Chủ Nhật, 17 tháng 12, 2023

Công nghệ số đem lại những lợi ích tuyệt vời cho trẻ em. Tuy nhiên, nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy hại cho trẻ em mà nhà trường và phụ huynh cần lưu ý. Làm thế nào để thầy cô giáo và phụ huynh có thể cân bằng những tác động tích cực và tiêu cực của công nghệ đối với trẻ em?
 

Những nguy hiểm tiềm ẩn của công nghệ đối với trẻ nhỏ hay những ác cảm của người lớn đối với việc trẻ dành quá nhiều thời gian để xem TV, internet gây ra rất nhiều vấn đề. Thế hệ trẻ ngày nay sinh ra trong một bối cảnh công nghệ phủ sóng khắp mọi nơi, trẻ có thể học được rất nhiều điều thú vị nên chúng ta không thể cắt đứt việc tiếp cận công nghệ của trẻ.


Tác hại của công nghệ đối với trẻ em

Công nghệ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ

Sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ có thể làm gián đoạn giấc ngủ ở trẻ em, thậm chí là ở người lớn. Giấc ngủ của trẻ em đặc biệt quan trọng trong giai đoạn phát triển về cả thể chất lẫn trí tuệ và tinh thần. Việc thiếu ngủ có thể dẫn đến tình trạng trẻ trở nên cáu kỉnh, kém tập trung, giảm thói quen vận động và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ về lâu dài.

Việc lạm dụng công nghệ cũng có thể khiến trẻ em trở nên thiếu năng động và lười vận động. Chúng ta đều hiểu rõ thói quen sử dụng điện thoại và các thiết bị điện tử khác tốn nhiều thời gian và "thu hút" con người như thế nào.

Tuy nhiên, chúng ta cũng rất dễ dàng giúp trẻ xây dựng những thói quen tốt, điều hòa thời lượng, thói quen sử dụng các thiết bị điện tử của trẻ bằng cách tổ chức các hoạt động thú vị với sự tham gia của mọi thành viên trong gia đình trước giờ đi ngủ.

Lợi ích của công nghệ đối với trẻ em

Không ai có thể phủ nhận những lợi ích đáng kinh ngạc của công nghệ khi được sử dụng đúng cách. Trẻ em có cơ hội được tiếp xúc với một thế giới tri thức trong tầm tay. Có rất nhiều điều gây tò mò, thú vị ngoài thế giới và giúp trẻ mở rộng sự hiểu biết của mình.

Nâng cao hiệu quả học tập bằng công nghệ

Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng học tập ứng dụng công nghệ hiệu quả hơn so với phương pháp học truyền thống. Điều kiện của hiệu quả này cũng chính là việc giáo viên cần nâng cao kiến thức về công nghệ và sử dụng hợp lý.

Đôi khi, công nghệ gây ra một số rắc rối với những tình huống bất tiện. Người thợ giỏi không đổ lỗi cho công cụ của mình, trong trường hợp này, chúng ta nên xem xét lại các yếu tố khác nhau như công năng của thiết bị điện tử, cách sử dụng để ứng dụng công nghệ trong việc nuôi dạy trẻ trở nên hiệu quả hơn. Hoạt động này bao gồm:

  • Các khóa học, đào tạo trực tuyến mà giáo viên dễ dàng tham gia để nâng cao kiến thức chuyên môn trong quá trình giảng dạy
  • Thống nhất các kênh tương tác trực tuyến thuận tiện đối với phụ huynh để hợp tác trong quá trình nuôi dạy trẻ
  • Hướng dẫn phụ huynh truy cập vào trang website của nhà trường để cập nhật các nguồn tài liệu học tập bổ ích dành cho trẻ
  • Đầu tư vào trang thiết bị giảng dạy tại trường
  • Lên kế hoạch và thực hành việc sử dụng công nghệ trong quá trình giảng dạy

Đối với phụ huynh, bạn cũng có thể tối ưu hóa hiệu quả sử dụng công nghệ của trẻ bằng cách:

  • Cài đặt bộ lọc để giới hạn các chương trình mà con của bạn có thể xem
  • Dành thời gian bên cạnh con khi con sử dụng công nghệ
  • Giúp con sử dụng công nghệ trong các hoạt động, sở thích của trẻ và nâng cao điểm mạnh của trẻ. Nếu con thích các loài sinh vật biển, bạn có thể cùng con xem các chương trình tự nhiên về các loài sinh vật trên thế giới, kích thích trí tò mò và hiểu biết của trẻ.

