Thứ Tư, 4 tháng 1, 2017

Dạy con kiểu Nhật chia sẻ đến bạn nếp sinh hoạt Easy

Sau một thời gian dài tư vấn và giúp đỡ các mẹ có con nhỏ ở các lứa tuổi khác nhau, tôi nhận thấy vấn đề được nhiều mẹ quan tâm và yêu cầu giúp đỡ liên quan tới chuyện ăn và ngủ không đúng giờ giấc của các con. Những câu hỏi như: "Con mình ăn lắt nhắt lắm, bé chỉ ăn khi ngủ thôi, mình toàn phải chờ đến khi con ngủ mới cho con ăn được, đêm con ngủ ít lắm, hay thức giấc, có khi con dậy ăn liên tục trong khi cả ngày con chẳng ăn gì" thực ra những điều này đều có cùng một câu trả lời và luôn luôn bắt đầu từ nền tảng cơ bản nhất: đưa con về nếp sinh hoạt Easy.

Vậy nếp sinh hoạt Easy là gì? Thực hiện nó như thế nào cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ? Và Easy sẽ giúp ích gì cho con từ nhỏ tới lớn và giúp cho bạn tận hưởng khoảng thời gian nuôi con đầy vui vẻ và không đẫm nước mắt, lo âu.

1. Ăn - Chơi- Ngủ - Mẹ thư giãn (Easy)

Eat - Activity - Sleep - Your Time (Easy) là chu kỳ sinh hoạt lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian ngắn từ sáng sớm thức dậy đến hết ngày của một em bé ngay từ khi lọt lòng.

Một ngày của bé sẽ là những chuỗi ngày lặp đi lặp lại của nhiều chu kỳ Easy. Bé ngủ dậy sẽ được ăn (E - eat), sau đó mẹ cho bé chơi vận động (A - Activity), mẹ đặt bé xuống cho bé ngủ (S - sleep) và mẹ có thời gian thư giãn (Y - your time). Khi bé ngủ dậy bé lại tiếp tục đi vào chu kỳ Easy mới: ăn, chơi, ngủ và thời gian dành cho mẹ. Cứ như vậy lặp đi lặp lại cho đến khi bé đi vào giấc ngủ đêm, kết thúc một ngày của mẹ và bé.

2. Lợi ích của Easy là gì?

Lợi ích cho bé

Cũng như mọi cá thể khác, tuy nhỏ bé và khả năng hiểu biết có hạn chế đến đâu đi chăng nữa, nếu được áp dụng Easy từ sớm thì dần dần bé có thể tự nhận biết được việc gì sẽ đến tiếp theo, bởi trình tự của mọi hoạt động là không bao giờ thay đổi, điều này tạo nên nhịp sinh học đầu đời cho bé. Bé cảm thấy chủ động và tự tin bởi bé biết sau khi ngủ dậy mình được ăn, khi ăn xong mình được chơi và khi mệt mình sẽ được đi ngủ. Đây là nền tảng cơ bản nhất để xây dựng LÒNG TIN của bé với mẹ, bởi nếu mẹ tôn trọng chu kỳ của bé, be shieer và bé có thể chờ đợi điều sắp xảy đến với bé.

Mẹ có thể nghĩ rằng, con bé tí thế biết gì mà hiểu! Nếu mẹ đã học qua môn sinh học lớp 7 chắc còn nhớ về bài học phản xạ có điều kiện: bật đèn thì cho chuột ăn, hay vỗ tay thì cho cá ăn và chỉ cần khi thấy đèn chuột sẽ chạy đến, khi vỗ tay cá sẽ lên và mong chờ thức ăn. Ví dụ vậy thôi để hiểu rằng, conn người hay động vật, dù mức độ phát triển có khác nhau đến đâu cũng là những cá thể hoạt động theo thói quen, cái mà chúng ta hay gọi là nhịp sinh học.

Vì thế, nếu mẹ nắm bắt được đặc tính này và "kết nối" với nhịp sinh học của con sớm bao nhiêu, con càng có điều kiện phát biểu nhu cầu bấy nhiêu, điều đó có lợi cho con rất nhiều.

