Dạy con kiểu Nhật hay bất cứ phương pháp nào đều luôn hướng đến những điều
cơ bản như sự tôn trọng, quyền riêng tư của con trẻ nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm
soát của bố mẹ.
Vậy điều gì là tốt cho trẻ và làm gì để trẻ
luôn mở lòng gần gũi với bạn? Bạn có thể tham khảo những bí quyết dạy con mà dạy
con kiểu Nhật chia sẻ dưới đây nhé!
Riêng tư, kiểm soát và sự
tin tưởng
Trẻ bước vào giai đoạn thanh thiếu niên thường
có rất nhiều nhu cầu phát sinh, đặc biệt là vấn đề riêng tư. Điều này là cần
thiết và các ông bố bà mẹ cần gần gũi với con, hiểu con hơn để có thể biết con
cần gì, giúp con và đưa con tránh xa những cám dỗ xung quanh.
Bố mẹ có nên đặt niềm tin
vào con?
1. Sự riêng tư
|
Dạy con kiểu nhật tôn trọng quyền riêng tư của con |
Khi
con cái lớn dần, chúng cần có không gian riêng tư cho bản thân, điều này là cần
thiết bởi vì con bạn cần không gian riêng tư và thời gian riêng tư để giải quyết
những thách thức của cá nhân, như là nhận xét về bản thân. Đây chính là thời điểm
trẻ suy nghĩ về những khả năng của bản thân, có mong muốn phát triển những sở
thích và thế mạnh của bản thân. Một phần quan trọng trong sự trưởng thành là học cách giải quyết những thách thức bằng sự độc lập và trách nhiệm của bản thân.
Bố
mẹ nên làm gì? Quan sát những thay đổi trong hành vi
và ứng xử của trẻ và tạo điều kiện cho trẻ có thời gian và không gian riêng tư,
không nên bắt ép trẻ quá nhiều. Sai lầm lớn nhất của cha mẹ là không cho trẻ thời
gian và cơ hội để thách thức bản thân.
2. Bí mật
Muốn
có sự riêng tư và có nhiều thời gian để ở một mình không có nghĩa là con bạn không
giấu giếm điều gì cả. Những bí mật sẽ đi cùng sự phát triển độc lập của con,
đây là điều dễ hiểu. Nhưng cực kỳ bí mật trong hành động thì có thể là dấu hiệu
nguy hiểm. Nếu con bạn dành nhiều thời gian trong phòng, không muốn bước ra
ngoài cũng không muốn nói chuyện với ai, thì bạn hãy dành thời gian nói chuyện
cởi mở với con, vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh trầm cảm, lo lắng hoặc là dấu
hiệu của những hành vi như hút thuốc, uống rượu, bia hoặc đang gặp vấn đề gì
đó. Hoặc đó cũng là lúc trẻ dành quá nhiều thời gian cho việc lướt web, chơi
game.
Bố
mẹ nên làm gì? Tuyệt đối không nên quá nóng giận, đánh
đập con khi phát hiện con có những hành vi và thái độ không tốt ngay tại thời
điểm này. Bố mẹ hãy bình tĩnh tìm hiểu vấn đề, sau đó nói chuyện cởi mở với
con, những lúc thế này trẻ có thể gặp bế tắc, vì vậy chúng ta cần giúp con
thoát khỏi điều đó.
3. Giám sát
Thế
giới của con ở thời điểm này không giống
như thế giới của người lớn. Tại thời điểm này, não bộ của con vẫn đang phát triển.
Điều này có nghĩa là con cái chúng ta thỉnh thoảng sẽ đưa ra những quyết định
nhanh chóng mà không quan tâm đến hậu quả và điều này có thể đặt con cái trong
sự nguy hiểm.
Bố
mẹ nên làm gì? Bố mẹ nên khuyên bảo và ủng hộ con hết
lòng. Bạn cần theo dõi những gì đang diễn ra với con trong im lặng, và hãy giúp
con giải quyết vấn đề, không nên thay con giải quyết vấn đề khi không cần thiết.
Con của bạn cần sự riêng tư và độc lập, hãy cho chúng điều đó nhưng bạn cũng cần
theo sát con và cần trở thành những người hùng thầm lặng che chở cho con.
Tôn trọng sự riêng tư của
con cái
Bố
mẹ cần thật sự hiểu rằng, bạn đã gạt bỏ
biên giới cho con cái và cho con cái sự riêng tư hay chưa.
Tuy
nhiên, bạn nên bận tâm đến những việc sau: thứ 7 và chủ nhật con thường làm gì,
nếu đi ra ngoài thì con sẽ đi đâu và khi nào về. Còn những thứ khác như chuyện
giữa con cái và bạn bè như là chúng đã nói chuyện gì với nhau hoặc ai đã đi với
con bạn đêm hôm qua thì bạn đừng xen vào quá nhiều chỉ nên quan sát để biết.
