Thứ Năm, 29 tháng 12, 2016

Dạy con kiểu Nhật hôm nay sẽ chia sẻ với bạn đọc những thông tin và biện pháp cần thiết giúp bạn hạn chế và chữa trị chứng đái dầm ở trẻ.



 Những kiến thức cơ bản cần biết nhằm khắc phục chứng đái dầm cho trẻ đó là: “Không đánh thức trẻ”, “ Không nóng vội”, “ Không la mắng”, “ Không so bì trẻ với những đứa trẻ khác”.
dạy con kiểu nhật chữa bệnh đái dầm cho trẻ
Dạy con kiểu nhật trị chứng đái dầm ở trẻ

Chứng đái dầm của trẻ là vấn đề khiến cho nhiều bậc phụ huynh đau đầu.  Ngày xưa nguyên nhân của chứng đái dầm được cho là do bố mẹ không biết dạy con hoặc cũng có thể là do con chưa ý thức được. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp được đưa ra nhằm đối phó với chứng bệnh này.

Nếu nguyên nhân của chứng đái dầm được biết rõ, bậc làm cha làm mẹ cũng như con trẻ sẽ có thể khắc phục được phần nào chứng bệnh này. Dạy con kiểu Nhật xin chia sẻ những nguyên nhân cũng như cách khắc phục chứng đái dầm về đêm ở trẻ cho các bậc cha mẹ. Mọi người hãy tham khảo bài viết bên dưới nhé!

Nguyên nhân và cách phân biệt giữa “Bệnh đái dầm” và “Chứng đái dầm”

Trước hết, “Chứng đái dầm” xảy ra vào thời điểm ban đêm, đó là chứng tiểu tiện không tự chủ trong lúc trẻ đang ngủ. Chứng này thường xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi, từ 5 tuổi cho đến lúc trưởng thành, đa số các bé dần khắc phục được tình trạng này. Tuy nhiên nếu chứng đái dần vẫn tiếp tục xảy ra ngay cả lúc trẻ đã trên 5 tuổi, hơn nữa còn xảy ra rất nhiều lần trong một tháng thì có thể gọi hiện tượng này là “ Bệnh đái dầm”. 

Bệnh này cần được chữa trị.

Nguyên nhân chủ yếu của “chứng đái dầm” là do ban đêm nước tiểu với lượng lớn được tích tụ lại khiến bàng quang căng ra và cần được bài tiết ra bên ngoài. Khi bàng quang đã đầy nước tiểu mà trẻ vẫn chưa muốn thức giấc sẽ dẫn đến đái dầm. 

Mặt khác, nguyên nhân của “bệnh đái dầm” là do sự phát triển chậm của hệ thống thần kinh và nội tiết dẫn đến trẻ không thể điều chỉnh được lượng nước tiểu hoặc là do bàng quang quá nhỏ, vấn đề về mặt sinh lý, stress…

 “Không đánh thức trẻ”, “Không  nóng vội”, “Không la mắng”, “Không so bì trẻ với những đứa trẻ khác”

dạy con kiểu nhật chữa bệnh đái dầm cho trẻ
Dạy con kiểu nhật trị chứng đái dầm ở trẻ

“Chứng đái dầm” cũng giống như “Bệnh đái dầm”, nguyên nhân gây ra chứng bệnh này không liên quan gì đến năng lực, tính cách của con trẻ hay sự dạy bảo của bố mẹ.
Đó hoàn toàn không phải do lỗi của trẻ. Vì vậy để khắc phục chứng đái dầm cho trẻ, bố mẹ cần tuân thủ những phương châm sau: “không đánh thức trẻ”, “không nóng vội”, “không la mắng”, “không so bì trẻ với những đứa trẻ khác”.

Không đánh thức trẻ

Đánh thức trẻ trong lúc đang ngủ, bắt trẻ dậy đi nhà vệ sinh sẽ phá hỏng giấc ngủ của trẻ, không những thế điều này còn khiến cho sự bài tiết nước tiểu và hoạt động của bàng quang trở nên xấu đi. Thói quen đánh thức trẻ trong lúc ngủ gây ra hậu quả xấu.

