do tiêu chảy, vì thế nên cho trẻ bú theo nhu cầu, và tăng số lần bú càng nhiều càng tốt.
  • Cũng có trường hợp kiêng sữa chua. Song, bạn nên cho trẻ ăn sữa chua vì sữa chua làm giảm thời gian và độ nặng của đợt tiêu chảy, do quá trình lên men đã chuyển phần lớn đường lactose (loại đường khó hấp thu) trong sữa bò sang một dạng dễ hấp thu hơn.

  • Ngoài ra, một số chủng vi khuẩn trong sữa chua có khả năng ức chế sự phát triển và gây bệnh của các vi sinh vật có hại trong đường tiêu hóa, tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch.

  • Một số khác cho rằng, cần phải kiêng đồ tanh vì rất khó tiêu nên tuyệt nhiên không cho con ăn dầu mỡ, tôm cá…

  • Nhưng những thực phẩm đó chứa rất nhiều vitamin A (hoặc tiền vitamin A), kẽm, protein, lipid v.v… là những chất rất cần thiết để tái tạo lại niêm mạc đường tiêu hóa và tăng cường dinh dưỡng cho trẻ

  • Sự kiêng kỵ đó sẽ khiến trẻ lâu bình phục hơn, vì những thực phẩm ấy chứa các chất rất cần thiết cho việc tái tạo niêm mạc đường tiêu hóa và tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.

Để con hết bị tiêu chảy các mẹ nhớ ăn uống đúng và đủ chất nhé, nhớ cho bé ti nhiều để bé khỏe và phòng tiêu chảy cho bé nhé.

Nguồn: https://dayconkieunhat.vn/tre-bi-tieu-chay-me-nen-lam-gi-va-an-gi/

Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2019

Việt Nam mùa mưa thật đáng sợ.

Gia đình tôi sống trong thành phố Sài Gòn đông đúc, chật chội.

Ngày nắng, trời nóng dữ dội, gia đình 3 người sống trong căn hộ cũng cảm thấy bức bối. Đường thì đông, mỗi sáng đi làm vừa nóng vừa kẹt xe. Thật đáng sợ!

Ngày mưa, còn đáng sợ hơn nữa. Đường ngập lụt, cống kẹt, đường kẹt, chuột, rác đầy đường. Cảnh mình đã khổ, con cái đi học còn khổ hơn gấp bội. Thế nhưng con mình chưa bao giờ ốm vặt vì thời tiết.

Để bảo vệ con khỏi thời tiết khó chịu của Việt Nam mình đã nghĩ ra một số mẹo vô cùng hay ho, bây giờ đây mình sẽ chia sẽ đến mọi người.

Xem tiếp >>>

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2016

Làm gì khi trẻ ăn dặm kiểu Nhật bị dị ứng

*Bắt đầu một bữa ăn dặm kiểu Nhật với một loại nguyên liệu mới

Để phòng trường hợp xấu nhất khi bé ăn dặm kiểu Nhật bị dị ứng mà bạn không biết được nguyên nhân do đâu thì cách tốt nhất bạn hãy cho bé ăn dặm kiểu Nhật bắt đầu bằng 1 loại nguyên liệu mới cho mỗi bữa ăn. Dù bé đã hơn 1 tuổi nhưng nếu bé vẫn có thể ăn kiểu như vậy thì bạn hãy tiếp tục duy trì thói quen ăn uống này của trẻ.

Để bắt đầu cho bé ăn dặm kiểu Nhật với một loại nguyên liệu mới bạn hãy thực hiện vào những ngày bạn có thời gian rãnh. 

Tại sao phải là thời gian rãnh?

Đơn giản vì trẻ rất dễ bị dị ứng, chỉ cần sau 1-2 tiếng sau khi bé ăn dị ứng sẽ phát trên người bé. Những lúc như thế này bạn cần đưa bé đến bệnh viện ngay. Nhưng nếu bạn không rãnh rỗi, bạn cho bé ăn xong rồi đi làm ngay thì khi bé bị triệu chứng này người nhà sẽ không biết phải làm thế nào, nhất là khi có bà ở quê lên chăm cháu.

