Kết quả tìm kiếm:

Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2019

Việt Nam mùa mưa thật đáng sợ.

Gia đình tôi sống trong thành phố Sài Gòn đông đúc, chật chội.

Ngày nắng, trời nóng dữ dội, gia đình 3 người sống trong căn hộ cũng cảm thấy bức bối. Đường thì đông, mỗi sáng đi làm vừa nóng vừa kẹt xe. Thật đáng sợ!

Ngày mưa, còn đáng sợ hơn nữa. Đường ngập lụt, cống kẹt, đường kẹt, chuột, rác đầy đường. Cảnh mình đã khổ, con cái đi học còn khổ hơn gấp bội. Thế nhưng con mình chưa bao giờ ốm vặt vì thời tiết.

Để bảo vệ con khỏi thời tiết khó chịu của Việt Nam mình đã nghĩ ra một số mẹo vô cùng hay ho, bây giờ đây mình sẽ chia sẽ đến mọi người.

Xem tiếp >>>

Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2017

Biết được thời điểm trẻ mọc răng và thay răng sữa giúp bố mẹ chủ động hơn trong việc giúp con có được hàm răng đều, đẹp.

 Mọc răng đánh dấu bước trưởng thành lớn của bé yêu trong giai đoạn từ ăn cháo mịn sang nhai thức ăn thô. Thông thường, chiếc răng đầu tiên sẽ nhú khi bé khoảng 6 tháng tuổi và đến sinh nhật 3 tuổi của mình thì bé sẽ có một hàm răng hoàn thiện với 20 chiếc răng sữa xinh xinh. 

Dấu hiệu nhận biết trẻ sắp sửa mọc răng thường là: Chảy nước dãi, lợi nhô, thích gặm nhấm, trẻ hay quấy khóc, có thể sốt nhẹ, tiêu chảy. 

Dạy con kiểu Nhật và lịch mọc răng sữa cho trẻ

Đến độ tuổi 7-8, trẻ lại bắt đầu bước vào quá trình thay răng. Những chiếc răng sữa sẽ dần rụng đi và được thay thế bằng những chiếc răng vĩnh viễn. Từ 12 tuổi, răng sữa đã thay hết và trẻ sẽ có 28 răng trưởng thành.

Các bậc cha mẹ đều muốn “canh” để giúp bé thay răng đúng thời điểm nhằm giúp con có hàm răng đẹp. Nhưng mọi người rất bối rối vì không biết bé thay răng nào trước, răng nào sau. Thực ra, bé sẽ thay răng theo một trình tự nhất định như sau:

Dạy con kiểu Nhật và lịch mọc răng sữa cho trẻ

Để những chiếc răng nhỏ xinh của con phát triển bình thường và chắc khỏe các bố mẹ hãy lưu ý đến chế độ ăn của con trẻ.

Dưới đây là danh sách những thực phẩm nên và không nên cho trẻ ăn:

Dạy con kiểu Nhật và lịch mọc răng sữa cho trẻ

Hãy chăm con thật tốt để con có thể phát triển hoàn thiện và khỏe mạnh nhất.

Dạy con kiểu Nhật sẽ luôn đồng hành cùng bạn!


(Trích nguồn Eva)

Thứ Hai, 2 tháng 1, 2017

Dạy con kiểu Nhật đã nghiên cứu và thực hiện khóa huấn luyện phát huy động lực cho con trẻ - hiệu quả của việc thôi nói “hãy làm đi ” với con.

Bà mẹ A có 3 con tiểu học, trung học và đại học đã trải qua khóa học huấn luyện trong vòng nửa năm. Trong buổi cuối cùng mà dạy con kiểu Nhật tổ chức bà mẹ ấy đã có những chia sẻ hết sức thú vị như thế này. 

 “Những đứa trẻ của tôi thực sự đã thay đổi rất nhiều chỉ trong vòng nửa năm. Tôi ngạc nhiên lắm, thật sự là rất ngạc nhiên. Chúng bây giờ đã trở nên mạnh mẽ hơn nhiều. Trước đây, con tôi là những đứa trẻ mà dù tôi có nói bao nhiêu lần đi nữa thì chúng vẫn không nghe, gặp chuyện trắc trở đôi chút là ngay lập tức chúng đã dễ dàng từ bỏ rồi. Ấy thế mà dạo gần đây, dù việc có trở nên tồi tệ thế nào đi chăng nữa, con tôi cũng tự mình suy nghĩ và giải quyết mọi chuyện.

Nếu có liên quan, vậy thì điều gì đã làm chúng thay đổi như thế? Dưới đây là một chia sẻ hữu ích mà bạn không thể không nghe.