Lợi ích cho mẹ

Khi mẹ và con sinh hoạt theo Easy, mẹ không nhầm lẫn các tín hiệu con phát ra, mẹ không bị nhầm tiếng khóc vò con mệt muốn đi ngủ với tiếng khóc khi con đòi ăn, hay tiếng khóc con chán muốn thay đổi trò chơi, hoặc khóc bởi con đau bụng. Khi đó, mẹ sẽ biết cách phản ứng với từng nhu cầu khác nhau của con. Mẹ hiểu bé và bé sẽ được tôn trọng về nhu cầu, tránh tình trạng cho ăn lắt nhắt cả ngyaf do mẹ sợ con đói hay muốn con ngừng khóc, và sau này(bạn sẽ thấy) tránh được vô vàn các vấn đề ăn ngủ phức taph của con khi con bước vào giai đoạn 4, 6, 10 hay 14 tháng. Đây cũng là cách mà mẹ có thể tránh được cảnh sẽ phải ép con ăn.

Ví dụ: bé M, 1 tháng tuổi đang sinh hoạt theo nếp Easy 3h, tức chu kỳ ăn - choi - nhủ của bé lặp đi lặp lại sau mỗi 3h. Bé sẽ được ăn, sau đó ợ hơi, mẹ thay bỉm cho bé, có thể cho bé tắm nắng, massage hay cho bé nằm sấp. 45 phút sau khi ăn tự nhiên bé quấy khóc, rấm rứt không yên.

- Nếu là một người mẹ Easy, lúc này mẹ sẽ tự tin là con không đói vì con mới ăn cách đó 45 phút, mẹ sẽ biết cho bé lên giường đi ngủ. Bé sẽ ngủ đủ một giấc sau 2h, bé dậy khi cơn đói tiếp theo làm phiền bé và cũng vừa đủ 3h từ giwof ă trước của bé.

- Nếu là người mẹ không theo Easy, khả năng rất cao mẹ sẽ tiếp tục cho con búi sứ, bé sẽ bú rất ít và ngủ gục luôn trên ti mẹ. Cứ bú 1 ít và ngủ trên ti mẹ, lâu dần trở thành thói quen không tốt cho bé, và nó trở thành cách duy nhất đưa bé vào giấc ngủ. 30 phút sau khi bé chuyển giấc không có ti mẹ ngậm ở miệng bé sẽ gào khóc, mẹ lại cho bé ti và bé lại ngủ gục trên ti mẹ tiếp. Tình trạng này khiến bé hay quấy khóc, mẹ sẽ cảm thấy bất lực, trẻ không tăng cân được vì chưa một lần bé được ăn no và ngủ đủ.

Do đó Easy tạo sự tự tin cho mẹ, giúp mẹ hiểu và biết làm gì mỗi khi con khóc.

Lợi ích lâu dài

Với phương pháp này bé sẽ được rèn luyện thói quen ăn no, chơi tự lập và tự ngủ, Con sẽ được khuyến khích tự đi ngủ khi con đã mệt, con không ngủ trên ti mẹ, do đó khi chuyển giấc bé không cần ti mẹ để ngủ lại hay ăn vặt để làm mồi cho giấc ngủ. Khi ngủ dậy bé sẽ thực sự đói để ăn một bữa thật no rồi lại chơi và đến giờ đi ngủ. Chăm con khỏe mẹ cũng có nhiều thời gian hơn để chăm sóc bản thân. Khi con lớn chu kỳ này cũng được kéo dài ra.

3. Chu kỳ Easy 3 giờ

Dạy con kiểu Nhật với nếp Easy theo chu kỳ 3h
Dạy con kiểu Nhật với nếp Easy theo chu kỳ 3h

Cách làm: Cho ăn cách nhau 3 giờ. Cho con ngủ và thức theo thời gian trong hình bên dưới, hoặc mẹ nhìn tín hiệu của con và đặt con ngủ.

Một bé mới sinh, đủ ngày đủ tháng và cân nặng đạt trên 2,7kg có đủ kĩ năng và khả năng tích trữ năng lượng trong 3 giờ. Có nghĩa là nếu bé ăn no thì 3 giờ sau bé mới đói. Do đó, bé sơ sinh đủ cân đủ tháng sẽ phù hợp với chu kỳ Easy 3 giờ. chu kỳ này sẽ theo bé đến 2-3 tháng tuổi.

Tổng thời gian thức kể cả ăn: 6-8 giờ và tổng thời gian ngủ không kể ăn: 16-18 giờ. Ở độ tuổi này bé có thể dậy ăn đêm 1-3 lần, cách nhau 3 giờ mẹ cho ăn xong đặt bé cuống để bé ngủ lại mà không có hoạt động vận động gì.