*Cho bé ăn dặm kiểu Nhật với 1 lượng vừa miệng và phản ứng của bé

Đối với thực phẩm ăn lần đầu thì cho bé ăn 1 muỗng vừa miệng  rồi quan sát phản ứng của bé. Nếu bé không có gì khác thường thì tiếp tục tăng lượng ăn của bé lên và tiếp tục kiểm tra phản ứng của bé.
ăn dặm kiểu Nhật

Nếu bạn đang thắc mắc/ lo ngại về vấn đề phòng bệnh cho bé thì hãy nhờ đến bác sỹ tư vấn.

Với chứng dị ứng thức ăn dặm kiểu Nhật nó thường biểu hiện thông qua các bệnh về da như là phát ban, phát ban mụn; bệnh về đường hô hấp như khó thở ; bệnh về tiêu hóa như tiêu chảy, thổ tả, với mỗi bé cơ thể khác nhau nên cách phát hiện triệu chứng cũng khác nhau.

Về phương pháp phòng ngừa, khi bạn nghĩ món ăn dặm kiểu Nhật đó chính là nguyên nhân gây dị ứng ở trẻ thì hãy ngừng ngay việc cho trẻ ăn món đó trong một thời gian. Nếu đó là một món ăn rất cần cho bé thì bạn hãy tìm cách làm sao cho bé ăn từng tí thức ăn một để cơ thể bé thích nghi dần với loại thức ăn này. Tùy vào mỗi cơ thể của trẻ mà bạn không nên làm trễ thời kì bắt đầu ăn dặm kiểu Nhật của trẻ.

Ngoài ra, tùy vào thời gian của mọi người trong gia đình và phản ứng của bé mà bạn hãy thay đổi mức độ chú ý, quan tâm đến cơ thể bé, những trải nghiệm của bé ở thời kì ăn dặm kiểu Nhật.  Không nên tự phán đoán rồi tránh các thực phẩm đoán định là nguyên nhân mà nên đi thăm khám chuẩn đoán hoặc đến các trung tâm sức khỏe để được tư vấn.

*Những thực phẩm dễ gây dị ứng khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật nhất

ăn dặm kiểu Nhật

Các thực phẩm thường gây dị ứng nhất : trứng, sản phẩm chế tạo từ sữa, lúa mì.

Ngoài  ra còn có : các loại đậu, mè, mì từ kiều mạch, giống khoai lang, đồ hải sản, chất béo gelatin, đậu tương, táo, chuối, quả kiwi.

*Phía trên là những thực phẩm khi cho bé ăn lần đầu tiên, cần cẩn trọng nhìn phản ứng của bé chứ không phải không nên cho bé ăn những loại đó. Tùy loại nguyên liệu, thực phẩm mà thời kì bắt đầu cho bé ăn cũng khác nhau. 

*Những thực phẩm cần tránh cho bé cho đến khi bé được 1 tuổi :

Những mối lo lắng về vi khuẩn, vi trùng như: mật ong, trứng sống, cá sống( gỏi cá)

Trường hợp bé đã phát hiện các triệu chứng về dị ứng thức ăn
ăn dặm kiểu Nhật
Khi phát hiện  các triệu chứng bé bị dị ứng khi ăn dặm kiểu Nhật bạn không được tự đoán bệnh cho bé mà phải đưa bé đi gặp bác sĩ.

Sau bữa ăn, cho dù có nhìn thấy dấu hiệu gì đó biểu hiện lạ, cũng chưa chắt hẳn đó là chứng dị ứng. 

