Kết quả tìm kiếm:

Thứ Năm, 2 tháng 7, 2020

Tiêu chảy là bệnh về đường tiêu hóa khá phổ biến trong các bệnh về đường tiêu hóa. Mặc dù ban đầu tuy đơn giản, nhưng để lâu ngày bệnh tiêu chảy cấp trở thành nỗi lo ngại của nhiều người, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Khi trẻ bị tiêu chảy cấp nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng. Và có thể các mẹ chưa biết rằng tiêu chảy là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong cho trẻ em, đặc biệt có tới 80% ca tử vong do tiêu chảy xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi.

Bé bị tiêu chảy

Ảnh: Lamchame

Thắc mắc của các mẹ có con bị tiêu chảy.

Bé cứ bú vào là bị tiêu chảy, có phải tại sữa của em không tốt?

Chào bác sĩ,

Em đang hoang mang và lo lắng quá. Bé nhà em mới sinh được 5 ngày. Từ chiều tối hôm qua bé nhà em bị đi phân lỏng và mỗi lần đều phát ra tiếng kêu như là tiếng xì hơi. Bé bị như vậy liên tục, cứ bú ti mẹ vào là bé lại bị đi ị ngay.

Vì mấy ngày trước em chưa có sữa nên có cho bé dùng sữa ngoài nhưng dùng có 2 muỗng rồi thôi vì sau đó em có sữa. Đến hôm sau thì bé bị đi ị như vậy, nhưng hôm đó em bị đau bụng và muốn đi ngoài, nhưng không bị tiêu chảy. Em lo là do sữa của em làm cho bé bị đi ngoài như vậy.

Sáng nay em lo quá, cho bé đi viện nhi của tỉnh khám, nhưng BS ở đó chỉ nhìn qua phân của bé rồi kết luận bé bị tiêu chảy cấp và kê đơn thuốc: Oralzin Syrup, Emedimum, Smecta, Oresol. Nhưng em cho bé uống rồi mà bé vẫn bị như vậy. Vừa uống xong thuốc hoặc bú ti mẹ xong là bị đi ngoài luôn. Bây giờ em phải là sao ạ, em có nên cho bé bú ti mẹ nữa không ạ? (Minh Hiền – TPHCM)

Bác sĩ trả lời:

Sữa mẹ là nguồn thức ăn chính cho bé dưới 6 tháng tuổi, ngoại trừ mẹ có bệnh lý gì đó mà không thể cho bé bú mẹ mới dùng sữa ngoài. Do vậy, em yên tâm cho bé bú mẹ, nhất là trong giai đoạn này, em cần cho bé tăng cường bú mẹ, càng nhiều càng tốt để bù lại lượng nước mất qua tiêu chảy .

Em không cho biết mỗi lần đi bé đi ngoài số lượng nước có nhiều không, có đàm máu hoặc nhầy nhớt gì không…? Nếu mỗi lần đi ngoài với lượng nước nhiều, đi nhiều lần trong ngày hoặc trong phân có đàm máu hay nhầy nhớt hoặc bé không đáp ứng với điều trị thì em cần nhanh chóng cho bé vào viện.

Nếu bé chỉ tiêu chảy cấp thì em cần cho bé uống men vi sinh và sirô kẽm, kết hợp bù nước bằng cách tăng cường cho bé bú mẹ.

Bú sữa mẹ, bé đi tiêu phân lỏng nhiều lần trong ngày

Kính thưa Bác sĩ, em có chuyện này muốn nhờ Bác sĩ giải đáp cho em! Em có con gần 4 tháng tuổi, (3 tháng 28 ngày), từ lúc sinh ra đến lúc bé 2 tháng tuổi bé ăn và ngủ, đi cầu bình thường, đúng 2 tháng tuổi em cho bé đi vacxin thì bé về bị sốt và khóc nhiều sau đó bị viêm hô hấp trên (em cho bé đi khám)

Bác sĩ cho em 3 ngày thuốc kháng sinh và hạ sốt về cho bé uống, sau đó hết em ra lấy tiếp 3 ngày nữa, sau khi uống thuốc bé bị táo bón, em đã mua sorbiton và men tiêu hóa sống cho bé uống, (em cho bé uống một ngày) tình trạng đã cải thiện hơn nhưng hai ngày hoặc ba ngày bé mới đi cầu phân màu vàng hoa cải, 3 tháng đầu bé tăng ký tốt lần lượt là 1,6kg, 1,4kg, và 1kg.