4. Chu kỳ Easy 4 giờ

Dạy con kiểu Nhật với nếp Easy theo chu kỳ 4h
Dạy con kiểu Nhật với nếp Easy theo chu kỳ 4h
Khi nào: Khi bé có tín hiệu cắt bớt một giấc ngắn ban ngày và giãn bữa ăn, thường ở mốc 3 tháng tuổi.

Tín hiệu: Bé đang theo Easy 3 giờ, tự nhiên ăn giảm sút, giảm giấc ngủ ngày ngắn lại, giấc ngủ đếm có thể dậy nhiều lần hoặc không ăn nhưng rất khó để bé ngủ lại. Có thể bé nằm chơi giữa đêm khuya cả tiếng.

Cách làm: Tăng thêm thời gian thức trước mỗi giấc ngủ ngày và trước giấc ngủ đêm. Ví dụ trước đây bé thức 1 giờ, ngủ 2 giờ thì khi có tín hiệu giấc ngủ ngắn lại, mẹ có thể để bé thức 1 tiếng rưỡi đến 2 tiếng rồi để con ngủ 2 tiếng và dần chuyển các bữa ăn thưa ra.

4 tháng tuổi, khi dạ dày của bé phát triển hơn, bé lớn hơn và có khả năng ăn nhiều hơn ở một lần, hệ tiêu hóa phát triển chắt lọc được nhiều chất dinh dưỡng hơn từ thức ăn, khả năng tích trữ năng lượng cao hơn, bé có thể chuyển snag chu kỳ Easy 4 giờ. Chu kỳ này sẽ theo bé đến 7-8 tháng tuổi, thậm chí lâu hơn đến hết năm đầu đời. Một số bé có thể cắt hoàn toàn ăn đêm từ thời điểm này, thậm chí nếu phát triển nhanh, bé có thể đã sẵn sàng cho việc cắt ăn đêm và sinh hoạt chu kỳ 4 giờ từ sớm rất nhiều.

Với mẹ Hà, bé lớn Alexis sinh hoạt theo Easy 4 giờ từ 4 tháng nhưng bé Emily đã sẵn sàng với Easy 4 giờ từ 8 tuần tuổi.

Đây thường là lúc mà vấn đề trở nên trầm trọng nếu không linh hoạt cho con ăn thưa ra, khăng khăng thực hiện cho ăn quá dày dẫn đến việc bé ăn vặt và ngủ vặt, cả ngày quấy khóc và đêm dậy nhiều lần.

Ở độ tuổi này bé có thể ăn đêm 1 lần, nhiều bé đã có thể tự kéo dài giấc ngủ đến 7 giờ sáng hôm sau không cần dậy ăn. Tín hiệu cho nẹ biết con cần nghỉ ăn đêm là khi việc ăn uống ban ngày của con trở nên khó khăn. Con không hợp tác trong việc ăn uống do được cho bú nhiều vào đêm dẫn đến bú vặt ban ngày.

Đồng thời, khoa học cũng cho thấy ở những độ tuổi khác nhau, với mức độ phát triển về thần kinh tương ứng thì bé sẽ có thể thức được những khoảng thời gian khác nhau trước khi trở nên quá mệt nếu không bé sẽ cáu gắt. Ngược lại, nếu bé ngủ ngày quá nhiều sẽ dẫn đến hiện tượng ngủ vặt ban ngày và thức đêm.


Dạy con kiểu Nhật chúc các mẹ thành công!


Các mẹ có thể mua sách tại http://adf.ly/1hVcs9

Thứ Hai, 2 tháng 1, 2017

Dạy con kiểu Nhật đã nghiên cứu và thực hiện khóa huấn luyện phát huy động lực cho con trẻ - hiệu quả của việc thôi nói “hãy làm đi ” với con.

Bà mẹ A có 3 con tiểu học, trung học và đại học đã trải qua khóa học huấn luyện trong vòng nửa năm. Trong buổi cuối cùng mà dạy con kiểu Nhật tổ chức bà mẹ ấy đã có những chia sẻ hết sức thú vị như thế này. 

 “Những đứa trẻ của tôi thực sự đã thay đổi rất nhiều chỉ trong vòng nửa năm. Tôi ngạc nhiên lắm, thật sự là rất ngạc nhiên. Chúng bây giờ đã trở nên mạnh mẽ hơn nhiều. Trước đây, con tôi là những đứa trẻ mà dù tôi có nói bao nhiêu lần đi nữa thì chúng vẫn không nghe, gặp chuyện trắc trở đôi chút là ngay lập tức chúng đã dễ dàng từ bỏ rồi. Ấy thế mà dạo gần đây, dù việc có trở nên tồi tệ thế nào đi chăng nữa, con tôi cũng tự mình suy nghĩ và giải quyết mọi chuyện.