Ngoài ra, bản thân các bậc phụ huynh cũng nên làm quen và sử dụng thành thạo các thiết bị/ ứng dụng/ trang web mà trẻ hay sử dụng. Điều này sẽ giúp bạn hiểu hơn về những mối quan tâm của con và dễ dàng cùng con trải nghiệm những điều mới mẻ mà công nghệ mang lại.

Cùng trẻ làm chủ công nghệ

Công nghệ đã trở thành một thành tố không thể thiếu trong cuộc sống hiện nay, là công cụ tốt nhất mà trẻ có thể sử dụng để làm chủ nó trong tương lai.

Tại sao chúng ta không hướng đến những mặt lợi từ công nghệ cho trẻ em, mà lại đang lo sợ trẻ em sẽ bị ảnh hưởng xấu?

Với tư cách là giáo viên và các bậc phụ huynh, chúng ta cần tự thấy trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ trẻ em khỏi công nghệ xấu, hướng dẫn trẻ cách sử dụng đúng cách và an toàn. Điều này là có thể và chúng ta sẽ có thể làm được!

Thứ Ba, 17 tháng 11, 2020

 Ngày nào cũng ăn những món ăn quen thuộc khiến bé có cảm giác ăn không ngon miệng. Mẹ có thể thay đổi cho bé món ăn vừa ngon vừa bổ dưỡng, nhiều màu sắc như món súp gà ngô non giúp kích thích thị giác và vị giác của bé, bé thích thú và ăn nhiều hơn. 

Súp gà ngô non có vị ngọt tự nhiên từ thịt gà và ngô, vị thơm của nấm và rau củ, chắc chắn bé sẽ rất yêu thích món súp này.

Với công thức chế biến khá đơn giản và dễ thực hiện, các mẹ chỉ cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu và tham khảo cách nấu súp gà cho bé đơn giản dưới đây là được. 

1. Nguyên liệu nấu súp gà ngô non

  • 100g thịt ức gà
  • 50g ngô ngọt
  • 30g nấm hương
  • 20g cà rốt
  • 1 lòng trắng trứng 
  • 1 muỗng bột năng
  • Dầu ăn, bột nêm, nước mắm.

2. Cách nấu súp gà cho bé

Bước 1: Rửa sạch thịt gà với nước muối pha loãng, đổ nước ngập thịt gà và luộc chín, nước sôi vớt bỏ bọt để nước súp không bị đục. Thịt gà chín, vớt ra để nguội và băm nhuyễn.

Bước 2: Ngô đem bào nhỏ (hạt ngô chia làm 3-4 phần) để bé dễ ăn hơn.

Nguồn: cooky.vn

Bước 3: Nấm hương ngâm nước ấm cho nở mềm, cắt bỏ chân, băm nhỏ.

Bước 4: Cà rốt gọt vỏ rửa sạch, sau đó đem đi bào sợi và cắt nhỏ.

Nguồn: amthuc365.vn

Bước 5: Bắc chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn rồi cho hành tím vào phi thơm, tiếp đó cho thịt gà vào xào sơ, nêm một ít bột nêm.

Bước 6: Đun sôi nước dùng gà, cho phần thịt gà đã xào sơ vào khuấy đều, tiếp theo cho ngô, cà rốt, nấm hương vào nấu cùng đến khi các nguyên liệu chín mềm. Nêm gia vị vừa ăn.

Bước 7: Đánh tan lòng trắng trứng, cho vào nồi súp đang sôi, khuấy nhanh và đều tay để lòng trắng không bị vón cục.

Bước 8: Bột năng hòa với chút nước lọc khuấy tan rồi đổ vào nồi súp khuấy đều. Đun sôi khoảng 2 phút đến khi nồi súp sánh lại là được.

Nguồn: ngoisao.net

Đây không chỉ là món ăn dặm ngon miệng dành cho bé, các mẹ có thể nấu cho cả nhà cùng thưởng thức nhé.