Im lặng dõi theo con:

Dạy con kiểu Nhật dạy trẻ tự lập
Dạy con kiểu Nhật dạy trẻ tự lập

“Tôi đã thôi không còn nhất nhất bảo con lời này lời nọ nữa. Chẳng hạn như “con làm bài tập đi!”  hay “con nhanh lên đi!”… Đương nhiên để làm được điều này thì cần lắm sự nhẫn nại nhưng vì tôi tin con tôi là “những đứa trẻ không cần nói cũng có thể tự giác làm” và rồi tôi cố gắng im lặng dõi theo con. Trước khi biết đến khóa học, tôi mặc nhiên nghĩ rằng nếu mình cứ im lặng hết lần này đến lần khác, không nhắc nhở con thì không được. Nhưng sau này tôi mới hiểu được việc nhắc nhở chỉ là cách xử sự dành cho những “đứa trẻ thiếu tự giác, nếu không nhắc thì không chịu làm” thôi.

Càng quan sát con, tôi dần dần hiểu được có những lúc trẻ con sẽ tự mình suy nghĩ và muốn hành động. Nếu người lớn chúng ta luôn đón đầu mọi việc và nói “hãy làm đi” với con thì khi ấy, trẻ sẽ mất đi cảm hứng, động lực để làm việc. Và rồi, trẻ nhất nhất không chịu làm theo. Nhiều khi tôi cũng muốn nhắc nhở con nhưng nếu cứ dõi theo trẻ mà không nói lời nào thì những đứa trẻ thực sự sẽ thay đổi.

Những chia sẻ, những kinh nghiệm có ích ấy của bà mẹ 3 con thực sự được rút ra từ chính sự trải nghiệm.

 “Giao phó hết cho con” theo mệnh lệnh, chỉ thị:

Dạy con kiểu Nhật dạy trẻ tự lập
Dạy con kiểu Nhật nói không với câu "Hãy làm đi"

Ngoài ra, bà mẹ ấy cũng đã có những chia sẻ thêm như thế này:

Vào những ngày nghỉ, tôi cùng đứa con tiểu học đã có cơ hội ra ngoài chơi xa một chút. Những việc như đi đường nào hay lên tàu nào, thay vì nói “con hãy đi cùng mẹ” và dẫn con đi thì tôi đã thử giao hết cho con tự quyết định. Lúc trở về tôi nhận ra con mình đã thay đổi rất nhiều. Con tôi đã trở nên tự tin hơn trước và suy nghĩ, hành động một cách tự giác hơn. Tôi nghĩ việc trẻ tự thử suy nghĩ và tự mình làm thật sự là điều vô cùng quan trọng.

Việc phó thác cho con chính là nền tảng của giáo dục con, nếu không có sự tin tưởng với con thì con trẻ sẽ không thể làm được gì cả. Khi chúng ta có những suy nghĩ như “mình liệu có thể làm hay không”, “mình không thất bại đấy chứ”, tự nhủ như vậy thì ta sẽ có hứng thú muốn làm việc.

Thôi không còn đưa ra những mệnh lệnh “hãy làm đi” mà dành trọn niềm tin cho con trẻ “con nghĩ xem cái này thì nên làm sao là được nhỉ? Mẹ nhờ con chuyện này được chứ?” nếu thử phó thác hết cho con như vậy thì tôi nghĩ điều này là cực kỳ hiệu quả. Cho dù đó là từ những cư xử hay nhờ vả con hay từ những chuyện lặt vặt đều được.

Những đứa trẻ không bị bố mẹ nhắc nhở “hãy học đi”:

“Tôi là người thường xuyên có khả năng giao tiếp cực kỳ cao, khi gặp những đứa trẻ trung học mà tôi nghĩ “đứa trẻ trông mới đáng tin cậy làm sao. Chắc chắn nó sẽ thành người tuyệt vời cho xã hội”  thì tôi ngay lập tức hỏi: “Bố mẹ cháu là người như thế nào?”. Câu trả lời mà tôi thường nhận được chính là “bố mẹ cháu không nhắc cháu “hãy học đi”” . Hay: “Bố mẹ không nói lần nào cụ thể nhưng cháu cảm thấy bố mẹ luôn dõi theo” . Tôi đã nhận được những câu trả lời như thế.  Tôi nghĩ rằng dù không nhắc “ hãy học đi” nhưng chẳng phải những đứa trẻ ấy vẫn trưởng thành hay sao?

Chính nhờ bố mẹ không nhắc nhở “hãy học đi” mà con cái trở thành những người có thể tự mình suy nghĩ, tự quyết định và tự hành động. Sự trải nghiệm từ những gì mình có thể tự làm có mối liên hệ với sự tự tin. Những việc mà bố mẹ sai khiến, ít nhiều con trẻ cũng làm theo. Thế nhưng “kinh nghiệm từ những việc đã làm do bố mẹ sai bảo” đối với đứa trẻ liệu thực sự có trở thành kỹ năng sống cho chúng hay không?

Là cha mẹ, bạn hãy thử cứng rắn, tin tưởng và thôi ra lệnh “hãy làm đi” với con trẻ xem sao? Chắc chắn bạn sẽ lại “Ngạc nhiên! Ngạc nhiên” giống như bà mẹ A đã chia sẻ đấy!

Dạy con kiểu Nhật chúc bạn sẽ thành công với phương pháp mới này!

Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2016

Cho con cùng dọn dẹp nhà cửa, đi mua sắm, làm bài tập ở nhà, lên kế hoạch vui chơi… là những việc cha mẹ nên khuyến khích con làm trong dịp Tết.