Khi bé tròn 3 tháng em cho bé đi uống vacxin rota virut, 3 ngày sau khi về bé không đi cầu sang ngày thứ 4 bé đi cầu phân màu vàng hoa cải, nhưng từ đó đến 7 ngày tiếp theo bé đi cầu nhiều phân toàn nước và có chất nhày, màu xanh, có mùi hôi va chua đến ngày thứ 3 em ra Trung tâm chăm sóc bà mẹ trẻ em hỏi thì tư vấn viên ở đây nói là bé uống vacxin rota virut nên đi cầu như vậy là bình thường do đó là tác dụng phụ của vacxin.

Nhưng đã gần một tháng trôi qua mà bé vẫn đi cầu phân lỏng, tuy đi không nhiều có ngày đi 3 lần, 4 lần có ngày đi 6 lần và có ngày không đi, trong các ngày đi cầu lần đầu tiên phân có màu vàng có lẫn ít nước màu xanh, nhưng những lần sau toàn đi ra nước lẫn hạt phân màu vàng, có thêm một ít chất nhầy có mùi hôi và chua.

Sắp đến ngày bé uống liều hai vacxin rota virut em có nên cho bé uống nữa không. Và tháng thứ 4 này bé chỉ tăng khoảng 0,5kg. Em rất mong Bác sĩ tư vấn cho em. Em xin chân thành cảm ơn! (Thùy Linh – Hà Nội)

Bác sĩ nhi khoa trả lời:

Bạn không nói với chúng tôi là con bạn hiện đang được nuôi theo chế độ dinh dưỡng gì? Nếu nuôi theo sữa mẹ thì như vậy là rất tốt, bé lên cân tốt và bạn cũng nên nhớ rằng khi trẻ càng lớn sự lên cân của trẻ sẽ giảm dần, 1 tháng lên đến 0,5kg là rất tốt. Còn vấn đề đi tiêu lỏng của con bạn, theo tôi thì không có gì quan ngại lắm. Nếu bé bú sữa mẹ, cháu có thể đi phân lỏng hoa cà hoa cải, bé không sốt, không sụt cân, tiêu không máu và số lần đi tiêu dưới 3 lần trong ngày.

Nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy và cách phòng, chữa bệnh cho trẻ.

Trẻ bị tiêu chảy mẹ nên làm gì và ăn gì?

Nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy là do: rối loạn tiêu hóa bình thường ở trẻ, nhiễm trùng đường ruột, khả năng dung nạp thức ăn kém hay dị ứng thực phẩm. Mẹ có thể dễ dàng nhận biết trẻ bị tiêu chảy qua những dấu hiệu sau:

  • Trẻ đi ngoài phân lỏng hơn bình thường.
  • Bé đi ngoài nhiều lần trong ngày: trên 3 lần/ngày.

Vậy bé bị tiêu chảy phải làm thế nào? Ngay khi vừa phát hiện trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, các mẹ cần áp dụng những cách xử lý sau để ngăn chặn triệt để căn bệnh nguy hiểm này:

  • Mẹ cho trẻ uống nhiều sữa hơn bình thường để bù vào lượng nước đã mất.
  • Cho trẻ uống 50-100ml oresol sau mỗi lần đi ngoài.
  • Ngoài sữa mẹ, mẹ có thể cho trẻ uống thêm 100-200ml nước sôi để nguội/ngày.
  • Mẹ cần vệ sinh hai tay sạch sẽ khi cho trẻ bú và khi thay tã cho trẻ.