Không nóng vội

Dù là bệnh đái dầm chúng ta cũng có thể khắc phục bằng những phương thuốc và cách thức chữa trị phù hợp.

Bậc làm cha, làm mẹ cần phải thấu hiểu và tôn trọng những suy nghĩ của bản thân trẻ. Không nên nóng vội, hấp tấp mà cần có một khoảng thời gian nhất định để con tiến bộ từng ngày.

Không la mắng trẻ

Chứng đái dầm hoàn toàn không phải do ý thức của trẻ. Chính vì thế bố mẹ không nên la mắng trẻ. Việc la mắng như vậy không những không đem lại hiệu quả gì mà còn gây ra stress cho trẻ và đái dầm có thể tăng thêm.

Không so bì trẻ với những đứa trẻ khác

Bạn nên tránh so sánh trẻ với bạn bè cùng trang lứa hay những người anh, người chị không mắc chứng đái dầm. Làm vậy sẽ tạo cho bản thân trẻ cảm giác rất ngại ngùng, xấu hổ hơn bất cứ ai khác. Không những thế điều này còn gây ra stress và khiến trẻ cảm thấy bản thân kém cỏi. Mong mọi người hết sức chú ý !

Dạy con kiểu Nhật đưa ra cách khắc phục chứng bệnh đái dầm cho trẻ ngay từ bây giờ.

dạy con kiểu nhật chữa bệnh đái dầm cho trẻ
Dạy con kiểu nhật trị chứng đái dầm ở trẻ

Đối với chứng bệnh đái dầm, cần phải đưa trẻ đến những cơ sở y tế để chữa trị, tuy nhiên trước hết cha mẹ cần phải xem lại thói quen sinh hoạt trong gia đình. Dạy con kiểu Nhật sẽ hướng dẫn cụ thể bên dưới. Mọi người cùng xem nhé !

Biện pháp thứ nhất : Xem lại lượng nước.

Chính vì lượng nước cung cấp cho trẻ ban ngày quá nhiều nên bạn cần giảm thiểu chúng lúc về đêm. Đặc biệt sau khi ăn tối xong chỉ nên cho trẻ uống tối đa một cốc nước. Nếu món ăn buổi tối toàn đồ lạnh thì tốt nhất hãy cho trẻ uống nước ấm sau khi ăn tối.

Biện pháp thứ hai : Tập cho trẻ thói quen đi tiểu

Cố gắng tập cho trẻ thói quen đi tiểu vào ban ngày. Làm vậy sẽ giúp cho nước tiểu không bị tích tụ trong bàng quang.

Biện pháp thứ ba : Đối phó với “Tính nhạy cảm với lạnh” (nhột)

Một trong những nguyên nhân gây ra chứng đái dầm là do “tính nhạy cảm với lạnh” ở một số trẻ em. Trước khi ngủ, hãy tắm cho trẻ từ từ, nhẹ nhàng và sau đó ủ ấm trẻ. Sử dụng điều hòa trong phòng ngủ vào mùa hè mang lại hiệu quả rất cao.

Biện pháp thứ tư : Tập thói quen cho trẻ nhất định phải đi vệ sinh trước khi đi ngủ.

Hãy tập thói quen cho bé đi “tè” trước khi đi ngủ để bé không bị tè dầm.

Mọi người thấy thế nào ạ ?

Qua đây chúng ta hiểu được rằng nguyên nhân gây ra chứng đái dầm ở trẻ không phải do cách giáo dục của bố mẹ không tốt cũng không phải do trẻ thiếu ý thức. Các bậc làm cha làm mẹ hãy xem lại thói quen sinh hoạt hàng ngày trong gia đình mình. Tuyệt đối không bao giờ la mắng, phê phán, trừng phạt, nóng vội hay đánh thức trẻ khi trẻ đái dầm. Tránh làm trẻ xấu hổ khi kể với người khác về chứng đái dầm của trẻ. Tập thói quen đi tiểu trước khi đi ngủ, hạn chế uống nước trước lúc ngủ, khen ngợi khi trẻ không đái dầm trong đêm…là những biện pháp đối phó rất hữu hiệu. Nào, các ông bố bà mẹ hãy cùng chung tay xây đắp cho trẻ ! 