TS Vũ Thu Hương, giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học – Đại học Sư phạm Hà Nội - chia sẻ, với kỳ nghỉ Tết dài như hiện nay, các bé thường được cha mẹ cho nghỉ “tẹt ga”. Nhưng sau đó, khi quay trở lại trường học, các bé trở nên chểnh mảng, mệt mỏi, ghét học hơn hẳn. Đó là chưa kể nghỉ dài, trẻ dễ nghịch dại vì thời gian chơi quá nhiều. Có gia đình lại cho con chơi Ipad, Iphone liên tục khiến trẻ có nguy cơ bị tật về mắt hoặc có các vấn đề sức khỏe.
Vậy thời gian nghỉ Tết, con nên làm gì? Dưới đây là 11 điều TS Vũ Thu Hương đưa ra để các bậc phụ huynh tham khảo, giúp con có cái Tết ý nghĩa, vui tươi.
dạy con kiểu nhật và cách dạy con ngày tết
Dạy con kiểu Nhật cho con làm việc nhà là cách để giúp trẻ thấy hứng thú khi đón Tết. 
Cùng con sửa sang nhà cửa. Rất nhiều gia đình mua sắm thêm đồ đạc, sơn sửa lại nhà cửa đón Tết. Nếu công việc không quá nặng nhọc thì các cha mẹ có thể rủ con làm cùng.
Ví dụ, con có thể sơn nhà cùng bố. Cha mẹ chỉ cần mặc cho con bộ quần áo cũ, hướng dẫn sơn thì chúng ta sẽ có thêm một "thợ sơn" rất nhiệt tình. Những khe nhỏ của tường nhà, góc nhà sẽ là nhiệm vụ của con và chiếc chổi sơn.
Cho con cùng tham gia ý kiến khi mua sắm. Cả nhà có thể họp gia đình, bàn bạc xem trong Tết này sẽ mua sắm thứ gì. Nếu con đã biết chữ, cha mẹ có thể nhờ con làm “thư ký” để ghi những món đồ cần mua lại. Điều này sẽ khiến con cảm thấy mình trưởng thành hơn.
Cùng con đi chợ Tết mua sắm. Các cha mẹ đều đưa con đi chợ Tết cùng, nhưng rất ít cha mẹ giao trọng trách chọn đồ để mua cho các con. Việc này các con làm rất dễ mà lại có thể tranh thủ dạy con về kỹ năng mua sắm. Các cha mẹ có thể nhờ con chọn mặt hàng cần mua, xem ngày sản xuất, hạn sử dụng, số lượng… của món hàng.
Khi đi mua, nhớ dặn con chọn các đồ đông lạnh sau cùng để khỏi bị tan đá trước khi về đến nhà. Các cha mẹ chắc chắn sẽ thấy con ngoan ngoãn, chỉn chu và người lớn hơn khi chung tay đi chợ cùng cả gia đình.
Cùng con chuẩn bị bánh chưng. "Khi tôi mới 5 tuổi đã được bố mẹ và ông bà cho gói chiếc bánh chưng đầu tiên trong đời. Có lẽ đó là trải nghiệm tuyệt vời rất Tết mà cả đời tôi không thể quên. Đồng thời với trải nghiệm đó, những đêm thức cùng đun bánh chưng với bố là điểm nhấn vô giá của những cái Tết trong suốt tuổi thơ của tôi.
Các em bé sẽ làm được nếu có sự hướng dẫn tỉ mỉ của cha mẹ. Hãy cho các bé làm để các con vừa học kỹ năng sống, vừa trải nghiệm Tết thật rõ nét và chân thực nhé” – nhà giáo Vũ Thu Hương chia sẻ.
Chuẩn bị quần áo đẹp đón Tết. Tủ quần áo của con đầy ắp những quần áo đẹp. Nhưng Tết luôn là dịp để chúng ta trưng diện. Con cũng cần có niềm vui đó. Tuy nhiên, con sẽ có những sở thích ăn mặc riêng. Vậy nên việc cha mẹ cho con lựa chọn quần áo mặc Tết, tự tay giặt sạch, phơi khô, gấp gọn gàng sẽ giúp con có thêm niềm háo hức đón Tết.
dạy con kiểu nhật và cách dạy con ngày tếtDạy con kiểu nhật bố mẹ đừng quên lên kế hoạch chơi tết
Lên kế hoạch vui chơi. Ngày Tết là dịp nghỉ rất dài. Đi chúc Tết ở đâu, chúc như thế nào, đi đâu du Xuân… là những việc mọi khi cha mẹ vẫn hay tính toán. Gia đình nên cùng nhau bàn bạc việc đó và cho con tham gia lập kế hoạch nghiêm túc.
Nhân tiện đó, cha mẹ cũng dặn dò con cách chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, chúc Tết, cách nhận phong bao lì xì, cách giữ tiền để khỏi mất mát, cách giữ im lặng khi người lớn đang nói chuyện, cách ăn uống sao cho lịch sự…. Các em bé nếu được dặn dò trước chắc chắn sẽ ngoan ngoãn và lễ phép hơn là không được dặn dò.
Dọn nhà đón Xuân. Công việc dọn nhà thật mệt mỏi, đặc biệt là những gia đình có con nhỏ. Nhưng các bạn ấy ai cũng có thể giúp cha mẹ dọn dẹp nhà nếu được yêu cầu. Những lời khen ngợi kịp thời sẽ làm các bạn ấy hào hứng hơn và sẽ giữ nhà sạch hơn nhiều đấy nhé!
Cùng ông bà, cha mẹ chắp tay cúng tổ tiên. Thờ cúng tổ tiên là phong tục của dân tộc Việt. Các em nhỏ tuy còn bé nhưng cũng nên dần tiếp cận phong tục này bằng việc cùng cả nhà chắp tay lễ tại bàn thờ ngày Tết. Các bé cũng học được phong tục chờ cho hương tàn rồi mới thụ lộc Tết. Điều này còn giúp các bé tăng khả năng kiên nhẫn.
Làm bài tập. Bao giờ cũng vậy, bài tập Tết luôn dài nhất. Để con không quá mệt mỏi với lượng bài tập này, các cha mẹ nên chia nhỏ ra thành các cụm bài. Mỗi ngày, các cha mẹ yêu cầu con giải quyết hết một cụm nhỏ.
Con có thể nghỉ ngày 30, mùng 1, mùng 2 Tết; sau đó, bắt đầu từ mùng 3, con lại tiếp tục giải quyết nốt những cụm bài còn lại. Công việc này sẽ giúp con nhanh chóng lấy lại tư thế học hành sau kỳ nghỉ Tết dài.
Tập thức dậy sớm. Thường sau một kỳ nghỉ quá dài, các bé rất ngại dậy sớm. Đặc biệt khi Tết thường là những khoảng thời gian rét mướt. Tuy nhiên, cha mẹ cũng nên tập cho con thức dậy đúng giờ đi học trước ngày nhập học trở lại độ 2, 3 ngày. Thói quen được dần hình thành thì khi con quay trở lại lớp học, con sẽ không cảm thấy quá ngại và mệt mỏi.
Vui mừng trở lại lớp học. Để con có thể hào hứng đi học, ngoài các bước chuẩn bị như trên, các cha mẹ nên chuẩn bị cho con một gói kẹo để con đến làm quà mừng tuổi cho cô giáo và bạn bè. Điều này sẽ giúp buổi học đầu tiên của con sau Tết trở nên đáng yêu hơn nhiều.
TS Vũ Thu Hương khẳng định: “Tết là thời gian nghỉ rất dài. Nếu con làm được 11 việc như trên, con sẽ cảm nhận sâu sắc hương vị Tết đặc trưng cổ truyền.
Ngoài ra, con cũng sẽ trưởng thành hơn, chỉn chu hơn; sẵn sàng và nhiệt tình hơn với buổi học sau Tết và dễ dàng quay lại nhịp học tập bình thường”.