Cha mẹ quan sát và nếu phát hiện trẻ tiêu chảy có những dấu hiệu bất thường sau thì cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để chuẩn đoán và điều trị hiệu quả:

  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi.
  • Trẻ tiêu chảy trên 2 ngày mà không giảm.
  • Trẻ có dấu hiệu mất nước nặng: miệng, lưỡi khô khốc, mắt trũng hơn bình thường, khóc không có nước mắt,…
  • Trẻ bị nôn ói nhiều và không thể ăn uống.
  • Trẻ bị sốt cao, từ 38.5 độ trở lên.
  • Bụng trẻ đau khi ấn vào.
  • Phân trẻ có lẫn máu.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì vậy đề phòng trẻ sơ sinh bị tiêu chảy là điều cần thiết và là biện pháp an toàn mà cha mẹ nên làm. Sau đây là cách phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ sơ sinh, cha mẹ cần lưu ý:

  • Mẹ cho bé bú cần chú ý giữ gìn vệ sinh khi ăn uống, bổ sung đủ nước, vitamin, chất xơ, chất khoáng trong chế độ ăn hàng ngày.
  • Mẹ cho bé uống sữa ngoài lưu ý sử dụng nguồn nước sạch khi pha sữa, rửa kỹ tay khi chăm sóc và cho trẻ ăn.
  • Cha mẹ lưu ý không cho trẻ sơ sinh uống kháng sinh bừa bãi, dễ gây nên tác dụng phụ là tiêu chảy.

Những thực phẩm mẹ ăn gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Trẻ bi tiêu chảy mẹ nên làm gì và ăn gì?

Thực phẩm mẹ ăn gây ra tiêu chảy cho bé?. (Source: Internet)

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường là do nguồn thức ăn mà bé ăn hoặc vệ sinh không sạch sẽ. Tuy nhiên đôi khi là do thức ăn của mẹ. Dưới đây là một số loại thường gặp:

1. Những thực phẩm dễ gây dị ứng.

Thủ phạm thường gặp là sữa, đậu nành, lúa mì, đậu phộng, hải sản,…Trong thực tế, đã có nhiều trường hợp bị dị ứng bởi các thực phẩm quen thuộc này, và đây cũng là nguyên nhân đầu tiên gây cho bé bị tiêu chảy.

2. Những thức ăn không đảm bảo vệ sinh.

Những thức ăn mà người Việt rất ưa thích như rau sống, tiết canh, gỏi cá, nem chạo, nem chua, mắm tôm, mắm tép… có rất nhiều loại vi khuẩn, vi rút, kí sinh trùng, sán, giun đang ẩn nấp và sinh sôi.

Nước lã hoặc thức ăn chưa nấu chín cũng có thể là nguyên nhân.

3. Những thực phẩm bị nhiễm độc.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng hoặc bị nhiễm độc. Những chất này dù ít hay nhiều cũng có thể đi theo đường sữa mẹ và vào cơ thể non nớt của bé.

4. Thuốc uống bổ sung.

Những loại thuốc uống bổ sung vitamin, sắt,..hoặc thuốc chữa bệnh của mẹ cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.

Cơ thể non yếu của trẻ sơ sinh cực kì nhạy cảm với các thành phần của thuốc. Đặc biệt những loại thuốc kém chất lượng còn nguy hiểm hơn.

5. Những chất kích thích.

Các loại cà phê, rượu, thuốc lá, hoặc một số loại trà thảo mộc cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.

6. Những thức ăn cay, nhiều gia vị và tạo khí.

Một số gia vị có trong thức ăn có thể đi theo và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa còn non yếu của bé thông qua con đường sữa mẹ.

Cách ăn uống cho trẻ bị tiêu chảy

Bù nước khi bé bị tiêu chảy


  • Bé tiêu phân nhiều nước nên bao giờ cũng bị mất nước. Cơ thể thiếu nước sẽ đưa đến những biến chứng nặng nề, có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy bị tiêu chảy nhưng đường ruột vẫn hấp thu nước được. Vì vậy, phải cho bé uống bù nước ngay khi biết bé bị tiêu chảy. 