Nguồn: https://dayconkieunhat.vn/sup-ga-ngo-non-cho-be/

Thứ Tư, 30 tháng 9, 2020

 Khi bé yêu được 5-6 tháng tuổi bắt đầu bước vào độ tuổi ăn dặm, thì bánh ăn dặm là lựa chọn hàng đầu của các mẹ dành cho bé. Bánh ăn dặm không chỉ giúp bổ sung thêm chất dinh dưỡng mà còn giúp bé tập cầm, tập nắm, tập nhai, tập đưa thức ăn vào miệng và tập làm quen với thức ăn ngoài sữa mẹ. Các mẹ tự làm bánh ăn dặm cho bé để cung cấp đủ chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày của bé và đảm bảo an toàn hợp vệ sinh.

Bài viết này sẽ chia sẽ cách làm bánh ăn dặm cho bé đơn giản, dễ làm để các mẹ có được nhiều loại bánh khác nhau giúp bé thay đổi khẩu vị trong bữa ăn dặm mỗi ngày

1. Bánh ăn dặm trái cây

Trái cây cung cấp nhiều vitamin A, B1, B6, B9, B12, C, E, P, khoáng chất và chất xơ giúp cho sự phát triển của trẻ.

Bánh ăn dặm trái cây cho bé

Nguồn: giadinh.TV

Nguyên liệu:

Gồm ngũ cốc, bột mì, trái cây (táo, cam, dâu tây, bưởi…)

Cách làm:

  • Trái cây gọt vỏ ép lấy nước
  • Bỏ thêm bột mì, ngũ cốc vào phần nước trái cây trộn đều đến khi bột sánh mịn.
  • Ủ trong vòng 30 phút. Sau khi ủ xong lấy bột ra nặn bánh thành hình các con vật dễ thương.
  • Nướng bánh khoảng 20 -30 phút lấy ra là hoàn thành.

2. Bánh quy bơ vừng đen trứng gà

Bánh quy bơ vừng đen trứng gà

Nguồn: cooky.vn

Nguyên liệu:

50g bơ lạt, 50g bột mì, 1 lòng đỏ trứng gà, 5g bột dừa, 3g vừng đen, 10g đường.

Cách làm:

  • Bơ đánh mềm nhuyễn, cho đường vào trộn đều, tiếp theo cho lòng đỏ trứng trộn đều.
  • Rây bột mì vào trộn đến khi hòa quyện, cho bột dừa và vừng đen vào nhào sơ bằng tay, nặn bánh bằng tay hoặc khuôn.
  • Nướng bánh ở 175 độ 10-15 phút.

3. Bánh chuối yến mạch

Bánh chuối yến mạch cho bé

Nguồn: cooky.vn

Nguyên liệu:

50g yến mạch, 1 quả chuối và nước lọc.

Cách làm:

  • Xay nhỏ yến mạch
  • Chuối bỏ vỏ dằm nhuyễn
  • Cho 2 nguyên liệu vào bát trộn đều, đổ thêm ít nước để hỗn hợp không bị khô.
  • Nhào bột thật đều và mịn, nặn thành hình dạng bánh.
  • Nướng bánh khoảng 20-25 phút ở nhiệt độ 170 độ đến khi bánh chín vàng.

4. Bánh crepe bơ sữa

Bánh crepe bơ sữa cho bé ăn dặm

Nguồn: cooky.vn

Nguyên liệu:

50g bột mì, 1/2 trái bơ, 50ml sữa bột

Cách làm:

  • Dùng rây để rây bột mì giúp bánh mền mịn hơn.
  • Quả bơ bóc vỏ dằm hoặc xay thật nhuyễn.
  • Trộn bột mì, bơ và sữa với nhau thật đều để được hỗn hợp sánh mịn.
  • Đun chảo nóng cùng chút dầu oliu, múc từng thìa bột đổ từ từ xuống tráng bột lan rộng ra, để lửa nhỏ đến khi bánh khô mềm thì cuộn lại.