Có trường hợp do gia vị hoặc cà chua  khiến miệng đỏ lên nhưng sau khi ăn, làm sạch miệng thì màu đỏ đó sẽ nhạt dần và mất đi. Nếu phát hiện sắc mặt bé xấu, khác bình thường, thổ tả, phát ban thì trước tiên cần đưa bé đi khám ngay và truyền đạt cho bác sĩ loại nguyên liệu khi mới bắt đầu cho bé ăn dặm kiểu Nhật.

Khi bé bị dị ứng bạn không cần phải quá lo lắng. Có nhiều triệu chứng sẽ được chữa dần cùng với sự trưởng thành của bé.

Lúc  0 tuổi, dù phát bệnh dị ứng thì cùng với sự trưởng thành của bé, chức năng tiêu hóa cũng hoàn thiện và bé vẫn phát triển bình thường. Bạn không nên quá bi quan, mà hãy tin vào các bác sỹ chuyên khoa y và cùng hợp tác cho sự trưởng thành của trẻ.

*Làm gì với đồ ăn dặm kiểu Nhật của bé

Tùy cơ thể mỗi bé sẽ có những triệu chứng dị ứng khác nhau.

Tùy thực phẩm, nguyên liệu mà bạn có nên nghi ngờ là nguyên nhân của vấn đề hay không, độ nặng của bệnh như thế nào. Bạn sẽ thường lo lắng về sự mất cân bằng dinh dưỡng trong món ăn dặm kiểu Nhật của bé vì những sản phẩm gây dị ứng đã bị bạn loại bỏ. Tuy nhiên, cần tránh ở mức độ nào, cần hạn chế ở mức độ nào thì bạn hãy nghe lời khuyên của bác sĩ để có thể cung cấp đầy đủ dinh dưỡng tốt nhất cho bé.

*Sử dụng thực phẩm thay thế cho quá trình ăn dặm kiểu Nhật của bé

Bạn nên lựa chọn thực phẩm phù hợp, tương thích thay thế cho thực phẩm ăn dặm kiểu Nhật gây dị ứng ở trẻ. Ví dụ nếu là xì dầu, đỗ tương thì không sử dụng đậu tương mà hãy sử dụng thực phẩm làm từ nguyên liệu là gạo, hạt kê,..

Dayconkieunhat.info chúc các bé ăn dặm kiểu Nhật khỏe, chăm ngoan.

Thứ Năm, 8 tháng 9, 2016

Đối với việc cho con ăn dặm kiểu Nhật các mẹ đi trước đã làm rất tốt, họ nói rằng: "việc này không quá khó, chỉ cần làm như thế này là con ăn rất ngoan".

Ăn dặm kiểu Nhật - Trẻ giai đoạn 5-6 tháng

Nấu cà rốt bởi nồi cơm điện cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật

ăn dặm kiểu nhật
Thay vì cắt rồi luộc lên thì các mẹ hãy để nguyên không cắt rồi bỏ vào nấu chung với cơm trong nồi điện, như vậy vị ngọt của cà rốt sẽ đậm đà hơn rất nhiều.


Hỗn hợp nhuyễn đậu hũ - cà chua - cà rốt cho trẻ ăn dặm

ăn dặm kiểu nhật
Trẻ có vẻ thích món đậu hủ, cà chua, cà rốt cà nhuyễn và trộn đều lên. Ngoài ra bé cũng thích ăn hỗn hợp chuối và bí đỏ cà nhuyễn trộn đều với nhau nên các mẹ hãy chế biến cho bé ăn nhé.

Trộn thêm xí sữa trong món ăn dặm kiểu Nhật của bé, bé sẽ rất thích.

Trẻ giai đoạn này vừa bắt đầu cai sữa nên các mẹ phải cai từ từ, cho một ít sữa lên cháo vừa tăng độ ngon của cháo, vừa cho bé chút hương vị của sữa bé sẽ ăn ngon hơn. Ngoài ra mẹ cũng có thể cho một ít cà rốt xay nhuyễn lên trên cháo cùng sữa.