Dạy con kiểu Nhật chúc bạn nhân dịp Tết có thể dạy con tốt hơn.

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2016

Các bố mẹ thường rất ngạc nhiên khi nghe các chuyên gia chia sẻ rằng họ không dùng bất kỳ hình phạt nào với con, nhưng bọn trẻ vẫn luôn cư xử tốt. Bí quyết dạy con của họ có thể khiến bạn bất ngờ.


Trẻ em luôn học hỏi từ chính cuộc sống hàng ngày và cách hiệu quả nhất để dạy bọn trẻ là làm mẫu và đối xử với chúng theo cách mà bạn muốn chúng đối xử với người khác, bằng tình thương và sự thấu hiểu chứ không phải la mắng hay sử dụng các biện pháp kỷ luật.
Điều đó không có nghĩa rằng bạn không đưa ra những quy tắc hành xử. Không chạy ngoài đường, không đánh em, không đi tiểu trên thảm, không hái trộm hoa của hàng xóm, không làm tổn thương các con vật... đều là những nguyên tắc mà bạn tự lập ra để dạy con nhưng không cần phải phạt trẻ chỉ để ép chúng làm đúng các quy định đó.
dạy con kiểu nhật nuôi dạy con ngoan không cần roi vọt
Dạy con kiểu Nhật dạy con không cần dùng roi vọt. Ảnh minh họa.
Chắc bạn sẽ thắc mắc làm sao trẻ có thể học cách không mắc lại sai lầm cũ nếu bạn không phạt chúng ở lần sai đầu. Bạn luôn cho rằng phải phạt bọn trẻ để dạy cho chúng một bài học. Thực tế, các nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng hình phạt với trẻ sẽ tạo ra những hành động sai trái hơn.
Khi bị phạt, trẻ sẽ cảm thấy tức giận và trở nên phòng thủ với mọi thứ xung quanh. Một loại hóc-môn có tên là Adrenalin sẽ nhấn chìm bọn trẻ trong cảm giác muốn chiến đấu thay vì hòa bình, hợp tác. Trẻ sẽ sớm quên những hành động xấu khiến chúng bị phạt và tạo cảm giác sợ hãi, muốn che đậy ở trẻ.
Thay vì phạt trẻ, bạn hãy quan tâm, yêu thương và trở thành những tấm gương để chúng noi theo. Khi đó, trẻ sẽ chấp nhận những quy tắc chúng ta đưa ra một cách dễ dàng hơn.
Vậy, chúng ta có thể làm gì để giúp trẻ sống có kỷ luật?