5. Bánh bí đỏ cá hồi hạt chia

Bánh ăn dặm bí đỏ cá hồi hạt chia cho bé

Nguồn: coopad.com

Nguyên liệu:

1/2 quả bí đỏ, 1lát cá hồi, 1 ít hạt chia, 1ít bơ lạt.

Cách làm

  • Bí đỏ gọt vỏ hấp chín nghiền nhuyễn, cá hồi luộc chín nghiền nhuyễn, trộn đều hạt chia với bí đỏ và cá hồi.
  • Nặn thành hình bánh, cho bơ lạt vào chảo tiếp tục cho bánh vào áp chảo vàng đều 2 mặt là được.

6. Bánh su kem

Bánh su kem

Nguồn: vncooking.com

Nguyên liệu:

60g bột mì, 1 lòng đỏ trứng gà, 20gr bơ lạt, 100ml nước ấm.

Cách làm:

  • Cho bơ lạt và nước ấm đun trên bếp cho bơ chảy, rây bột vào nồi bơ, để lửa nhỏ đảo đều đến khi bột chín thành khối dẻo, để bột mì còn ấm cho thêm lòng đỏ vào đảo đều.
  • Cho bột vào túi có đui bắt kem, tạo hình bánh, nướng bánh ở nhiệt độ 220 độ khoảng 15 phút cho bánh nở phồng, nướng tiếp 180 độ khoảng 20 phút nữa.
  • Phần nhân su làm như váng sữa rồi dùng xilanh bơm nhân vào phía dưới bánh.

7. Bánh khoai lang nhân phô mai

Gợi ý công thức làm bánh ăn dặm cho bé

Nguồn: baohatinh.vn

Nguyên liệu:

50g bột mì, 1 củ khoai lang, phô mai, vừng đen, dầu hạt cải.

Cách làm:

  • Khoai lang hấp chín đánh nhuyễn, trộn đều khoai lang với bột mì nhào đến khi bột không dính tay.
  • Chia bột ra cán mỏng đặt viên phô mai vào giữa, vo tròn, ấn dẹp, chấm thêm ít vừng đen ở mặt bánh.
  • Cho dầu hạt cải vào chảo đến khi dầu nóng già thì cho bánh vào chiên chín.

8. Bánh tôm rong biển

Bánh tôm rong biển

Nguồn: nauanlambanh.com

Nguyên liệu:

50g tôm đã bóc vỏ và làm sạch, 30g trứng đánh tan, 65g bột mì, 15g bơ lạt, 1 ít rong biển bóp vụn, 1 xíu muối.

Cách làm:

  • Tôm đem hấp chín, xay nhuyễn, rồi dùng chảo sấy khô, thu được bột tôm khô.
  • Cho bột mì trộn đều cùng bơ cùng với 1 xíu muối, sau đó cho bột tôm, rong biển, trứng đánh tan vào trộn cùng, dùng tay trộn các nguyên liệu đến khi hòa quyện.
  • Chia nhỏ khối bột và tạo hình theo ý thích rồi đem đi nướng khoảng 18 phút ở 170 độ.

9. Bánh mochi cuộn đậu đỏ

Bánh ăn dặm mochi cuộn đậu đỏ cho bé

Nguồn: dienmayxanh.com

Nguyên liệu:

200g bột nếp, 150g bột đậu đỏ, 70g bột đậu xanh hoặc bột đậu nành, 200ml nước, đường.

Cách làm:

  • Cho nước, bột nếp và đường vào bát khuấy đều, hấp chín bột trong 10 phút.
  • Phần bột đậu đỏ hòa cùng một ít nước và đường, đun cho đến khi bột sệt lại là được.
  • Rải một lớp đậu xanh lên thớt cho phần bột nếp lên trên rồi tán mỏng tiếp tục rải thêm một lớp bột đậu xanh.
  • Tán đều phần bột đậu đỏ lên phần bột nếp rồi cuộn tròn bánh, sau đó cắt bánh thành miếng vừa ăn với bé.

10. Bánh bông lan donut

Bánh bông lan donut

Nguồn: lambanh365.com

Nguyên liệu:

150g bột mì, 100g bơ lạc, 60g phô mai kem, 2 quả trứng gà, 20g nước ép cam, 40g đường, 1g muối, 3g bột nở, 50g socola đen và trắng hoặc màu tùy thích.