Sau đây là một vài cách bạn nên làm
để tôn trọng sự riêng tư của con cái:
|
Dạy con kiểu nhật tôn trọng quyền riêng tư của con |
-
Gõ cửa trước khi vào phòng
-
Hỏi ý kiến con trước khi nhìn vào cặp hoặc
lấy cái gì từ cặp của con ra
-
Hỏi con liệu có muốn bạn ngồi cạnh con
khi đến gặp bác sĩ hay không.
Bạn
cần cho con sự riêng tư nhưng có những chuyện bạn cần vượt qua ranh giới như
khi bạn cảm thấy con gặp phải điều gì đó không hay và bạn muốn biết, khi đó bạn
hãy nói chuyện cởi mở với con.
Sau đây là những thứ bạn không nên
làm để tôn trọng sự riêng tư của con:
-
Không nghe lén điện thoại của con
-
Không nhìn vào những thứ trong phòng hoặc
tủ kéo của con
-
Không đọc nhật ký hay email của con
-
Không kết bạn hoặc liên lạc với bạn của
con thông qua mạng xã hội
-
Không gọi điện thoại cho con để kiểm tra
con đang ở đâu khi con cái ra ngoài
Giám sát con khôn ngoan
Cách
tốt nhất là tin tưởng và duy trì sự kết nối với trẻ. Khi trẻ cảm thấy tin tưởng
và có mối quan hệ tốt với cha mẹ thì trẻ sẽ thích chia sẻ những điều xảy ra với
chúng với bạn.
Nếu
bạn không có ở nhà khi con bạn đi học về, hãy nói con gọi hoặc nhắn tin cho bạn
để bạn biết rằng con đã về nhà an toàn, đây là một yêu cầu hợp lý.
Nếu
bạn đã đề ra luật lệ trước về những điều trẻ có thể làm trong thời gian rảnh, bạn
sẽ không phải mất thời gian trông nom trẻ quá nhiều. Ví dụ, hạn chế thời gian
xem TV của trẻ hoặc mong muốn trẻ làm gì vào tối thứ 7.
Xem
trẻ đang đọc gì, xem gì và làm gì trên
máy tính. Đặt TV, máy tính vào một khu vực chung, như vậy bạn sẽ dễ dàng biết
được trẻ đang làm gì và thời gian trẻ xem TV mỗi ngày.
Nếu
bạn đề ra những luật lệ này sớm, con của bạn sẽ dễ dàng thích nghi khi lớn dần.
Ví dụ, như trẻ sẽ có thể làm những gì bạn mong muốn khi trẻ ở nhà.
Dành thời gian gần gũi con cái
|
Dạy con kiểu nhật tôn trọng quyền riêng tư của con |
Khi
bạn và con bắt đầu nói chuyện, bạn hãy ngừng những việc bạn đang làm và chủ động
lắng nghe những lời con nói. Điều này sẽ giúp con hiểu được rằng bạn đang hứng
thú với những gì xảy ra xung quanh con.
Gia
đình hãy cùng ăn cơm với nhau nhiều nhất có thể để mọi người có thể biết được
điều gì sẽ diễn ra và gắn kết với nhau hơn.
Nếu
bạn biết được trẻ đang làm gì, đang cư xử như thế nào, thì bạn sẽ dễ dàng chấn
chỉnh những hành vi không tốt của con.
Bạn
hãy để ý đến quá trình học tập của con ở trường, bài tập về nhà, thời gian nộp
bài để giúp con làm tốt hơn và rèn cho con kỹ năng quản lý thời gian. Tốt hơn hết
là bạn nên có mối quan hệ tốt với giáo viên và nhà trường.
Biết
và gần gũi với bạn bè của con cũng là cách hay, bạn cần biết và cho con cái và
bạn bè những khoảng thời gian đến chơi nhà để con cái tăng cường tình bạn và mối
quan hệ, nhưng tuyệt đối không can thiệp vào câu chuyện của chúng.
Tránh
phá vỡ sự tin tưởng và xâm phạm quyền riêng tư của con. Hãy nhớ trong đầu rằng,
đừng bao giờ hỏi con “ Con đang ở đâu? “, “Con đang làm gì?”
Giám
sát quá nhiều sẽ khiến con cái áp lực và nghĩ cha mẹ không tin tưởng mình. Chìa
khóa để nuôi dạy con thành công là
xây dựng lòng tin giữa cha mẹ và con cái.
Lợi ích của việc giám sát
con cái
Giám
sát không xấu, quan trọng là cách giám sát khôn ngoan của cha mẹ. Sau đây là những
lợi ích của việc giám sát.
-
Không cho trẻ tham gia vào các hoạt động
trái với đạo đức như là trộm cắp và bạo lực
Tránh tình trạng uống rượu bia khi chưa đến tuổi
-
Quan hệ tình dục
-
Hạn chế sự chán nản cho con cái
-
Nâng cao lòng tự trọng
-
Đạt kết quả tốt ở trường, giảm tỷ lệ trốn
học.
Với những thông tin trên dạy con kiểu Nhật hy vọng các bậc cha mẹ sẽ có được
phương pháp dạy con tốt hơn, để con phát triển hoàn thiện về mọi mặt.