Điều chỉnh cảm xúc của bản thân
Đó cũng là một điểm bọn trẻ sẽ học từ bạn. Đừng hành động nóng vội khi đang tức giận hay chán nản. Hãy hít thở thật sâu, đợi đến khi bạn bình tĩnh hơn và làm chủ được tình hình.

Học cách thấu hiểu
Bạn phải hiểu rằng khi bọn trẻ nóng giận thì chúng không thể học được gì. Thay vì giảng giải, hãy đưa chúng đến một nơi yên tĩnh, giúp chúng bình tĩnh lại. Đó không phải là một hình phạt mà là một cơ hội để bạn hiểu con hơn. Nếu trẻ vẫn tỏ ra sợ hãi và hoảng sợ, đừng cố giải thích về lỗi lầm của con. Thay vào đó, bạn hãy tạo cho trẻ một cảm giác an toàn và được yêu thương. Sau đó, khi con cảm thấy bình tĩnh hơn, bạn có thể gần gũi con và nói cho con hiểu vấn đề.

dạy con kiểu nhật nuôi dạy con ngoan không cần roi vọt
Dạy con kiểu nhật thay vì quát mắng nặng lời, hãy thấu hiểu con bằng những cử chỉ yêu thương và lời nói nhẹ nhàng. (Ảnh minh họa)
Giúp đỡ con
Lấy ví dụ như việc tập ngồi bô, bạn sẽ phải giúp con ở những lần đầu. Nhưng khi con đã làm nhiều lần, chúng sẽ tự tin hơn và có thể tự làm. Điều này cũng tương tự như khi bạn dạy con nói lời Cảm ơn, Đợi đến lượt, Không làm quên đồ, Làm bài tập về nhà và nhiều điều khác nữa. Tạo thói quen là một điều rất quan trọng giúp trẻ có những khung hướng dẫn xây dựng những kỹ năng cơ bản, giúp hình thành tính cách cho trẻ. Bạn có thể nổi điên với việc trẻ liên tục quên áo khoác nhưng việc la mắng không giúp trẻ ghi nhớ.

Kết nối trước khi đưa yêu cầu
Trước khi bạn đưa ra những hướng dẫn hay những yêu cầu đối với con, hãy cho trẻ thời gian để làm quen với bạn, đánh thức ham muốn học hỏi từ trẻ. Hãy nhớ rằng trẻ sẽ cư xử sai khi chúng cảm thấy tiêu cực về bản thân và không có sự kết nối với người xung quanh.
Ví dụ:
- Cúi xuống và nhìn ngang tầm mắt con: “Con đang cư xử không tốt đâu… Hãy nói cho mẹ điều con muốn.... và không được cắn”
- Ôm con: “Con ước rằng mình có thể chơi lâu hơn…nhưng đến giờ đi ngủ rồi”
- Ánh mắt âu yếm: “Trông con có vẻ đang rất buồn”

Đưa ra những quy tắc với sự đồng cảm
Tất nhiên bạn sẽ muốn nhấn mạnh vào một vài quy tắc nhưng bạn cũng cần quan tâm đến cảm xúc của trẻ. Khi trẻ cảm thấy được hiểu, chúng sẽ chấp nhận những nguyên tắc dễ dàng hơn.

dạy con kiểu nhật nuôi dạy con ngoan không cần roi vọt
Đừng trách móc, chỉ trích trẻ, hãy luôn rộng lượng và giúp con biết cách sửa sai, đó là cách dạy con nghe lời khôn ngoan của cha mẹ thông thái. (Ảnh minh họa)
Hướng dẫn trẻ cách sửa sai
Hãy hướng dẫn trẻ bài học này thật sớm để bạn có thể truyền tải những thông điệp của bản thân một cách dễ dàng nhất. Ví dụ như việc bạn dùng khăn giấy lau sạch sữa đổ của con, không phàn nàn và không xấu hổ. Khi trẻ lớn hơn, chúng sẽ bình tĩnh khi xử lý những cơn cáu giận với các em. Tấm gương về sửa lỗi và xin lỗi sẽ giúp con học một cách nhanh nhất.
Hãy nhớ rằng tất cả các hành vi sai trái cũng là một cách ứng xử theo một nhu cầu chính đáng nào đó (mặc dù sai).
Khi con hành động sai, chúng cũng có những lí do riêng. Lúc đó, bạn nên quan sát xem có phải trẻ đang cáu vì thiếu ngủ hay vì một lí do nào đó không. Hãy trò chuyện với con hoặc cho trẻ thời gian riêng để khóc và giải phóng cảm xúc xáo trộn bị kìm nén. Sau khi trẻ thỏa mãn những nhu cầu cơ bản trên, chúng sẽ hiểu và dừng những hành vi sai trái.