Dạy con kiểu Nhật chúc các bậc phụ huynh sẽ thành công !


Mẹ nào có cách nào hay thì hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2016

Ăn dặm kiểu Nhật đã không còn quá xa lạ với các bà mẹ Việt.


Những công thức đơn giản, dễ làm nhưng luôn đáp ứng những tiêu chí về dinh dưỡng cho trẻ là điều mà các mẹ Nhật không bao giờ quên khi chọn thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ. 

Để đáp ứng sự phát triển của trẻ, rất nhiều món ăn dặm đã được các ông bố, bà mẹ chế biến ra nhằm bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ. Thời kì 5-6 tháng tuổi là khoảng thời gian mà chúng ta nên tập cho trẻ thói quen nuốt những thức ăn đã được nghiền nát. Nếu trẻ không muốn ăn thì nên chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều lần trong ngày. Dần dần hãy tập cho trẻ ăn những thức ăn cứng hơn. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn cách chế biến các món ăn dặm kiểu Nhật đơn giản.

Công thức 1: Món cháo salad phô mai

Nguyên liệu :

thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho trẻ 6 tháng tuổi
Rau xà lách        1cây dài khoảng 5cm
Cháo                    3 muỗng canh
Phô mai               1 lượng nhỏ

Thời gian ướp gia vị: Khoảng  5 phút (không tính thời gian hầm cháo )

Phí nguyên liệu:  Khoảng 20.000 (tương đương 1 phần ăn)

Các bước thực hiện:

thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho trẻ 6 tháng tuổi


Bước 1: Xà lách nấu mềm, sau đó cắt nhỏ.

Bước 2: Cho xà lách đã cắt nhỏ vào cháo, cho thêm một ít phô mai.

thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho trẻ 6 tháng tuổi


Thông tin bổ sung

Phô mai tốt cho tiêu hóa, nó còn là nguyên liệu giàu protein và canxi. Ngoài ra, phô mai còn chứa hàm lượng chất béo và hàm lượng muối cao nên cần chú ý sử dụng một lượng phù hợp. Thêm vào món ăn một ít phô mai giúp cho hương vị món ăn trở nên ngon hơn và kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn. 

Công thức 2: Món mỳ ống cá ngừ

Nguyên liệu:

thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho trẻ 6 tháng tuổi

Mỳ ống         6-7 khúc     
Cá ngừ hộp      1 muỗng canh nhỏ
Măng tây (phần búp)         1 khúc nhỏ
Cà chua bi       2 quả
Canh rau          3 muỗng canh
Bột năng          một lượng nhỏ

Thời gian ướp gia vị: Khoảng  20 phút

Phí nguyên liệu: Khoảng 90.000 (tương đương 1 phần ăn)

Các bước thực hiện:

thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho trẻ 6 tháng tuổi

Bước 1: Mỳ ống nếu mềm, giã nhuyễn

Bước 2: Măng tây nấu mềm, giã nhuyễn

Bước 3: Cà chua bi bóc vỏ, tách hạt, giã nhuyễn

Bước 4: Cá thu cho vào nước, đun nóng, vớt ra bát rồi giã nhuyễn.

Bước 5: Cho hỗn hợp ở bước 1,2,3,4 vào 1 cái chảo nhỏ. Cho nước canh rau vào, đun nóng.  Đun đến khi sôi cho bột năng vào khuấy đều thành hỗn hợp dạng sệt.

thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho trẻ 6 tháng tuổi

Thông tin bổ sung

Ở thời kì này, có rất nhiều đứa trẻ thích ăn những món kết hợp giữa rau và những nguyên liệu giàu protein. Bố mẹ hãy tự tạo ra thật nhiều món ăn dặm đơn giản cho bé từ những nguyên liệu này nhé.