  • Các dung dịch bù nước thông dụng là dung dịch ORS (oresol), ORS II, viên hydrite. Pha dung dịch bù nước đúng là điều quan trọng giúp bé mau hồi phục và giảm thiểu tình trạng sụt cân.

  • Một số bé khi tiêu chảy kèm theo ói nhiều, nên việc bù nước cần thực hiện hết sức từ từ, cho bé uống từng ít một (15-20ml tương đương với 5-10 muỗng cà phê nước cho một lần uống), mỗi 15 phút uống một lần. Bé được bù đủ nước sẽ đi tiểu nhiều, linh động, da và môi tươi tắn. Việc cho uống bù nước phải được duy trì đến khi bé đi tiêu phân sệt và dưới 3 lần mỗi ngày.


Thức ăn cho trẻ tiêu chảy


1. Trẻ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ

  • Tiếp tục cho bú bình thường và tăng số lần bú. Vì sữa mẹ vẫn được dung nạp rất tốt khi bị tiêu chảy, khi trẻ bú mẹ thì tiêu chảy ít hơn, nhanh khỏi hơn, do sữa mẹ có chứa đường Lactoza nên vẫn được hấp thu rất tốt khi bị tiêu chảy.

  • Nếu trẻ không có sữa mẹ thì cho trẻ ăn sữa bò hoặc sữa bột mà trước đó trẻ vẫn ăn những phải cho ăn từng ít một và ăn nhiều bữa trong ngày. Nếu bú bình thì cần pha loãng hơn (giảm nửa lượng sữa, giữ nguyên lượng nước), cho ăn ít nhất 3 giờ một lần.

2. Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên

  • Ngoài bú sữa mẹ, nên cho ăn những thực phẩm dễ tiêu hoá như: Bột gạo, khoai tây, thịt gà, thịt lợn nạc, sữa chua, sữa đậu nành, cà rốt, chuối tiêu, hồng xiêm. Bữa ăn vẫn cần có chất béo để tăng thêm năng lượng khẩu phần, bạn nên thay mỡ bằng dầu ăn.

  • Trong thời gian này bạn chỉ nên cho bé ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hoá như cháo (cháo thịt gà băm nhỏ có tác dụng tốt trong quá trình điều trị tiêu chảy), súp, các món ninh, hầm nhừ, cơm nát.

  • Thức ăn cần nấu kỹ, cho ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh giảm nguy cơ bội nhiễm, nếu phải cho trẻ ăn những thức ăn đã nấu sẵn thì cần phải đun lại trước khi cho ăn.

  • Khi chế biến thức ăn cho trẻ cần rửa tay sạch bằng xà phòng và đảm bảo vệ sinh. Bát, đũa, cốc, chén, muôi, thìa… sau khi rửa sạch bằng nước lã cần được nhúng vào nước đang đun sôi trước bữa ăn.

  • Nên cho trẻ ăn thêm quả chín, hoặc nước quả chín: Chuối, cam, xoài, hồng xiêm để tăng lượng kali. Táo ninh nhừ hay táo nướng sẽ giúp trẻ dễ tiêu hoá hơn.

Mẹ ăn gì để trẻ không bị tiêu chảy?

trẻ ăn gì khi bị tiêu chảy

Ảnh: Internet

Thực phẩm mẹ nên ăn:

Chế độ ăn uống của mẹ cũng quan trọng không kém, mẹ nên áp dụng chế độ dinh dưỡng đủ nước, giàu vitamin, chất xơ và chất khoáng để đảm bảo chất lượng sữa và tăng sức đề kháng cho trẻ. Bản thân người mẹ cũng không cần kiêng khem nhiều mà chỉ nên kiêng ăn đồ ngọt.

Những thực phẩm không nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy:

  • Đường hay các loại đồ ăn có chứa nhiều đường, bánh, kẹo các loại nước giải khát công nghiệp có thể sẽ chính là “thủ phạm” làm cho tình trạng tiêu chảy ngày càng tệ hơn. Do tăng áp lực thẩm thấu trong lòng ruột kéo nước trong tế bào vào lòng ruột.