Gia tăng kết nối với con hàng ngày
Hãy tắt điện thoại, máy tính và trò chuyện với con để nghe con thủ thỉ những điều thầm kín nhất. Khi bạn trở thành một người bạn của trẻ, chúng sẽ dễ hợp tác hơn.

Hãy nhớ rằng sự tốt bụng là một phép màu
Tất nhiên là bạn phải tốt với con nhưng hãy làm như vậy với bản thân mình nữa. Bạn không thể là những người cha mẹ giàu tình thương nếu bạn không yêu chính bản thân mình. Hơn thế, con của bạn có thể sẽ hành động đúng như những gì chúng thấy từ bố mẹ. Do vậy, hãy bắt đầu yêu thương bản thân ngay từ hôm nay nhé!

Dạy con kiểu Nhật chúc bạn thành công!

(Theo Trí Thức Trẻ)

Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2016

Dạy con kiểu Nhật luôn biết rằng âm nhạc là một dạng ngôn ngữ quốc tế rất tốt trong quá trình phát triển của trẻ. Tất cả mọi người đều có thể thưởng thức và hiểu được âm nhạc, cho dù bạn là ai, bạn ở đâu và bạn làm nghề gì.

Dạy con kiểu Nhật đối với trẻ em, âm nhạc đem lại rất nhiều thứ hữu ích. Và các nhà khoa học đã cung cấp 9 lí do giải thích tại sao âm nhạc lại đem đến nhiều điều kì diệu cho sự phát triển của trẻ.
 
Sau đây dạy con kiểu Nhật sẽ đưa ra 9 lí do về những tác động của âm nhạc đối với trẻ:
 
1. Dạy con kiểu Nhật với âm nhạc giúp tăng cường năng lực trí não
 
Bạn muốn giúp trẻ phát triển trí thông minh? Âm nhạc có thể làm được điều đó! Chuyên gia âm nhạc Meredith Levande giải thích “ Ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra được mối quan hệ mật thiết giữa kết quả học tập với việc yêu thích âm nhạc. Âm nhạc giúp kích thích những phần liên quan đến phần đọc hiểu, toán học và phát triển tình cảm trong bộ não con người”.
 
2. Dạy con kiểu Nhật với âm nhạc giúp cải thiện trí nhớ cho trẻ

bí quyết dạy con kiểu nhật

Ông Maestro Eduardo Marturet, một nhà soạn nhạc và cũng là giám đốc âm nhạc của Miami Symphony Orchestra dẫn chứng thêm “Nhiều nghiên cứu gần đây còn phát hiện ra rằng chơi nhạc từ khi còn nhỏ sẽ giúp cải thiện trí nhớ và học lực của trẻ bằng cách kích thích sự phát triển các vùng khác nhau trong bộ não, giúp trẻ phát triển trí thông minh.
 
3. Dạy con kiểu Nhật với âm nhạc giúp cải thiện mối quan hệ xã hội
 
Học một loại nhạc cụ giúp trẻ thoát khỏi vỏ bọc của chính mình. Những trẻ tham gia vào một nhóm hoặc một ban nhạc sẽ học hỏi được các kĩ năng quan trọng trong cuộc sống, ví dụ như: làm thế nào để kết nối với mọi người, kĩ năng làm việc theo nhóm cũng như kĩ năng lãnh đạo.
 
4. Dạy con kiểu Nhật với âm nhạc giúp xây dựng sự tự tin cho trẻ
 
Nếu như bạn muốn con mình trở nên tự tin hơn thì hãy cho con học nhạc ngay từ khi còn nhỏ. Cô Elizabeth Dotson-Westphalen – một giáo viên dạy nhạc cho hay “ Nhiều trẻ khi tham gia học nhạc chia sẻ với tôi rằng chúng cảm thấy rằng mình có thể tự phát triển sự tự tin cho bản thân mình. Và theo thời gian, càng ngày chúng càng cảm thấy tự tin hơn.”
 
5. Dạy con kiểu Nhật với âm nhạc sẽ rèn luyện tính kiên nhẫn tốt hơn cho bé
 
Trong những buổi biểu diễn với ban nhạc hay một dàn nhạc, trẻ sẽ phải đợi đến lượt mình biểu diễn. Điều này vô hình chung đã dạy cho trẻ đức tính biết chờ đợi, kiên nhẫn.
 
6. Dạy con kiểu Nhật với âm nhạc giúp trẻ kết nối với thế giới xung quanh

bí quyết dạy con kiểu nhật

Âm nhạc có thể là một chiếc cầu nối giúp trẻ kết nối với mọi người xung quanh. Nhà tâm lý học chuyên về âm nhạc Michael Jolkovski cho hay “Âm nhạc có thể giúp trẻ giải tỏa được những lo lắng trong cuộc sống. Không giống với những thứ giải sầu như: ăn uống, uống rượu, xem TV hay lướt web, âm nhạc là một phương pháp giải sầu nhờ có sự kết nối với mọi người”.
 