Hành tây bào, táo và cháo bánh cà chua cho bé ăn dặm kiểu Nhật

Hành tây thái mỏng, luộc chín, làm nát bởi cối - chày hoặc các dụng cụ làm nhuyễn rồi trộn với táo.
Để làm món cháo bánh bạn hãy lột vỏ cà chua, lấy hạt, cắt nhỏ, hầm cho nhừ cùng súp rau. Bánh mì xé nhỏ, bỏ vào hầm cùng cà chua thêm 5 phút rồi để nguội cho bé ăn.

Ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ từ 7-8 tháng tuổi

Ăn dặm kiểu Nhật cùng món sữa chua yêu thích

Hãy làm nóng chuối và bí đỏ rồi nghiền nát, sau đó cho sữa chua vào. Vì bé thích ăn sữa chua nên dù trộn với những loại rau bình thường bé không thích ăn thì bé cũng sẽ ăn hết và ăn rất ngon miệng.

Ăn dặm kiểu Nhật với udon cùng natto

Đó là món mì được bỏ thịt gà, xà lách và natto Nhật. Nếu cho bé ăn natto nguyên thì bé sẽ không ăn được nhưng khi bỏ vào để ăn với mì udon thì bé sẽ ăn ngoan. Sau khi ăn xong hãy cho bé ăn món sữa chua chuối yêu thích của bé.

Cháo với rau và bột nếp cho món ăn dặm kiểu Nhật của bé

Làm nóng và làm mềm bí đỏ, sau đó rắc bột nếp lên trên cháo. Vị ngọt từ bí đỏ và bột nếp sẽ giúp trẻ ăn ngon hơn.

Công thức ăn dặm kiểu Nhật luộc rau bằng sữa

ăn dặm kiểu nhật
Bé nhà tôi không thích ăn rau, làm rất nhiều cách nhưng bé vẫn không chịu ăn. Cuối cùng tôi đã tìm ra một phương pháp vô cùng đơn giản để bé có thể toàn tâm toàn ý ăn rau. Chỉ cần luộc rau với một ít sữa bé sẽ ăn rau rất nhiều.

Món ăn dặm kiểu Nhật tiện lợi với món đậu hủ kèm một ít đậu đỏ

ăn dặm kiểu nhật
Khi chế biến món đậu hủ bạn hãy cho thêm một ít đậu dỏ vào món ăn của bé. Đậu đỏ bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng cho bé và giúp bé thông minh hơn. Ngoài ra bạn cũng có thể  kèm đậu đỏ vào món rau, thịt. Thật tiện lợi và dễ dàng để bé ăn đậu đỏ tốt hơn.

Ăn dặm kiểu Nhật - Trẻ 9-11 tháng


Món mì trơn cho bé ăn dặm kiểu Nhật giúp bé không bị nghẹn.

Cắt mì udon thành từng miếng nhỏ rồi nấu cho đến khi mềm cùng với sò, cà rốt, rong biển và nước dùng. Đối với các bé thường hay bị nghẹn thì lúc sau cùng khi nấu bạn hãy tạo độ trơn và dẽo cho sợi mì bằng bột lọc.

Làm mới món cháo ăn dặm kiểu Nhật với sốt cà chua.

Để thêm hương vị cho món cháo, thịt gà, cà rốt, hành tây, bắp cải bạn hãy cho thêm một ít sốt cà chua. Việc cho thêm sốt cà chua vào món ăn sẽ tạo cho bé một hương vị mới vừa lạ vừa quen giúp bé có hứng thú với món ăn hơn.

Bánh nặn từ bí đỏ và cá trắng cho bé ăn dặm kiểu Nhật

Bí đỏ luộc nhừ, các trắng(cá cơm nhỏ) hấp lên sau đó trộn với nhau và chiên lên bằng bơ.