Cách làm:

  • Cho đường, bơ, phô mai kem, muối dùng máy đánh mức thấp nhất cho nhuyễn và hòa quyện, tiếp tục cho trứng vào tô đánh cho đều.
  • Rây bột mì, bột nở cho vào tô trên từng chút một đánh cho hòa quyện, không đánh quá lâu để tránh bị chai bánh. Cuối cùng cho nước cam vào đánh đều là xong.
  • Cho hỗn hợp bột vào túi bắt kem, bắt bột vào khuôn donut, bắt khoảng 1/3 khuôn
  • Làm nóng lò trước 10-15 phút ở nhiệt độ 165 độ sau đó nướng bánh trong vòng 15 phút.
  • Đun chảy socola và nhúnh bánh vào socola, trang trí hình vẽ hoặc rắc cốm tùy thích.

Trên đây là 10 công thức làm bánh ăn dặm cho bé giúp bé ăn ngon hơn, kích thích vị giác và tăng cân nhanh chóng. Chúc các mẹ thành công!

Thứ Năm, 2 tháng 7, 2020

Tiêu chảy là bệnh về đường tiêu hóa khá phổ biến trong các bệnh về đường tiêu hóa. Mặc dù ban đầu tuy đơn giản, nhưng để lâu ngày bệnh tiêu chảy cấp trở thành nỗi lo ngại của nhiều người, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Khi trẻ bị tiêu chảy cấp nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng. Và có thể các mẹ chưa biết rằng tiêu chảy là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong cho trẻ em, đặc biệt có tới 80% ca tử vong do tiêu chảy xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi.

Bé bị tiêu chảy

Ảnh: Lamchame

Thắc mắc của các mẹ có con bị tiêu chảy.

Bé cứ bú vào là bị tiêu chảy, có phải tại sữa của em không tốt?

Chào bác sĩ,

Em đang hoang mang và lo lắng quá. Bé nhà em mới sinh được 5 ngày. Từ chiều tối hôm qua bé nhà em bị đi phân lỏng và mỗi lần đều phát ra tiếng kêu như là tiếng xì hơi. Bé bị như vậy liên tục, cứ bú ti mẹ vào là bé lại bị đi ị ngay.

Vì mấy ngày trước em chưa có sữa nên có cho bé dùng sữa ngoài nhưng dùng có 2 muỗng rồi thôi vì sau đó em có sữa. Đến hôm sau thì bé bị đi ị như vậy, nhưng hôm đó em bị đau bụng và muốn đi ngoài, nhưng không bị tiêu chảy. Em lo là do sữa của em làm cho bé bị đi ngoài như vậy.

Sáng nay em lo quá, cho bé đi viện nhi của tỉnh khám, nhưng BS ở đó chỉ nhìn qua phân của bé rồi kết luận bé bị tiêu chảy cấp và kê đơn thuốc: Oralzin Syrup, Emedimum, Smecta, Oresol. Nhưng em cho bé uống rồi mà bé vẫn bị như vậy. Vừa uống xong thuốc hoặc bú ti mẹ xong là bị đi ngoài luôn. Bây giờ em phải là sao ạ, em có nên cho bé bú ti mẹ nữa không ạ? (Minh Hiền – TPHCM)

Bác sĩ trả lời:

Sữa mẹ là nguồn thức ăn chính cho bé dưới 6 tháng tuổi, ngoại trừ mẹ có bệnh lý gì đó mà không thể cho bé bú mẹ mới dùng sữa ngoài. Do vậy, em yên tâm cho bé bú mẹ, nhất là trong giai đoạn này, em cần cho bé tăng cường bú mẹ, càng nhiều càng tốt để bù lại lượng nước mất qua tiêu chảy .

Em không cho biết mỗi lần đi bé đi ngoài số lượng nước có nhiều không, có đàm máu hoặc nhầy nhớt gì không…? Nếu mỗi lần đi ngoài với lượng nước nhiều, đi nhiều lần trong ngày hoặc trong phân có đàm máu hay nhầy nhớt hoặc bé không đáp ứng với điều trị thì em cần nhanh chóng cho bé vào viện.