7. Dạy con kiểu Nhật với âm nhạc luôn là phương pháp học tập không ngừng nghỉ
 
Đối với âm nhạc cần phải “học, học nữa, học mãi”. Kiến thức âm nhạc là vô tận và luôn luôn phải tìm tòi, học hỏi.
 
8. Dạy con kiểu Nhật với âm nhạc là hình thức để con thể hiện mình
 
Con người dùng rất nhiều cách để thể hiện chính mình. Đối với trẻ em thì sao? Làm thế nào để trẻ có thể thể hiện được cá tính của mình? Một cách thú vị nhất, đấy chính là âm nhạc. Âm nhạc đem đến cho mọi người niềm vui, giúp mọi người bày tỏ những sắc thái tình cảm khác nhau trong cuộc sống.
 
9. Dạy con kiểu Nhật với âm nhạc giúp thúc đẩy phát triển sáng tạo cho trẻ
 
Trên tất cả, âm nhạc giúp trẻ phát triển sáng tạo. Sự sáng tạo rất tốt cho tâm trí, cơ thể và cả cho tâm hồn trẻ.

Chúc bạn thành công với bí quyết dạy con kiểu Nhật này!

Thứ Ba, 4 tháng 10, 2016

 Dạy con kiểu Nhật theo quá trình phát triển của một đứa trẻ là vô cùng phức tạp, chịu sự ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như  nền văn hóa mà trẻ được nuôi dạy, bản tính của trẻ, phong cách nuôi dạy của mỗi bà mẹ. 

Với người Nhật họ có cách dạy con vô cùng độc đáo và đặc biệt mà rất nhiều bà mẹ khác phải học hỏi. Vậy cách dạy con kiểu Nhật nó đặc biệt ở điểm nào? Hãy cùng dạy con kiểu Nhật tìm hiểu xem nhé!
1. Dạy con kiểu Nhật người Nhật luôn nhận biết được tầm quan trọng của sự đồng cảm

dạy con kiểu nhật
Dạy con kiểu Nhật dạy trẻ cách lễ phép, giữ hòa khí với mọi người.
Luôn suy xét đến ảnh hưởng của hành động bản thân đến những người xung quanh đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn hòa khí, một trong những điều được đề cao ở Nhật. Việc này khiến đồng cảm, thấu hiểu trở thành giá trị cốt lõi của văn hóa Nhật Bản, và cũng là giá trị cốt lõi của phương pháp dạy con kiểu Nhật. Nếu như mẹ Tây muốn con vâng lời bằng cách đưa ra những mệnh lệnh hoặc trừng phạt thì mẹ Nhật lại liên tục nhận xét, phản hồi cho con về những tác động của việc con làm đến cảm xúc của những người khác, thậm chí là cả cảm xúc của những đồ vật nữa. Từ khi rất nhỏ, trẻ con Nhật đã thấm nhuần tư tưởng cần phải suy xét đến người khác trước khi thực hiện bất cứ việc gì.
2. Tính kỉ luật trong phương pháp dạy con kiểu Nhật ở Nhật Bản
Người nước ngoài thường cảm thấy Nhật Bản có một nền văn hóa rất hà khác, nên họ tự hỏi trong việc giáo dục con cái thì người Nhật có như vậy không. Thực tế không hẳn như thế. 

Trong khi các bậc phụ huynh phương Tây hướng đến sự tuân thủ các quy định cho trẻ, thì các bậc phụ huynh Nhật không quá cứng nhắc và cũng ít khi dùng đến các biện pháp để phạt con mình. Thay vào đó, trẻ con ở Nhật thường tham gia những nhóm nhỏ (trường học, câu lạc bộ sau giờ học, các câu lạc bộ thể thao) và được yêu cầu hợp tác cùng nhau, luôn giữ hòa khí. Áp lực xã hội của những nhóm cộng đồng này sẽ gián tiếp dạy trẻ về việc tuân thủ luật lệ cũng như có những hành vi ứng xử phù hợp.
3. Dạy con kiểu Nhật về những văn hóa và trẻ em ở Nhật


dạy con kiểu nhật
Dạy con kiểu Nhật dạy trẻ cách kiềm chế cảm xúc
Văn hóa ảnh hưởng đến con trẻ thậm chí từ trước khi chúng ra đời, bởi những thứ mà mẹ ăn hay những âm thanh mà bé nghe khi vẫn ở trong bụng mẹ. Khi trẻ sinh ra, văn hóa tác động đến trẻ với tốc độ nhanh chóng. Việc trẻ hình thành, phát triển kĩ năng gì ở thời điểm nào hoàn toàn phụ thuộc vào tầm quan trọng của những kĩ năng ấy trong nền văn hóa mà trẻ được nuôi dưỡng. Do vậy, vì ở Nhật những phẩm chất như đồng cảm và hạn chế bộc lộ cảm xúc bản thân được xem trọng nên những kĩ năng ấy trẻ cần học từ sớm. 
Nghiên cứu văn hóa là một quá trình xuyên suốt trải qua rất nhiều thế hệ. Điều đó không thể tránh khỏi những hậu quả của việc so sánh hai phương pháp dẫn đến những suy nghĩ rập khuôn không chính xác. Và bố mẹ cũng nên hiểu rằng đây chỉ là phương pháp giáo dục trẻ phổ biến ở những quốc gia nói trên, ngoài ra còn rất nhiều những phương pháp khác. Bởi vậy, việc so sánh chỉ để hiểu thêm về những nền văn hóa, đồng thời để điều chỉnh, kết hợp với phương pháp của bản thân để nuôi dạy con hiệu quả nhất bố mẹ nhé.