  • Tránh dùng các loại thực phẩm có nhiều xơ hoặc ít chất dinh dưỡng như: Các loại rau thô (măng, rau cần), tinh bột nguyên hạt (ngô, đỗ) khó tiêu hóa.

  • Tuyệt đối không cho trẻ ăn rau sống, tiết canh, gỏi cá, nem chạo, nem chua, mắm tôm, mắm tép… chưa nấu chín và không uống nước lã.

Những quan niệm sai lầm khi cho bé ăn

  • Nhiều người cho rằng, sữa sẽ làm “bụng trẻ óc ách” nên dừng cho con bú trong thời điểm trẻ đang tiêu chảy hoặc bản thân người mẹ không dám ăn uống gì (chỉ ăn cơm với muối) để “sữa lành” – đó là những quan điểm không chính xác, ảnh hưởng đến việc tiết sữa của người mẹ.

  • Thực chất, bú mẹ là cách giúp trẻ giảm nguy cơ mất nước do tiêu chảy, vì thế nên cho trẻ bú theo nhu cầu, và tăng số lần bú càng nhiều càng tốt.
  • Cũng có trường hợp kiêng sữa chua. Song, bạn nên cho trẻ ăn sữa chua vì sữa chua làm giảm thời gian và độ nặng của đợt tiêu chảy, do quá trình lên men đã chuyển phần lớn đường lactose (loại đường khó hấp thu) trong sữa bò sang một dạng dễ hấp thu hơn.

  • Ngoài ra, một số chủng vi khuẩn trong sữa chua có khả năng ức chế sự phát triển và gây bệnh của các vi sinh vật có hại trong đường tiêu hóa, tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch.

  • Một số khác cho rằng, cần phải kiêng đồ tanh vì rất khó tiêu nên tuyệt nhiên không cho con ăn dầu mỡ, tôm cá…

  • Nhưng những thực phẩm đó chứa rất nhiều vitamin A (hoặc tiền vitamin A), kẽm, protein, lipid v.v… là những chất rất cần thiết để tái tạo lại niêm mạc đường tiêu hóa và tăng cường dinh dưỡng cho trẻ

  • Sự kiêng kỵ đó sẽ khiến trẻ lâu bình phục hơn, vì những thực phẩm ấy chứa các chất rất cần thiết cho việc tái tạo niêm mạc đường tiêu hóa và tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.

Để con hết bị tiêu chảy các mẹ nhớ ăn uống đúng và đủ chất nhé, nhớ cho bé ti nhiều để bé khỏe và phòng tiêu chảy cho bé nhé.