Nếu có liên quan, vậy thì điều gì đã làm chúng thay đổi như thế? Dưới đây là một chia sẻ hữu ích mà bạn không thể không nghe.

Im lặng dõi theo con:

Dạy con kiểu Nhật dạy trẻ tự lập
Dạy con kiểu Nhật dạy trẻ tự lập

“Tôi đã thôi không còn nhất nhất bảo con lời này lời nọ nữa. Chẳng hạn như “con làm bài tập đi!”  hay “con nhanh lên đi!”… Đương nhiên để làm được điều này thì cần lắm sự nhẫn nại nhưng vì tôi tin con tôi là “những đứa trẻ không cần nói cũng có thể tự giác làm” và rồi tôi cố gắng im lặng dõi theo con. Trước khi biết đến khóa học, tôi mặc nhiên nghĩ rằng nếu mình cứ im lặng hết lần này đến lần khác, không nhắc nhở con thì không được. Nhưng sau này tôi mới hiểu được việc nhắc nhở chỉ là cách xử sự dành cho những “đứa trẻ thiếu tự giác, nếu không nhắc thì không chịu làm” thôi.

Càng quan sát con, tôi dần dần hiểu được có những lúc trẻ con sẽ tự mình suy nghĩ và muốn hành động. Nếu người lớn chúng ta luôn đón đầu mọi việc và nói “hãy làm đi” với con thì khi ấy, trẻ sẽ mất đi cảm hứng, động lực để làm việc. Và rồi, trẻ nhất nhất không chịu làm theo. Nhiều khi tôi cũng muốn nhắc nhở con nhưng nếu cứ dõi theo trẻ mà không nói lời nào thì những đứa trẻ thực sự sẽ thay đổi.

Những chia sẻ, những kinh nghiệm có ích ấy của bà mẹ 3 con thực sự được rút ra từ chính sự trải nghiệm.

 “Giao phó hết cho con” theo mệnh lệnh, chỉ thị:

Dạy con kiểu Nhật dạy trẻ tự lập
Dạy con kiểu Nhật nói không với câu "Hãy làm đi"

Ngoài ra, bà mẹ ấy cũng đã có những chia sẻ thêm như thế này:

Vào những ngày nghỉ, tôi cùng đứa con tiểu học đã có cơ hội ra ngoài chơi xa một chút. Những việc như đi đường nào hay lên tàu nào, thay vì nói “con hãy đi cùng mẹ” và dẫn con đi thì tôi đã thử giao hết cho con tự quyết định. Lúc trở về tôi nhận ra con mình đã thay đổi rất nhiều. Con tôi đã trở nên tự tin hơn trước và suy nghĩ, hành động một cách tự giác hơn. Tôi nghĩ việc trẻ tự thử suy nghĩ và tự mình làm thật sự là điều vô cùng quan trọng.

Việc phó thác cho con chính là nền tảng của giáo dục con, nếu không có sự tin tưởng với con thì con trẻ sẽ không thể làm được gì cả. Khi chúng ta có những suy nghĩ như “mình liệu có thể làm hay không”, “mình không thất bại đấy chứ”, tự nhủ như vậy thì ta sẽ có hứng thú muốn làm việc.

Thôi không còn đưa ra những mệnh lệnh “hãy làm đi” mà dành trọn niềm tin cho con trẻ “con nghĩ xem cái này thì nên làm sao là được nhỉ? Mẹ nhờ con chuyện này được chứ?” nếu thử phó thác hết cho con như vậy thì tôi nghĩ điều này là cực kỳ hiệu quả. Cho dù đó là từ những cư xử hay nhờ vả con hay từ những chuyện lặt vặt đều được.

Những đứa trẻ không bị bố mẹ nhắc nhở “hãy học đi”:

“Tôi là người thường xuyên có khả năng giao tiếp cực kỳ cao, khi gặp những đứa trẻ trung học mà tôi nghĩ “đứa trẻ trông mới đáng tin cậy làm sao. Chắc chắn nó sẽ thành người tuyệt vời cho xã hội”  thì tôi ngay lập tức hỏi: “Bố mẹ cháu là người như thế nào?”. Câu trả lời mà tôi thường nhận được chính là “bố mẹ cháu không nhắc cháu “hãy học đi”” . Hay: “Bố mẹ không nói lần nào cụ thể nhưng cháu cảm thấy bố mẹ luôn dõi theo” . Tôi đã nhận được những câu trả lời như thế.  Tôi nghĩ rằng dù không nhắc “ hãy học đi” nhưng chẳng phải những đứa trẻ ấy vẫn trưởng thành hay sao?