Súp cà chua, món ăn dặm kiểu Nhật không thể thiếu

Cà chua khi làm súp sẽ có vị chua khiến bé không chịu ăn, các mẹ có thể trồng cà chua vườn và cho bé ăn cho tốt hoặc là bạn làm súp cà chua kèm bắp, vị ngọt của bắp sẽ làm giảm bớt vị chua cho món súp cà chua, giúp bé ăn ngon miệng hơn.

Ăn dặm kiểu Nhật cho bé với món thịt băm trộn đậu hủ

Dù là thịt băm nhưng khi chế biến vẫn còn lợn cợn khiến bé khó ăn, vì vậy khi chế biến bạn thử trộn thịt cùng món đậu hủ yêu thích của bé, như vậy sẽ khiến món ăn mềm hơn và dễ ăn hơn.

Ăn dặm kiểu Nhật - Trẻ 12-18 tháng


Cho bé ăn dặm kiểu Nhật với món ớt chuông rán bơ.

ăn dặm kiểu nhật
Ớt chuông khá khó ăn vì mùi khay tuy nhiên nó rất tốt cho sức khỏe của bé nếu bé ăn được. Nếu bé không thích mùi của ớt bạn hãy chiên ớt với bơ, mùi bơ sẽ lấn át mùi của ớt, vị béo ngậy khiến bé thích ăn hơn.

Rau hầm cho bé ăn dặm kiểu Nhật

Khi cho bé ăn dặm bé không chịu ăn, bạn hãy hầm các loại rau củ với nhau cho thật nhừ, nó sẽ khiến bé thay đổi cách ăn và ăn ngon.



Chúc các mẹ cho bé ăn dặm kiểu Nhật khỏe, bé ngoan.

Thứ Ba, 6 tháng 9, 2016


Ăn dặm kiểu Nhật - Những câu hỏi các mẹ luôn đặt ra khi thấy bé không ăn luôn là: Tại sao bé không ăn? Cứ không ăn như vậy liệu có ổn không? Làm thế nào để bé ăn ngon trở lại?

ăn dặm kiểu nhật
Ăn dặm kiểu Nhật hiểu được nỗi lo của các mẹ khi thấy bé có những dấu hiệu này:

- Lúc đầu bé chăm ăn lắm, rồi đột nhiên lại trở nên biếng ăn

- Lượng thức ăn mà bé ăn hàng ngày mãi vẫn không tăng lên

- Tình trạng giữa việc ăn và không ăn của bé rất thường xuyên xảy ra

Vậy bạn đã có cách nào để giải quyết được vấn đề này chưa?

Dưới đây Dạy con kiểu Nhật đưa ra những bí quyết giúp bạn giải quyết những nổi lo trên.

1. Lời khuyên từ các bác sỹ chuyên khoa để giúp các mẹ cho bé ăn dặm kiểu Nhật tốt hơn.

ăn dặm kiểu nhật
Bạn hãy chú trọng đến cảm nhận của bé và tính chất của thực phẩm trong ăn dặm kiểu Nhật:

Ở mỗi bé sẽ có cách cảm nhận các loại thực phẩm khác nhau vì vậy cách cho bé ăn cũng khác nhau.

Có bé ăn ít nhưng vẫn khỏe mạnh, có bé phải tốn nhiều thời gian để chăm cho bé cho đến khi bé quen dần với thức ăn, có bé thì chỉ ăn loại thực phẩm đó một lần đã thấy chán,...

ăn dặm kiểu nhật
Khi ăn mỗi bé có một vị giác và cách cảm nhận thức ăn khác nhau từ đó làm nảy sinh cảm giác yêu thực phẩm này, ghét thực phẩm kia. Khi bạn chú ý quan sát bạn sẽ cảm nhận được điều đó, cảm giác yêu, ghét chính là bằng chứng cho sự trưởng thành của trẻ.