Công thức 3: Món mỳ udon

Nguyên liệu:

thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho trẻ 6 tháng tuổi

Sợi mỳ udon đã luộc chín      10g
Thịt gà                                    10g
Củ cải trắng                             1 khúc dài khoảng 2cm
Cà rốt                                       1 củ dài, cắt thành từng lát dày khoảng 1cm
Nước dùng                               ½ cốc
Bột năng                                  một lượng nhỏ

Thời gian ướp gia vị: Khoảng  15 phút

Phí nguyên liệu: Khoảng 40.000 (tương đương 1 phần ăn)

Các bước thực hiện:

thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho trẻ 6 tháng tuổi

Bước 1: Mỳ udon giã nhỏ, nấu mềm.

Bước 2: củ cải, cà rốt giã nhỏ

Bước 3: Cho thịt gà và nước dùng vào chảo nhỏ rồi đun nóng. Trước khi nấu nhớ băm nhỏ thịt gà. Cho củ cải, cà rốt đã băm nhỏ vào đun cùng. Cho thêm một nửa lượng nước dùng còn lại vào chảo. Sau khi sôi cho mỳ udon đã giã nhuyễn vào. 

Bước 4: Cho bột năng vào, khuấy đều, tắt lửa.

thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho trẻ 6 tháng tuổi


Thông tin bổ sung

Nếu một ngày cho trẻ ăn hai lần thì nên thay đổi món ăn với nhiều loại thịt khác nhau. Trước tiên nên dùng loại thịt dễ băm và ít chất béo như thịt gà, thịt ức…Trước khi đun nóng, nên tạo ra hỗn hợp nước và nước dùng cho vào món ăn để món ăn mau nhừ hơn.

Công thức 4: Món cháo sữa chua dâu tây 

Nguyên liệu:

thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho trẻ 6 tháng tuổi

Dâu tây                                        1/3 quả
Bánh mì (cắt thành 8 lát)             ¼ lát
Sữa  tươi                                      2 muỗng canh
Sữa chua                                      một lượng nhỏ

Thời gian ướp gia vị: Khoảng  10 phút

Phí nguyên liệu: Khoảng 25.000 (tương đương 1 phần ăn)

Các bước thực hiện:

thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho trẻ 6 tháng tuổi

Bước 1: Dâu tây giã nhuyễn

Bước 2: Bánh mỳ cắt nhỏ, cho vào chảo nhỏ và cho thêm sữa tươi vào, nấu mềm

Bước 3: Cho hỗn hợp dâu tây giã nhuyễn vào chảo, sau đó cho sữa chua vào khuấy đều.

thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho trẻ 6 tháng tuổi

Thông tin bổ sung

Hoa quả có vị ngọt nên dễ ăn. Những nguyên liệu khô rất khó nuốt, chính vì vậy các bậc cha mẹ cần chế biết cách kết hợp chúng với những nguyên liệu khác để có thể tạo ra những món ăn vừa dễ ăn, vừa khiến trẻ thích thú. Khi món cháo có vị quá chua, nên bỏ chúng vào lò vi sóng để giảm bớt vị chua.

Công thức 5: Món cháo đậu nành+đậu bắp

Nguyên liệu:

thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho trẻ 6 tháng tuổi

Đậu nành giã nhỏ     1 muỗng canh nhỏ
Đậu bắp                    ½ trái
Cháo                          3 muỗng canh

Thời gian ướp gia vị: Khoảng  10 phút (không tính thời gian hầm cháo)

Phí nguyên liệu: Khoảng 30.000 (tương đương 1 phần ăn)

Các bước thực hiện:

thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho trẻ 6 tháng tuổi

Bước 1: Đậu bắp nấu mềm, giã nhỏ

Bước 2: Trộn đậu nành cùng với cháo đã nấu mềm vào.

thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho trẻ 6 tháng tuổi

Thông tin bổ sung

Đậu nành đã lên men giàu chất dinh dưỡng như protein, vitamin b2 và sắt. Nó được dùng nhiều để chế biến các món ăn kiêng. Đặc biệt nếu trẻ bị táo bón, ăn chúng cũng rất tốt. Đậu bắp chứa thành phần chất nhờn nên rất dễ ăn, nó là một thực phẩm rất có lợi cho dạ dày và đường ruột.