Chính nhờ bố mẹ không nhắc nhở “hãy học đi” mà con cái trở thành những người có thể tự mình suy nghĩ, tự quyết định và tự hành động. Sự trải nghiệm từ những gì mình có thể tự làm có mối liên hệ với sự tự tin. Những việc mà bố mẹ sai khiến, ít nhiều con trẻ cũng làm theo. Thế nhưng “kinh nghiệm từ những việc đã làm do bố mẹ sai bảo” đối với đứa trẻ liệu thực sự có trở thành kỹ năng sống cho chúng hay không?

Là cha mẹ, bạn hãy thử cứng rắn, tin tưởng và thôi ra lệnh “hãy làm đi” với con trẻ xem sao? Chắc chắn bạn sẽ lại “Ngạc nhiên! Ngạc nhiên” giống như bà mẹ A đã chia sẻ đấy!

Dạy con kiểu Nhật chúc bạn sẽ thành công với phương pháp mới này!

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2016

Dạy con kiểu Nhật hôm nay sẽ chia sẻ với bạn đọc những thông tin và biện pháp cần thiết giúp bạn hạn chế và chữa trị chứng đái dầm ở trẻ.



 Những kiến thức cơ bản cần biết nhằm khắc phục chứng đái dầm cho trẻ đó là: “Không đánh thức trẻ”, “ Không nóng vội”, “ Không la mắng”, “ Không so bì trẻ với những đứa trẻ khác”.
dạy con kiểu nhật chữa bệnh đái dầm cho trẻ
Dạy con kiểu nhật trị chứng đái dầm ở trẻ

Chứng đái dầm của trẻ là vấn đề khiến cho nhiều bậc phụ huynh đau đầu.  Ngày xưa nguyên nhân của chứng đái dầm được cho là do bố mẹ không biết dạy con hoặc cũng có thể là do con chưa ý thức được. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp được đưa ra nhằm đối phó với chứng bệnh này.

Nếu nguyên nhân của chứng đái dầm được biết rõ, bậc làm cha làm mẹ cũng như con trẻ sẽ có thể khắc phục được phần nào chứng bệnh này. Dạy con kiểu Nhật xin chia sẻ những nguyên nhân cũng như cách khắc phục chứng đái dầm về đêm ở trẻ cho các bậc cha mẹ. Mọi người hãy tham khảo bài viết bên dưới nhé!

Nguyên nhân và cách phân biệt giữa “Bệnh đái dầm” và “Chứng đái dầm”

Trước hết, “Chứng đái dầm” xảy ra vào thời điểm ban đêm, đó là chứng tiểu tiện không tự chủ trong lúc trẻ đang ngủ. Chứng này thường xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi, từ 5 tuổi cho đến lúc trưởng thành, đa số các bé dần khắc phục được tình trạng này. Tuy nhiên nếu chứng đái dần vẫn tiếp tục xảy ra ngay cả lúc trẻ đã trên 5 tuổi, hơn nữa còn xảy ra rất nhiều lần trong một tháng thì có thể gọi hiện tượng này là “ Bệnh đái dầm”. 

Bệnh này cần được chữa trị.

Nguyên nhân chủ yếu của “chứng đái dầm” là do ban đêm nước tiểu với lượng lớn được tích tụ lại khiến bàng quang căng ra và cần được bài tiết ra bên ngoài. Khi bàng quang đã đầy nước tiểu mà trẻ vẫn chưa muốn thức giấc sẽ dẫn đến đái dầm. 

Mặt khác, nguyên nhân của “bệnh đái dầm” là do sự phát triển chậm của hệ thống thần kinh và nội tiết dẫn đến trẻ không thể điều chỉnh được lượng nước tiểu hoặc là do bàng quang quá nhỏ, vấn đề về mặt sinh lý, stress…

 “Không đánh thức trẻ”, “Không  nóng vội”, “Không la mắng”, “Không so bì trẻ với những đứa trẻ khác”

dạy con kiểu nhật chữa bệnh đái dầm cho trẻ
Dạy con kiểu nhật trị chứng đái dầm ở trẻ

“Chứng đái dầm” cũng giống như “Bệnh đái dầm”, nguyên nhân gây ra chứng bệnh này không liên quan gì đến năng lực, tính cách của con trẻ hay sự dạy bảo của bố mẹ.
Đó hoàn toàn không phải do lỗi của trẻ. Vì vậy để khắc phục chứng đái dầm cho trẻ, bố mẹ cần tuân thủ những phương châm sau: “không đánh thức trẻ”, “không nóng vội”, “không la mắng”, “không so bì trẻ với những đứa trẻ khác”.