Nguồn: https://dayconkieunhat.vn/tre-bi-tieu-chay-me-nen-lam-gi-va-an-gi/

Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2017

Nhiều bậc phụ huynh cho rằng con còn bé nên sẽ không hiểu những gì mình nói tuy nhiên đó là quan điểm sai lầm. Hành động và lời nói của những người xung quanh, đặc biệt là bố mẹ ảnh hưởng rất lớn đến trẻ.
“Con lúc nào cũng...”, “Con chẳng bao giờ...” 
Những câu nói như thế này rất hay được các ông bố bà mẹ buột miệng nói ra trong lúc bực mình. Cụm từ “lúc nào cũng”, “chẳng bao giờ” có thể gắn chặt lấy bé suốt đời. Trẻ sẽ nghĩ mình đúng là dạng người như cha mẹ vẫn “gắn mác” cho bé, không bao giờ thay đổi được và không cần phải thay đổi.
Những câu nói của bố mẹ có thể khiến trẻ bị tổn thương - Dạy con kiểu Nhật. Ảnh: Internet
Những câu nói của bố mẹ có thể khiến trẻ bị tổn thương - Dạy con kiểu Nhật. Ảnh: Internet
“Bố/mẹ không muốn có đứa con như con"
Khi nghe câu này, bé sẽ cảm thấy không được thương yêu, tôn trọng và mong đợi. Chúng sẽ mang theo "ấn tượng" này cho đến lớn, và vì thế sẽ khó giữ được tình cảm.
"Bố mẹ không yêu con nữa!"
Khi bạn nói với con trẻ điều đó, thế giới trong mắt chúng gần như sụp đổ. Mối quan hệ với mẹ - đó là chiếc cầu nối chúng với cuộc sống xung quanh, mất chiếc cầu ấy, với trẻ sẽ là một vực sâu mà chúng không biết bám víu vào đâu.
"Con mà hư, bố/ mẹ sẽ đuổi con ra khỏi nhà"
Điều này khiến trẻ sợ hãi mà sinh ra tâm lý bất an hoặc nghi ngờ tình cảm của bố mẹ hay nghĩ cách đối phó.
“Sao con không được như anh con/chị con/con nhà người ta nhỉ?”
Một trong những câu nói có mức độ “sát thương” hàng đầu với con trẻ là câu so sánh bé với những đứa trẻ khác. Cảm giác kém cỏi sẽ đeo bám bé rất lâu, dễ gây tâm lí tự ti, chán nản.
 "Ước gì mẹ chưa bao giờ sinh ra con"
Bé sẽ tin rằng, bạn không muốn làm mẹ của bé thực sự. Thậm chí, nhiều bé sẽ không bao giờ quên được câu nói này của bạn. Hậu quả: Bé sẽ thiếu tự tin vào bản thân mình và luôn hoài nghi "Mẹ không yêu mình".
Gợi ý dành cho bạn: Nếu bạn có thói quen phàn nàn những câu tương tự khi tức giận bé, tốt nhất, bạn nên nhanh chóng ra ngoài, đợi đến khi bình tĩnh trở lại, bạn có thể trao đổi với bé về những điều bạn chưa hài lòng sau.
 "Con không nhanh chân lên, mẹ sẽ bỏ con lại đấy"
Với các bé, nỗi sợ hãi lớn nhất là bị cha mẹ bỏ rơi. Đây có thể là câu nói khi bạn muốn thúc giục bé nhưng bé lại tỏ ra sợ hãi thực sự. Joe nói: "Bé sẽ chỉ nhanh chân trong lần đầu bị bạn giục giã, những lần sau, bé sẽ phát hiện ra rằng bạn chỉ ‘nói chơi’, câu hù dọa này của bạn sẽ mất tác dụng".
Gợi ý dành cho bạn: Nếu muốn bé ghi nhớ và nhanh nhẹn hơn, tốt nhất, bạn có thể đưa ra cho bé vài lời cảnh báo. Nói với bé rằng “Đã đến lúc mẹ con mình phải về nhà rồi” đồng thời dắt tay bé bước theo bạn.
 "Ước gì bạn Bin là con mẹ thì tốt quá"
Bin là người bạn thân thiết của bé và có thể đây chỉ là một câu đùa hay câu nói trong lúc bạn giận vì bé hư. Bé sẽ bị tổn thương bởi suy nghĩ: "Mẹ ghét mình, mẹ chỉ yêu bạn Bin thôi". Từ đó, bé sẽ trở nên mặc cảm, tự tin, so bì, ghen tỵ với bạn Bin.
“Con chậm chạp như rùa, con ngu như bò, con phá phách như con khỉ con…”
Có bao nhiêu cách cha mẹ so sánh con mình khi bạn không hài lòng? Tất cả điều này dẫn đến một điều: trẻ em sẽ cảm thấy bối rối về chính bản thân mình, nó sẽ cảm nhận được một điều rằng mình là một món đồ chơi, và người ta có thể làm tất cả mọi điều người ta muốn với nó. Vào lúc bắt đầu của cuộc đời, con bạn sẽ tiếp nhận mọi điều người khác nói mà không có suy nghĩ riêng của mình, chúng tin cậy vào bạn 100%. Thay vì nói với con rằng nó là một kẻ ngốc, hãy nói “Để mẹ giúp con, để mẹ giải thích cho con nhé” và con sẽ vui với điều đó.
“Con xem đấy, bạn… được 10 điểm cho bài kiểm tra này mà con chỉ có 8”
Hầu hết các bậc cha mẹ đều làm vậy với những ý định tốt. Chính họ, suốt thời thơ ấu của mình có thể cũng nghe những câu như vậy, và bây giờ họ nói: “Có gì đâu, người ta cũng nói như vậy với tôi, nhưng tôi lớn lên, và hãy nhìn xem tôi có sao đâu”. Họ đã có thể “quên” rằng trẻ sẽ rất đau khi cha hoặc mẹ chê bai và nói thẳng vào mặt: “Bạn…giỏi hơn con”. Đây là một trải nghiệm rất đau đớn mà những trẻ em thường mang theo cả khi đã trưởng thành. Bên cạnh đó, con bạn sẽ bắt đầu ghét người bạn đó. Những đứa trẻ thường bực bội khi bị so sánh với người khác – với một người bạn cùng lớp, với anh chị em. Những đứa trẻ này khi trưởng thành luôn luôn tiếp tục so sánh mình với người khác, và điều đó không phải lúc nào cũng có ích.