Chúc bạn có được một thực đơn ăn dặm kiểu Nhật hợp lí và đầy đủ dinh dưỡng nhất cho bé, để bé có khởi đầu mới tốt hơn.

Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2016

Dạy con kiểu Nhật luôn thấu hiểu, là những bậc bố mẹ, dù rất lo lắng cho tương lai của con, nhưng chúng ta không thể biết trước được tương lai và chuẩn bị tất cả cho con mình. Tuy nhiên, bố mẹ có thể trang bị cho con các kỹ năng để thích nghi với mọi hoàn cảnh, học hỏi mọi điều và giải quyết được mọi khó khăn con gặp phải trên đường đời.

Chúng ta luôn mong muốn những đứa trẻ có khả năng tự học bởi vì khi trẻ có thể tự học chúng ta không cần thiết phải dạy cho trẻ mọi thứ. Bất cứ thứ gì trẻ cần học trẻ đều có thể tự nghiên cứu được. Bước đầu tiên của việc tự học được là cần phải biết đặt câu hỏi.

Việc đặt câu hỏi của trẻ diễn ra hết sức tự nhiên, nên các bậc cha mẹ cần khuyến khích việc đặt câu hỏi của trẻ. Cách tốt nhất để hình thành kỹ năng đặt câu hỏi cho trẻ là làm gương trước. Khi bạn và con cùng gặp những điều mới lạ hãy đặt câu hỏi và cùng con khám phá những câu trả lời có thể xảy ra. Khi trẻ đặt câu hỏi thay vì mắng phạt hãy khen ngợi trẻ và cố gắng trả lời trẻ.

Thay đổi tương lai của trẻ bằng những câu hỏi? “Khóa huấn luyện giúp con cái tự tìm ra được việc muốn làm”

Dạy con kiểu Nhật dạy trẻ bằng những câu hỏi
Dạy con kiểu Nhật dạy trẻ phải biết chia sẻ mọi thứ
Ông bố A có 3 đứa con, 1 đứa là học sinh năm 2 trung học, một đứa là năm 4 tiểu học và đứa còn lại là năm 2 tiểu học. 

Ngày hôm trước, chúng tôi có dịp đi chơi cùng bố con anh A. Chúng tôi vừa uống trà vừa trò chuyện, bọn trẻ cũng đã chơi rất vui và càng trở nên thân thiết hơn.

Lúc đó, 2 đứa nhỏ tuổi hơn giành nhau đồ chơi nên bầu không khí trở nên hơi đáng sợ một chút. Tôi ngồi quan sát và nghĩ “ nếu cứ như thế thì sẽ cãi nhau mà xem, không biết rồi sẽ thế nào nhỉ” vừa lúc đó cô con gái học trung học xen vào. Còn cậu con trai lớn thì chỉ ngồi căng mắt ra nhìn.

Đưa ra quyết định bằng những “ câu hỏi ”

Người anh trai bắt đầu cất giọng.

“  em B, em muốn như thế nào?”

“ em muốn chơi cái này!”  đứa em thứ là em B trả lời.

“ em cũng muốn chơi cái này!” đứa e út C nói.

“ em C cũng nói như thế , em tính làm như thế nào B?”  Người anh nói.

Chỉ có như vậy thôi mà mắt tôi phải dán vào cả 3 người.

 “ Em đã nói là e chơi trước rồi mà em C cứ giành, em không chịu đâu “ B nói.

“Vậy nếu thế thì 2 đứa tính làm thế nào thì hay nhất? Có đề xuất nào không?”

Tôi thoáng nghĩ, với câu nói đó thì liệu cậu anh trai này có đúng thật sự là học sinh trung học hay không? Dù là người lớn cũng không nhiều người biết cách ăn nói giao tiếp giống như thế đâu.