Khi bé đã có cảm nhận, bạn hãy thử cho bé ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau để tìm ra loại nào bé yêu thích, loại nào bé ghét để có cách chăm sóc và cho bé ăn dặm kiểu Nhật phù hợp.

2. Mẹo vặt giúp mẹ cho bé ăn dặm kiểu Nhật

a. Thử thay đổi cách sinh hoạt của bé.



Thử thay đổi thời gian ăn dặm kiểu Nhật của bé

Khi bé không đói hoặc bé buồn ngủ, bé mệt thì tâm trạng của bé sẽ không hướng đến việc ăn uống. Vì vậy thay vì ép bé ăn cho bằng được bạn hãy thay đổi thời gian ngủ trưa hay đi bộ với thời gian ăn và tạo ra khoảng cách giữa các bữa ăn cho trẻ.

ăn dặm kiểu nhật
Ăn dặm kiểu Nhật - Hãy thử để bé ngồi quan sát cách mà cả gia đình ngồi ăn uống.

Hầu hết các gia đình đều ăn uống trong thời gian bé ngủ vì lúc này bé đã ngủ say, không quấy phá thì mọi người mới yên tâm ăn được. Tuy nhiên, ở độ tuổi này bé phát triển và ghi nhớ mọi thứ rất nhanh, vì vậy việc  để trẻ quan sát cả gia đình ăn sẽ là cách giúp bé học hỏi nhiều thứ. Nếu cho trẻ ăn cùng gia đình thì sẽ có lúc  bé sẽ tỏ ra muốn ăn và với theo thức ăn theo kiểu " cho con ăn với, con cũng muốn ăn".

Hãy nói chuyện với bé khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật

Âm thanh nói chuyện của mọi người trong gia đình sẽ tạo cho bé cảm giác an toàn và thích thú hơn. Khi bạn nói chuyện với bé bé sẽ cảm thấy như mình được quan tâm, bé sẽ cảm thấy vui vẻ và ăn nhiều hơn. Hãy thường xuyên nói chuyện với bé, đặc biệt là những câu như "cùng ăn nào", "ngon con nhỉ",...

b. Thử thay đổi cách nấu và nguyên liệu nấu ăn của bạn

ăn dặm kiểu nhật
Hãy thử thay đổi nguyện liệu ăn dặm kiểu Nhật của bé

Rất nhiều bé thường cảm thấy biếng ăn khi bạn cứ cho trẻ ăn hoài một món ăn hoặc một loại nguyên liệu, một vị thức ăn giống nhau. Đôi lúc bé còn tỏ ra dè chừng, cẩn trọng  với những món ăn mới mà bạn cho bé ăn dặm kiểu Nhật. Tuy nhiên, cứ cho bé ăn hoài một món hoặc thay đổi nguyên liệu, vị thức ăn liên tục cũng không phải là cách tốt cho trẻ. Bạn hãy lên lịch và thay đổi thức ăn một cách khoa học nhất cho trẻ.

Thử thay đổi độ cứng của các món ăn dặm kiểu Nhật cho bé

Trẻ ở mỗi giai đoạn sẽ phát triển khác nhau, ở lúc mới bắt đàu ăn dặm so với khi ăn được một thời gian cũng khác nhau. Khi cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật mà thức ăn không phù hợp với sự phát triển của khoang miệng của trẻ sẽ khiến bé rất khó ăn, khó nuốt thức ăn. Vì vậy bạn hãy thay đổi độ mềm, cứng của thức ăn cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ.

Thử thay đổi vị thức ăn của trẻ.

Trong ăn dặm kiểu Nhật, vị thức ăn là điều cực kì quan trọng với trẻ. Đến khoảng 7-8 tháng tuổi bạn có thể sử dụng một lượng ít gia vị cho thức ăn của bé. Làm thức ăn vị sữa, hay thay đổi vị nước dùng từ loại cá này sang loại cá khác,  chỉ như vậy cũng đã là sự thay đổi lớn đối với bé.

c. Thử thay đổi các dụng cụ ăn dặm kiểu Nhật của trẻ.