Không đánh thức trẻ

Đánh thức trẻ trong lúc đang ngủ, bắt trẻ dậy đi nhà vệ sinh sẽ phá hỏng giấc ngủ của trẻ, không những thế điều này còn khiến cho sự bài tiết nước tiểu và hoạt động của bàng quang trở nên xấu đi. Thói quen đánh thức trẻ trong lúc ngủ gây ra hậu quả xấu.

Không nóng vội

Dù là bệnh đái dầm chúng ta cũng có thể khắc phục bằng những phương thuốc và cách thức chữa trị phù hợp.

Bậc làm cha, làm mẹ cần phải thấu hiểu và tôn trọng những suy nghĩ của bản thân trẻ. Không nên nóng vội, hấp tấp mà cần có một khoảng thời gian nhất định để con tiến bộ từng ngày.

Không la mắng trẻ

Chứng đái dầm hoàn toàn không phải do ý thức của trẻ. Chính vì thế bố mẹ không nên la mắng trẻ. Việc la mắng như vậy không những không đem lại hiệu quả gì mà còn gây ra stress cho trẻ và đái dầm có thể tăng thêm.

Không so bì trẻ với những đứa trẻ khác

Bạn nên tránh so sánh trẻ với bạn bè cùng trang lứa hay những người anh, người chị không mắc chứng đái dầm. Làm vậy sẽ tạo cho bản thân trẻ cảm giác rất ngại ngùng, xấu hổ hơn bất cứ ai khác. Không những thế điều này còn gây ra stress và khiến trẻ cảm thấy bản thân kém cỏi. Mong mọi người hết sức chú ý !

Dạy con kiểu Nhật đưa ra cách khắc phục chứng bệnh đái dầm cho trẻ ngay từ bây giờ.

dạy con kiểu nhật chữa bệnh đái dầm cho trẻ
Dạy con kiểu nhật trị chứng đái dầm ở trẻ

Đối với chứng bệnh đái dầm, cần phải đưa trẻ đến những cơ sở y tế để chữa trị, tuy nhiên trước hết cha mẹ cần phải xem lại thói quen sinh hoạt trong gia đình. Dạy con kiểu Nhật sẽ hướng dẫn cụ thể bên dưới. Mọi người cùng xem nhé !

Biện pháp thứ nhất : Xem lại lượng nước.

Chính vì lượng nước cung cấp cho trẻ ban ngày quá nhiều nên bạn cần giảm thiểu chúng lúc về đêm. Đặc biệt sau khi ăn tối xong chỉ nên cho trẻ uống tối đa một cốc nước. Nếu món ăn buổi tối toàn đồ lạnh thì tốt nhất hãy cho trẻ uống nước ấm sau khi ăn tối.

Biện pháp thứ hai : Tập cho trẻ thói quen đi tiểu

Cố gắng tập cho trẻ thói quen đi tiểu vào ban ngày. Làm vậy sẽ giúp cho nước tiểu không bị tích tụ trong bàng quang.

Biện pháp thứ ba : Đối phó với “Tính nhạy cảm với lạnh” (nhột)

Một trong những nguyên nhân gây ra chứng đái dầm là do “tính nhạy cảm với lạnh” ở một số trẻ em. Trước khi ngủ, hãy tắm cho trẻ từ từ, nhẹ nhàng và sau đó ủ ấm trẻ. Sử dụng điều hòa trong phòng ngủ vào mùa hè mang lại hiệu quả rất cao.

Biện pháp thứ tư : Tập thói quen cho trẻ nhất định phải đi vệ sinh trước khi đi ngủ.

Hãy tập thói quen cho bé đi “tè” trước khi đi ngủ để bé không bị tè dầm.

Mọi người thấy thế nào ạ ?