Nếu bé chỉ tiêu chảy cấp thì em cần cho bé uống men vi sinh và sirô kẽm, kết hợp bù nước bằng cách tăng cường cho bé bú mẹ.

Bú sữa mẹ, bé đi tiêu phân lỏng nhiều lần trong ngày

Kính thưa Bác sĩ, em có chuyện này muốn nhờ Bác sĩ giải đáp cho em! Em có con gần 4 tháng tuổi, (3 tháng 28 ngày), từ lúc sinh ra đến lúc bé 2 tháng tuổi bé ăn và ngủ, đi cầu bình thường, đúng 2 tháng tuổi em cho bé đi vacxin thì bé về bị sốt và khóc nhiều sau đó bị viêm hô hấp trên (em cho bé đi khám)

Bác sĩ cho em 3 ngày thuốc kháng sinh và hạ sốt về cho bé uống, sau đó hết em ra lấy tiếp 3 ngày nữa, sau khi uống thuốc bé bị táo bón, em đã mua sorbiton và men tiêu hóa sống cho bé uống, (em cho bé uống một ngày) tình trạng đã cải thiện hơn nhưng hai ngày hoặc ba ngày bé mới đi cầu phân màu vàng hoa cải, 3 tháng đầu bé tăng ký tốt lần lượt là 1,6kg, 1,4kg, và 1kg.

Khi bé tròn 3 tháng em cho bé đi uống vacxin rota virut, 3 ngày sau khi về bé không đi cầu sang ngày thứ 4 bé đi cầu phân màu vàng hoa cải, nhưng từ đó đến 7 ngày tiếp theo bé đi cầu nhiều phân toàn nước và có chất nhày, màu xanh, có mùi hôi va chua đến ngày thứ 3 em ra Trung tâm chăm sóc bà mẹ trẻ em hỏi thì tư vấn viên ở đây nói là bé uống vacxin rota virut nên đi cầu như vậy là bình thường do đó là tác dụng phụ của vacxin.

Nhưng đã gần một tháng trôi qua mà bé vẫn đi cầu phân lỏng, tuy đi không nhiều có ngày đi 3 lần, 4 lần có ngày đi 6 lần và có ngày không đi, trong các ngày đi cầu lần đầu tiên phân có màu vàng có lẫn ít nước màu xanh, nhưng những lần sau toàn đi ra nước lẫn hạt phân màu vàng, có thêm một ít chất nhầy có mùi hôi và chua.

Sắp đến ngày bé uống liều hai vacxin rota virut em có nên cho bé uống nữa không. Và tháng thứ 4 này bé chỉ tăng khoảng 0,5kg. Em rất mong Bác sĩ tư vấn cho em. Em xin chân thành cảm ơn! (Thùy Linh – Hà Nội)

Bác sĩ nhi khoa trả lời:

Bạn không nói với chúng tôi là con bạn hiện đang được nuôi theo chế độ dinh dưỡng gì? Nếu nuôi theo sữa mẹ thì như vậy là rất tốt, bé lên cân tốt và bạn cũng nên nhớ rằng khi trẻ càng lớn sự lên cân của trẻ sẽ giảm dần, 1 tháng lên đến 0,5kg là rất tốt. Còn vấn đề đi tiêu lỏng của con bạn, theo tôi thì không có gì quan ngại lắm. Nếu bé bú sữa mẹ, cháu có thể đi phân lỏng hoa cà hoa cải, bé không sốt, không sụt cân, tiêu không máu và số lần đi tiêu dưới 3 lần trong ngày.

Nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy và cách phòng, chữa bệnh cho trẻ.

Trẻ bị tiêu chảy mẹ nên làm gì và ăn gì?

Nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy là do: rối loạn tiêu hóa bình thường ở trẻ, nhiễm trùng đường ruột, khả năng dung nạp thức ăn kém hay dị ứng thực phẩm. Mẹ có thể dễ dàng nhận biết trẻ bị tiêu chảy qua những dấu hiệu sau:

  • Trẻ đi ngoài phân lỏng hơn bình thường.
  • Bé đi ngoài nhiều lần trong ngày: trên 3 lần/ngày.