Thử thay đổi muỗng

Muỗng là một thứ không thể thiếu khi cho bé ăn. nếu muỗng không phù hợp với bé, bé khó nắm, nó sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu, không thích ăn.Hoặc khi bé càng phát triển những cái muỗng đó sẽ không còn phù hợp với miệng bé. Vì vậy khi thấy trẻ không thích bạn hãy thử thay đổi muỗng cho bé, đôi lúc đó là nguyên nhân khiến bé biếng ăn.


ăn dặm kiểu nhật
Thử thay đổi môi trường ăn dặm kiểu Nhật của bé

Nếu trước mặt bé là Tivi, là đồ chơi thì bạn nghĩ bé còn tâm trạng để chú ý vào thức ăn nữa hay không? Khi bé không tập trung thời gian ăn của bé có thể kéo dài từ 30 - 60 phút. Vì thế bạn hãy cố gắng tạo cho bé môi trường tập trung hơn, không cho bé xem Tivi hay chơi đồ chơi khi đang ăn dặm kiểu Nhật.

Thử thay đổi góc độ của ghế

Để thức ăn ngay tầm mắt bé, cho bé ngồi ổn định và để đồ ăn ngay trên ghế cũng được. Nếu tư thế chưa ổn định  thì bé sẽ không chịu ngồi yên nên bạn hãy kiểm tra chiều cao hoặc góc độ của ghế để bé cảm thấy thoải mái nhất khi ăn dặm kiểu Nhật.

Hãy cho bé ăn dặm kiểu Nhật đúng cách để chữa biếng ăn cho bé.

Trong phần tiếp theo dạy con kiểu Nhật sẽ giới thiệu đến các mẹ những chia sẻ thực tế của các mẹ đã cho con ăn dặm kiểu Nhật.


Mọi hành vi sao chép xin vui lòng ghi nguồn dayconkieunhat.info

Chủ Nhật, 4 tháng 9, 2016

Dạy con kiểu Nhật - Đồ chơi là những món đồ yêu thích và bán rất chạy trên thị trường hiện nay. 

Dạy con kiểu Nhật - Do nhu cầu ngày càng tăng cao mà các món đồ chơi hiện đại, đồ chơi thông minh được bày bán la liệt, nhất là các món đồ chơi xuất xứ từ Trung Quốc.

 Dạy con kiểu NhậtBạn có thực sự an tâm khi cho trẻ chơi những món đồ chơi này?

Bạn biết những món đồ này độc hại nhưng nếu không mua cho trẻ thì không biết sẽ cho trẻ chơi cái gì?

Nếu vậy bạn đã quên mất đi một thứ đồ chơi cũng khá phổ biến nhưng lại vô cùng an toàn cho trẻ, đó là đồ chơi bằng gỗ.

Hiện nay trên thị trường thế giới những món đồ chơi bằng gỗ và tre đang rất được ưa chuộng vì tính chất an toàn, có khả năng kích thích óc tư duy sáng tạo và phát huy trí tuệ của trẻ rất cao, đồng thời góp phần giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của trẻ.

Những món đồ chơi bằng gỗ, qua bàn tay khéo léo của các nghệ nhân đã thổi hồn vào những món đồ này, tạo nên nét đẹp thanh tao mà tinh tế nhưng lại vô cùng ngộ nghĩnh và xinh đẹp, phù hợp cho lứa tuổi trẻ nhỏ.

Vậy đồ chơi bằng gỗ có những ưu điểm tuyệt vời gì mà khiến mọi người ưa chuộng như vậy?