Qua đây chúng ta hiểu được rằng nguyên nhân gây ra chứng đái dầm ở trẻ không phải do cách giáo dục của bố mẹ không tốt cũng không phải do trẻ thiếu ý thức. Các bậc làm cha làm mẹ hãy xem lại thói quen sinh hoạt hàng ngày trong gia đình mình. Tuyệt đối không bao giờ la mắng, phê phán, trừng phạt, nóng vội hay đánh thức trẻ khi trẻ đái dầm. Tránh làm trẻ xấu hổ khi kể với người khác về chứng đái dầm của trẻ. Tập thói quen đi tiểu trước khi đi ngủ, hạn chế uống nước trước lúc ngủ, khen ngợi khi trẻ không đái dầm trong đêm…là những biện pháp đối phó rất hữu hiệu. Nào, các ông bố bà mẹ hãy cùng chung tay xây đắp cho trẻ ! 

Dạy con kiểu Nhật chúc các bậc phụ huynh sẽ thành công !


Mẹ nào có cách nào hay thì hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2016

Ăn dặm kiểu Nhật đã không còn quá xa lạ với các bà mẹ Việt.


Những công thức đơn giản, dễ làm nhưng luôn đáp ứng những tiêu chí về dinh dưỡng cho trẻ là điều mà các mẹ Nhật không bao giờ quên khi chọn thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ. 

Để đáp ứng sự phát triển của trẻ, rất nhiều món ăn dặm đã được các ông bố, bà mẹ chế biến ra nhằm bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ. Thời kì 5-6 tháng tuổi là khoảng thời gian mà chúng ta nên tập cho trẻ thói quen nuốt những thức ăn đã được nghiền nát. Nếu trẻ không muốn ăn thì nên chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều lần trong ngày. Dần dần hãy tập cho trẻ ăn những thức ăn cứng hơn. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn cách chế biến các món ăn dặm kiểu Nhật đơn giản.

Công thức 1: Món cháo salad phô mai

Nguyên liệu :

thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho trẻ 6 tháng tuổi
Rau xà lách        1cây dài khoảng 5cm
Cháo                    3 muỗng canh
Phô mai               1 lượng nhỏ

Thời gian ướp gia vị: Khoảng  5 phút (không tính thời gian hầm cháo )

Phí nguyên liệu:  Khoảng 20.000 (tương đương 1 phần ăn)

Các bước thực hiện:

thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho trẻ 6 tháng tuổi


Bước 1: Xà lách nấu mềm, sau đó cắt nhỏ.

Bước 2: Cho xà lách đã cắt nhỏ vào cháo, cho thêm một ít phô mai.

thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho trẻ 6 tháng tuổi


Thông tin bổ sung

Phô mai tốt cho tiêu hóa, nó còn là nguyên liệu giàu protein và canxi. Ngoài ra, phô mai còn chứa hàm lượng chất béo và hàm lượng muối cao nên cần chú ý sử dụng một lượng phù hợp. Thêm vào món ăn một ít phô mai giúp cho hương vị món ăn trở nên ngon hơn và kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn. 

Công thức 2: Món mỳ ống cá ngừ

Nguyên liệu:

thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho trẻ 6 tháng tuổi

Mỳ ống         6-7 khúc     
Cá ngừ hộp      1 muỗng canh nhỏ
Măng tây (phần búp)         1 khúc nhỏ
Cà chua bi       2 quả
Canh rau          3 muỗng canh
Bột năng          một lượng nhỏ

Thời gian ướp gia vị: Khoảng  20 phút

Phí nguyên liệu: Khoảng 90.000 (tương đương 1 phần ăn)

Các bước thực hiện:

thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho trẻ 6 tháng tuổi

Bước 1: Mỳ ống nếu mềm, giã nhuyễn

Bước 2: Măng tây nấu mềm, giã nhuyễn

Bước 3: Cà chua bi bóc vỏ, tách hạt, giã nhuyễn

Bước 4: Cá thu cho vào nước, đun nóng, vớt ra bát rồi giã nhuyễn.

Bước 5: Cho hỗn hợp ở bước 1,2,3,4 vào 1 cái chảo nhỏ. Cho nước canh rau vào, đun nóng.  Đun đến khi sôi cho bột năng vào khuấy đều thành hỗn hợp dạng sệt.

thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho trẻ 6 tháng tuổi

Thông tin bổ sung

Ở thời kì này, có rất nhiều đứa trẻ thích ăn những món kết hợp giữa rau và những nguyên liệu giàu protein. Bố mẹ hãy tự tạo ra thật nhiều món ăn dặm đơn giản cho bé từ những nguyên liệu này nhé.