Dạy con kiểu Nhật hy vọng bạn sẽ có được cách nuôi dạy con đúng đắn.

Nguồn : Tin Nhanh Online

Thứ Ba, 10 tháng 1, 2017

Dạy con kiểu Nhật điều trị và phòng ngừa những căn bệnh thường gặp cho trẻ

Dạy con kiểu Nhật rất chú trọng đến vấn đề sức khỏe của trẻ bởi trẻ có sức đề kháng yếu, dễ lây nhiễm các căn bệnh thường gặp khi tiếp xúc với mầm bệnh.

 Vậy làm thế nào để phòng bệnh cho trẻ, hãy cùng dạy con kiểu Nhật tìm hiểu một số bệnh trẻ hay mắc phải và cách phòng tránh nhé.
dạy con kiểu nhật chăm sóc sức khỏe cho trẻ
Dạy con kiểu Nhật giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ hằng ngày để phòng bệnh cho bé (Nguồn: Internet)
1. Dạy con kiểu Nhật phòng tránh bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy là hiện tượng  trẻ đi ngoài phân lỏng hơn ba lần  trong ngày. Nguyên chính là do trẻ ăn phải những thức ăn ôi thiu hay thiếu vệ sinh cá nhân. Các triệu chứng của bệnh là nôn mửa, đau dạ dày, miệng trở nên khô, da bị mất nước và không còn đàn hồi, đi tiểu ít.

Cách phòng bệnh:

Nếu bị mắc tiêu chảy, nên cho con uống nhiều nước, uống thêm dung dịch Oresol cho trẻ em. Để phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ bố mẹ cần lưu ý những điểm sau: cho trẻ cho uống nước đun sôi, rửa tay và chân cho trẻ  trước khi ăn uống, vệ sinh sạch móng tay cho trẻ. Bố mẹ không nên tự ý sử dụng kháng sinh cho trẻ. Hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm ngoài đường phố vì các thực phẩm rất dễ bị ôi thiu và đây chính là ổ vi khuẩn gây nên bệnh này.  Thêm vào đó, các mẹ cần chú ý theo dõi để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bệnh tiêu chảy, chủ động đưa ra những giải pháp xử lý kịp thời nếu con bạn bị mắc tiêu chảy để đề phòng biến chứng nguy hiểm.

2. Dạy con kiểu Nhật phòng bệnh tay chân miệng

dạy con kiểu nhật chăm sóc sức khỏe cho trẻ

Dạy con kiểu Nhật phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ (Nguồn: internet)

 Tay chân miệng là một bệnh rất phổ biến ở trẻ do virus gây nên. Đặc điểm của bệnh là  sốt và nổi ban đỏ trên lòng bàn tay, lòng bàn chân và bên trong miệng.