Dạy con kiểu Nhật - Đồ chơi gỗ giúp bé trau dồi khả năng sáng tạo:
dạy con kiểu nhật

Đồ chơi bằng gỗ giúp trẻ nâng cao khả năng tư duy và xây dựng sự sáng tạo của trẻ theo thời gian. Ví dụ với trò chơi xếp hình bằng gỗ, được thiết kế với nhiều mảnh ghép có hình khối và kiểu dáng khác nhau đòi hỏi bé phải tư duy và tưởng tượng để có thể xếp được những hình khối kia thành một khối hình thú vị.

Dạy con kiểu Nhật - Đồ chơi bằng gỗ tăng cường thể lực cho bé:
dạy con kiểu nhật

Gỗ có thể tạo ra rất nhiều món đồ chơi khác nhau giúp tăng cường khả năng vận động của trẻ như xe kéo, xe đẩy, ngựa gỗ,… khi cho bé chơi với những món đồ này bé sẽ phải vận động để chơi, kéo đây xe, nghịch ngợm với những đồ vật này. Đây là cách để bé vận động, tăng cường khả năng trao đổi năng lượng trong cơ thể và giúp bé khỏe mạnh hơn.

Dạy con kiểu Nhật - Đồ chơi gỗ giúp bé hiểu biết hơn về thế giới xung quanh:

dạy con kiểu nhật

Có những trò chơi rất đơn giản nhưng bé luôn tập trung suy nghĩ, thậm chí suy luận một cách rất ngộ nghĩnh như khối gỗ tròn có thể lăn được còn khối gỗ vuông thì không lăn được. Những trò chơi thú vị như trang trí chim công, tìm sâu trong ống tre hay các vật dụng làm bếp,… sẽ kích thích khả năng tư duy của trẻ và giúp trẻ khám phá nhiều điều thú vị từ thiên nhiên.

Dạy con kiểu Nhật - Đồ chơi bằng gỗ giúp trẻ khéo léo hơn:

dạy con kiểu nhật

Khi chơi với các món đồ chơi bằng gỗ  bé nhà bạn sẽ luôn cố gắng sắp xếp mọi thứ một cách gọn gàng và chỉn chu nhất. Những món đồ chơi tuyệt vời luôn khiến bé thích thú như gia đình búp bê, dụng cụ làm bếp,… luôn là những món đồ giúp trẻ tăng sự khéo léo trong kỹ năng ngôn ngữ, bày tỏ cảm xúc, kỹ năng hoạt động xã hội và kỹ năng ứng xử của trẻ, nó cũng có thể là những thứ giúp trẻ phát triển sở thích và năng khiếu của bé sau này.

Dạy con kiểu Nhật - Đồ chơi bằng gỗ giúp trẻ có tâm hồn lạc quan hơn:

dạy con kiểu nhật

Khi chơi với những món đồ gỗ truyền thống bé sẽ được khám phá văn hóa truyền thống của dân tộc, những nét đẹp dân dã mà những trò chơi mang lại cho bé. 

Khi chơi với những món đồ gỗ hiện đại trẻ được khám phá thiên nhiên với vô vàn điều kì thú. Mọi thứ đều mang đến trí tưởng tượng phong phú và tâm hồn lạc quan cho trẻ.

Đồ chơi cũng chính là những món quà tặng, tình yêu thương mà gia đình gửi tới trẻ, qua những món đồ chơi trẻ sẽ cảm nhận được tình yêu thương của mọi người dành cho trẻ, sự gắn bó giữa bạn và trẻ, giữa trẻ với mọi người và thiên nhiên cũng ngày càng mật thiết hơn.
Bạn thấy đồ chơi bằng gỗ thật tuyệt vời phải không?

Không chỉ tăng cường thể chất, sự sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú, tình yêu thương bao la mà đồ gỗ còn là món đồ chơi mang tính giáo dục cao, giáo dục về truyền thống gia đình và cả giáo dục về ý thức bảo vệ môi trường trong con người trẻ.

Dạy con kiểu Nhật chúc bạn lựa chọn đồ chơi đúng đắn cho trẻ!