Công thức 3: Món mỳ udon

Nguyên liệu:

thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho trẻ 6 tháng tuổi

Sợi mỳ udon đã luộc chín      10g
Thịt gà                                    10g
Củ cải trắng                             1 khúc dài khoảng 2cm
Cà rốt                                       1 củ dài, cắt thành từng lát dày khoảng 1cm
Nước dùng                               ½ cốc
Bột năng                                  một lượng nhỏ

Thời gian ướp gia vị: Khoảng  15 phút

Phí nguyên liệu: Khoảng 40.000 (tương đương 1 phần ăn)

Các bước thực hiện:

thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho trẻ 6 tháng tuổi

Bước 1: Mỳ udon giã nhỏ, nấu mềm.

Bước 2: củ cải, cà rốt giã nhỏ

Bước 3: Cho thịt gà và nước dùng vào chảo nhỏ rồi đun nóng. Trước khi nấu nhớ băm nhỏ thịt gà. Cho củ cải, cà rốt đã băm nhỏ vào đun cùng. Cho thêm một nửa lượng nước dùng còn lại vào chảo. Sau khi sôi cho mỳ udon đã giã nhuyễn vào. 

Bước 4: Cho bột năng vào, khuấy đều, tắt lửa.

thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho trẻ 6 tháng tuổi


Thông tin bổ sung

Nếu một ngày cho trẻ ăn hai lần thì nên thay đổi món ăn với nhiều loại thịt khác nhau. Trước tiên nên dùng loại thịt dễ băm và ít chất béo như thịt gà, thịt ức…Trước khi đun nóng, nên tạo ra hỗn hợp nước và nước dùng cho vào món ăn để món ăn mau nhừ hơn.

Công thức 4: Món cháo sữa chua dâu tây 

Nguyên liệu:

thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho trẻ 6 tháng tuổi

Dâu tây                                        1/3 quả
Bánh mì (cắt thành 8 lát)             ¼ lát
Sữa  tươi                                      2 muỗng canh
Sữa chua                                      một lượng nhỏ

Thời gian ướp gia vị: Khoảng  10 phút

Phí nguyên liệu: Khoảng 25.000 (tương đương 1 phần ăn)

Các bước thực hiện:

thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho trẻ 6 tháng tuổi

Bước 1: Dâu tây giã nhuyễn

Bước 2: Bánh mỳ cắt nhỏ, cho vào chảo nhỏ và cho thêm sữa tươi vào, nấu mềm

Bước 3: Cho hỗn hợp dâu tây giã nhuyễn vào chảo, sau đó cho sữa chua vào khuấy đều.

thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho trẻ 6 tháng tuổi

Thông tin bổ sung

Hoa quả có vị ngọt nên dễ ăn. Những nguyên liệu khô rất khó nuốt, chính vì vậy các bậc cha mẹ cần chế biết cách kết hợp chúng với những nguyên liệu khác để có thể tạo ra những món ăn vừa dễ ăn, vừa khiến trẻ thích thú. Khi món cháo có vị quá chua, nên bỏ chúng vào lò vi sóng để giảm bớt vị chua.

Công thức 5: Món cháo đậu nành+đậu bắp

Nguyên liệu:

thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho trẻ 6 tháng tuổi

Đậu nành giã nhỏ     1 muỗng canh nhỏ
Đậu bắp                    ½ trái
Cháo                          3 muỗng canh

Thời gian ướp gia vị: Khoảng  10 phút (không tính thời gian hầm cháo)

Phí nguyên liệu: Khoảng 30.000 (tương đương 1 phần ăn)

Các bước thực hiện:

thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho trẻ 6 tháng tuổi

Bước 1: Đậu bắp nấu mềm, giã nhỏ

Bước 2: Trộn đậu nành cùng với cháo đã nấu mềm vào.

thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho trẻ 6 tháng tuổi

Thông tin bổ sung

Đậu nành đã lên men giàu chất dinh dưỡng như protein, vitamin b2 và sắt. Nó được dùng nhiều để chế biến các món ăn kiêng. Đặc biệt nếu trẻ bị táo bón, ăn chúng cũng rất tốt. Đậu bắp chứa thành phần chất nhờn nên rất dễ ăn, nó là một thực phẩm rất có lợi cho dạ dày và đường ruột.

Chúc bạn có được một thực đơn ăn dặm kiểu Nhật hợp lí và đầy đủ dinh dưỡng nhất cho bé, để bé có khởi đầu mới tốt hơn.

Tin nhiều người xem