“ Có cách rồi, anh sẽ chơi 5 phút rồi đổi nhé! Sau đó, em C chơi xong 5phút thì lại đổi lượt cho anh.  Đổi nhưng cũng có thể chơi cùng, được không?” 

“ ừm”

Đề xuất của em B đưa ra có vẻ là được em C đồng ý. Cũng chính nhờ thế mà tránh được va chạm chân tay. “Anh trai, tới lượt a rồi đó!” giờ thì quang cảnh chỉ có mỗi câu đó.

Những câu hỏi mang tính đề xuất, xây dựng, sáng tạo

 “ Anh A , những đứa con của anh thật là tuyệt nhỉ!  Khi nào anh cũng để chúng tự giải quyết những việc như thế này à? Làm thế nào mà anh nuôi dạy chúng được thành những đứa trẻ như thế này thế?” Tôi hỏi và anh A vừa cười vừa trả lời.

 “ Tôi lúc nào cũng đưa ra những câu hỏi cho các con và nghĩ chúng cũng sẽ làm thế. Nếu có vấn đề gì xảy ra thì tôi sẽ đưa ra những câu hỏi cho chúng như là “ tại sao lại như vậy” “ Con muốn thế nào” hay là “ Con nghĩ làm thế nào thì tốt?” , những lúc chúng cảm thấy không hài lòng thì tôi nói là : “ kêu ca hay phàn nàn đều không thay đổi được gì đâu nên hãy đưa ra cách giải quyết làm thế nào thì tốt ấy.”. Cứ như thế tự nhiên những đứa con của tôi cũng bị nhiễm, bây giờ chúng cũng làm như vậy đó.”

Quả thật ấn tượng. Đúng thật là như vậy nhỉ! Những bất bình, bất mãn xảy ra dù có nổi nóng hay chửi mắng thì những bất bình, bất mãn ấy cũng không thể biến mất được nếu không có cách giải quyết. Những câu hỏi mang tính hướng đến suy nghĩ về cách giải quyết nếu được đưa ra thường xuyên thì sẽ tạo được thói quen cho trẻ “ nói chuyện với nhau và cùng tìm ra hướng giải quyết phù hợp!.”

Hướng tới ý thức của người được đặt câu hỏi

Dạy con kiểu Nhật dạy trẻ bằng những câu hỏi
Dạy con kiểu Nhật với câu hỏi sẽ luôn giúp trẻ biết chia sẻ và yêu thương nhau hơn
Trong câu hỏi , sẽ hiệu quả nếu “hướng tới ý thức của người được đặt câu hỏi”.  Nếu được hỏi “ Lý do, tại sao không thể trở nên tốt hơn?”  thì người được hỏi đó sẽ nghĩ tới câu “ Mình là đứa trẻ không thể trở nên tốt”. Nếu hỏi “ tại sao lại không nói?” thì sẽ có thể nhận được câu trả lời rằng “ bố/mẹ đừng nghe lời của một đứa trẻ xấu”

Chính vì hỏi những câu như là “ có chuyện gì thế”, “ con muốn như thế nào” hay “con nghĩ làm như thế nào thì sẽ tốt” thì tự nhiên ý thức của con chúng ta sẽ bắt đầu hướng tới suy nghĩ tự mình tìm cách giải quyết. Để con có thể làm những việc chúng muốn làm thì nếu cần thiết phải thương lượng với đối phương thì chúng cũng sẽ bắt đầu nghĩ tới phương pháp đó.

Tương lai, khi bước ra ngoài xã hội, năng lực giao tiếp và năng lực suy nghĩ như thế này sẽ trở thành một tài sản vô cùng lớn. Ý thức của con chúng ta từ bây giờ chẳng phải bị chi phối bởi những câu hỏi như thế sao. Một lần nữa, tôi đã thực sự ngạc nhiên về những tác động của những “ câu hỏi” tới việc ý thức được giải pháp để giải quyết vấn đề của bọn trẻ.

Dạy con kiểu Nhật không hề đơn giản, nhưng nếu bạn dạy con đúng hướng thì nó sẽ đơn giản hóa hơn rất nhiều.

Tin nhiều người xem