Vậy bé bị tiêu chảy phải làm thế nào? Ngay khi vừa phát hiện trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, các mẹ cần áp dụng những cách xử lý sau để ngăn chặn triệt để căn bệnh nguy hiểm này:

  • Mẹ cho trẻ uống nhiều sữa hơn bình thường để bù vào lượng nước đã mất.
  • Cho trẻ uống 50-100ml oresol sau mỗi lần đi ngoài.
  • Ngoài sữa mẹ, mẹ có thể cho trẻ uống thêm 100-200ml nước sôi để nguội/ngày.
  • Mẹ cần vệ sinh hai tay sạch sẽ khi cho trẻ bú và khi thay tã cho trẻ.

Cha mẹ quan sát và nếu phát hiện trẻ tiêu chảy có những dấu hiệu bất thường sau thì cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để chuẩn đoán và điều trị hiệu quả:

  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi.
  • Trẻ tiêu chảy trên 2 ngày mà không giảm.
  • Trẻ có dấu hiệu mất nước nặng: miệng, lưỡi khô khốc, mắt trũng hơn bình thường, khóc không có nước mắt,…
  • Trẻ bị nôn ói nhiều và không thể ăn uống.
  • Trẻ bị sốt cao, từ 38.5 độ trở lên.
  • Bụng trẻ đau khi ấn vào.
  • Phân trẻ có lẫn máu.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì vậy đề phòng trẻ sơ sinh bị tiêu chảy là điều cần thiết và là biện pháp an toàn mà cha mẹ nên làm. Sau đây là cách phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ sơ sinh, cha mẹ cần lưu ý:

  • Mẹ cho bé bú cần chú ý giữ gìn vệ sinh khi ăn uống, bổ sung đủ nước, vitamin, chất xơ, chất khoáng trong chế độ ăn hàng ngày.
  • Mẹ cho bé uống sữa ngoài lưu ý sử dụng nguồn nước sạch khi pha sữa, rửa kỹ tay khi chăm sóc và cho trẻ ăn.
  • Cha mẹ lưu ý không cho trẻ sơ sinh uống kháng sinh bừa bãi, dễ gây nên tác dụng phụ là tiêu chảy.

Những thực phẩm mẹ ăn gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Trẻ bi tiêu chảy mẹ nên làm gì và ăn gì?

Thực phẩm mẹ ăn gây ra tiêu chảy cho bé?. (Source: Internet)

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường là do nguồn thức ăn mà bé ăn hoặc vệ sinh không sạch sẽ. Tuy nhiên đôi khi là do thức ăn của mẹ. Dưới đây là một số loại thường gặp:

1. Những thực phẩm dễ gây dị ứng.

Thủ phạm thường gặp là sữa, đậu nành, lúa mì, đậu phộng, hải sản,…Trong thực tế, đã có nhiều trường hợp bị dị ứng bởi các thực phẩm quen thuộc này, và đây cũng là nguyên nhân đầu tiên gây cho bé bị tiêu chảy.

2. Những thức ăn không đảm bảo vệ sinh.

Những thức ăn mà người Việt rất ưa thích như rau sống, tiết canh, gỏi cá, nem chạo, nem chua, mắm tôm, mắm tép… có rất nhiều loại vi khuẩn, vi rút, kí sinh trùng, sán, giun đang ẩn nấp và sinh sôi.

Nước lã hoặc thức ăn chưa nấu chín cũng có thể là nguyên nhân.

3. Những thực phẩm bị nhiễm độc.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng hoặc bị nhiễm độc. Những chất này dù ít hay nhiều cũng có thể đi theo đường sữa mẹ và vào cơ thể non nớt của bé.

4. Thuốc uống bổ sung.

Những loại thuốc uống bổ sung vitamin, sắt,..hoặc thuốc chữa bệnh của mẹ cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.

Cơ thể non yếu của trẻ sơ sinh cực kì nhạy cảm với các thành phần của thuốc. Đặc biệt những loại thuốc kém chất lượng còn nguy hiểm hơn.

5. Những chất kích thích.

Các loại cà phê, rượu, thuốc lá, hoặc một số loại trà thảo mộc cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.