Hãy cập nhật thường xuyên các phương pháp dạy con kiểu Nhật hiệu quả nhé!

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2016

Dạy con kiểu Nhật luôn biết bữa ăn sáng là thách thức đối với các bà mẹ nhưng với một bữa sáng ngon và dinh dưỡng sẽ rất quan trọng với trẻ vì trẻ có đủ năng lượng cho một ngày dài. Vì vậy, khi chăm sóc trẻ các bà mẹ cần chú ý đến điều này.

Tại sao bữa sáng lại rất quan trọng trong dạy con kiểu Nhật

dạy con kiểu Nhật
Dạy con kiểu Nhật - Bữa sáng rất quan trọng với trẻ

Bữa sáng cho trẻ năng lượng để hoạt động trong một ngày dài. Khi được ăn một bữa sáng đầy đủ, trẻ sẽ hoạt động mà không thấy đói. Điều này có nghĩa là chúng có thể tập trung vào học, chơi, ghi nhớ và giải quyết vấn đề tốt hơn.
Dạy con kiểu Nhật với một bữa sáng đầy đủ có thể giúp trẻ học tốt hơn khi đến trường
Dạy con kiểu Nhật khi trẻ đã ăn sáng có xu hướng:
Tích cực hơn những người thường hay bỏ bữa sáng
 Khỏe mạnh hơn những người không ăn sáng
Cân nặng ổn định bởi vì những trẻ này có thể ít ăn những thực phẩm có đường hoặc nhiều chất béo
Dạy con kiểu Nhật cho trẻ một bữa sáng dinh dưỡng
Một bữa sáng dinh dưỡng cần có sự cân bằng của carbon hidrat, đạm và chất béo để duy trì năng lượng ổn định vào mỗi buổi sáng.
Trẻ có thể chọn các thức ăn tùy ý như cháo, yến mạch, điểm tâm nhẹ, ngũ cốc nguyên hạt ít đường, trứng luộc, trứng tráng, bánh mì với ngũ cốc nguyên hạt , trái cây và sữa chua.
dạy con kiểu Nhật
Dạy con kiểu Nhật - Hãy tập thói quen ăn sắng cho trẻ


Dạy con kiểu Nhật với một vài lời khuyên để khuyến khích thói quen ăn uống vào buổi sáng cho trẻ:
 Chuẩn bị bữa sáng , sau đó ngồi xuống và ăn cùng trẻ. Bạn hãy làm gương để thay đổi thói quen ăn sáng của trẻ.
Nếu trẻ nói không đói, hãy thử làm sinh tố với sữa, sữa chua với trái cây như chuối cho trẻ thay vì nấu những buổi sáng truyền thống.
Dạy con kiểu Nhật nếu con của bạn không có nhiều thời gian vào buổi sáng, hãy đặt báo thức cho trẻ dậy sớm trước mười phút, hoặc bạn có thể chuẩn bị buổi sáng vào tối hôm trước. Ví dụ, bạn để ngũ cốc vào trong bát trước để trên bàn, và nói con bạn cho sữa vào đó và ăn vào sáng hôm sau.
 Nếu con của bạn kén ăn, hãy nghĩ ra cách làm cho bữa sáng thú vị hơn. Ví dụ, bạn có thể bỏ một miếng cà chua và xà lách vào trong bánh mì cho con bạn hoặc trang trí bát cơm con thật đẹp.
Dạy con kiểu Nhật nếu con của bạn không muốn ăn sáng, đừng làm ầm lên, hãy đề nghị trẻ ăn trái cây hay thứ gì khác . Các mẹ có thể cho trẻ đi mua thức ăn cùng mình để trẻ hiểu tầm quan trọng của thức ăn với sức khỏe, khuyến khích việc ăn uống của trẻ.
Dạy con kiểu Nhật và những gía trị dinh dưỡng của bữa sáng
Cơ thể lấy năng lượng từ carbon hidrat, phân giải thành đường gọi là glucozo. Sau một đêm, cơ thể đã sử dụng hết lượng glucozo này. Lúc này, chúng bắt đầu sử dụng năng lượng từ các cơ bắp, điều này lý giải tại sao chúng ta cần có đủ năng lượng cho một ngày mới.
Ăn sáng sẽ cung cấp năng lượng cho trẻ và quá trình trao đổi chất cúng bắt đầu. Qúa trình này giúp cơ thể sử dụng các thức ăn mà trẻ đã ăn một cách hiệu quả suốt một ngày.

Dạy con kiểu Nhật chúc mẹ nuôi con khỏe!

Tin nhiều người xem