Bệnh chân tay miệng  lây lan trực tiếp từ người sang người, qua dịch tiết mũi họng, nước bọt, các mụn nước, hoặc phân của người bệnh chính vì thế bệnh rất dễ bùng phát thành dịch và lây từ trẻ này sang trẻ khác trong khi trẻ chơi với nhau.

Cách phòng bệnh:

 Để phòng bệnh, các bậc cha mẹ cần giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, cho trẻ rửa tay thường xuyên bằng nước muối sinh lí. Cung cấp thêm cho trẻ vitamin C bằng cách cho trẻ ăn nhiều hoa quả để tăng sức đề kháng.  Nếu thấy  trẻ có dấu hiệu nổi mụn nước và gây ngứa ở chân, tay, miệng, thì hãy cho trẻ đi khám càng sớm càng tốt.

3. Dạy con kiểu Nhật phòng ngừa bệnh thuỷ đậu

 Thuỷ đậu là một bệnh phổ biến trong mùa hè - thu do virút gây ra. Trẻ bị thuỷ đậu trước tiên sẽ có triệu chứng: sốt cao, nổi ban đỏ sau đó nổi thành các nốt mụn nước. Bệnh thường kéo dài từ 5-7 ngày. Bệnh lây qua đường hô hấp nên khi trẻ ho, virus bắn ra môi trường xung quanh nên rất dễ lây lan và thành dịch. 

Cách phòng bệnh:

Đây là bệnh lành tính và có thể điều trị ở nhà. Để phòng bệnh Cha mẹ cần đưa trẻ đi tiêm phòng  khi được 12 tháng tuổi . Tuy nhiên, với trẻ đã bị thủy đậu thì không cần tiêm phòng nữa vì đã được miễn dịch.  

 Chúc bạn thành công với một số phương pháp chăm sóc sức khỏe cho trẻ của dạy con kiểu Nhật!


Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2017

Biết được thời điểm trẻ mọc răng và thay răng sữa giúp bố mẹ chủ động hơn trong việc giúp con có được hàm răng đều, đẹp.

 Mọc răng đánh dấu bước trưởng thành lớn của bé yêu trong giai đoạn từ ăn cháo mịn sang nhai thức ăn thô. Thông thường, chiếc răng đầu tiên sẽ nhú khi bé khoảng 6 tháng tuổi và đến sinh nhật 3 tuổi của mình thì bé sẽ có một hàm răng hoàn thiện với 20 chiếc răng sữa xinh xinh. 

Dấu hiệu nhận biết trẻ sắp sửa mọc răng thường là: Chảy nước dãi, lợi nhô, thích gặm nhấm, trẻ hay quấy khóc, có thể sốt nhẹ, tiêu chảy. 

Dạy con kiểu Nhật và lịch mọc răng sữa cho trẻ

Đến độ tuổi 7-8, trẻ lại bắt đầu bước vào quá trình thay răng. Những chiếc răng sữa sẽ dần rụng đi và được thay thế bằng những chiếc răng vĩnh viễn. Từ 12 tuổi, răng sữa đã thay hết và trẻ sẽ có 28 răng trưởng thành.

Các bậc cha mẹ đều muốn “canh” để giúp bé thay răng đúng thời điểm nhằm giúp con có hàm răng đẹp. Nhưng mọi người rất bối rối vì không biết bé thay răng nào trước, răng nào sau. Thực ra, bé sẽ thay răng theo một trình tự nhất định như sau:

Dạy con kiểu Nhật và lịch mọc răng sữa cho trẻ

Để những chiếc răng nhỏ xinh của con phát triển bình thường và chắc khỏe các bố mẹ hãy lưu ý đến chế độ ăn của con trẻ.

Dưới đây là danh sách những thực phẩm nên và không nên cho trẻ ăn:

Dạy con kiểu Nhật và lịch mọc răng sữa cho trẻ

Hãy chăm con thật tốt để con có thể phát triển hoàn thiện và khỏe mạnh nhất.

Dạy con kiểu Nhật sẽ luôn đồng hành cùng bạn!


(Trích nguồn Eva)