6. Những thức ăn cay, nhiều gia vị và tạo khí.

Một số gia vị có trong thức ăn có thể đi theo và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa còn non yếu của bé thông qua con đường sữa mẹ.

Cách ăn uống cho trẻ bị tiêu chảy

Bù nước khi bé bị tiêu chảy


  • Bé tiêu phân nhiều nước nên bao giờ cũng bị mất nước. Cơ thể thiếu nước sẽ đưa đến những biến chứng nặng nề, có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy bị tiêu chảy nhưng đường ruột vẫn hấp thu nước được. Vì vậy, phải cho bé uống bù nước ngay khi biết bé bị tiêu chảy. 

  • Các dung dịch bù nước thông dụng là dung dịch ORS (oresol), ORS II, viên hydrite. Pha dung dịch bù nước đúng là điều quan trọng giúp bé mau hồi phục và giảm thiểu tình trạng sụt cân.

  • Một số bé khi tiêu chảy kèm theo ói nhiều, nên việc bù nước cần thực hiện hết sức từ từ, cho bé uống từng ít một (15-20ml tương đương với 5-10 muỗng cà phê nước cho một lần uống), mỗi 15 phút uống một lần. Bé được bù đủ nước sẽ đi tiểu nhiều, linh động, da và môi tươi tắn. Việc cho uống bù nước phải được duy trì đến khi bé đi tiêu phân sệt và dưới 3 lần mỗi ngày.


Thức ăn cho trẻ tiêu chảy


1. Trẻ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ

  • Tiếp tục cho bú bình thường và tăng số lần bú. Vì sữa mẹ vẫn được dung nạp rất tốt khi bị tiêu chảy, khi trẻ bú mẹ thì tiêu chảy ít hơn, nhanh khỏi hơn, do sữa mẹ có chứa đường Lactoza nên vẫn được hấp thu rất tốt khi bị tiêu chảy.

  • Nếu trẻ không có sữa mẹ thì cho trẻ ăn sữa bò hoặc sữa bột mà trước đó trẻ vẫn ăn những phải cho ăn từng ít một và ăn nhiều bữa trong ngày. Nếu bú bình thì cần pha loãng hơn (giảm nửa lượng sữa, giữ nguyên lượng nước), cho ăn ít nhất 3 giờ một lần.

2. Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên

  • Ngoài bú sữa mẹ, nên cho ăn những thực phẩm dễ tiêu hoá như: Bột gạo, khoai tây, thịt gà, thịt lợn nạc, sữa chua, sữa đậu nành, cà rốt, chuối tiêu, hồng xiêm. Bữa ăn vẫn cần có chất béo để tăng thêm năng lượng khẩu phần, bạn nên thay mỡ bằng dầu ăn.

  • Trong thời gian này bạn chỉ nên cho bé ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hoá như cháo (cháo thịt gà băm nhỏ có tác dụng tốt trong quá trình điều trị tiêu chảy), súp, các món ninh, hầm nhừ, cơm nát.

  • Thức ăn cần nấu kỹ, cho ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh giảm nguy cơ bội nhiễm, nếu phải cho trẻ ăn những thức ăn đã nấu sẵn thì cần phải đun lại trước khi cho ăn.

  • Khi chế biến thức ăn cho trẻ cần rửa tay sạch bằng xà phòng và đảm bảo vệ sinh. Bát, đũa, cốc, chén, muôi, thìa… sau khi rửa sạch bằng nước lã cần được nhúng vào nước đang đun sôi trước bữa ăn.

  • Nên cho trẻ ăn thêm quả chín, hoặc nước quả chín: Chuối, cam, xoài, hồng xiêm để tăng lượng kali. Táo ninh nhừ hay táo nướng sẽ giúp trẻ dễ tiêu hoá hơn.

Mẹ ăn gì để trẻ không bị tiêu chảy?

trẻ ăn gì khi bị tiêu chảy

Ảnh: Internet

Thực phẩm mẹ nên ăn:

Chế độ ăn uống của mẹ cũng quan trọng không kém, mẹ nên áp dụng chế độ dinh dưỡng đủ nước, giàu vitamin, chất xơ và chất khoáng để đảm bảo chất lượng sữa và tăng sức đề kháng cho trẻ. Bản thân người mẹ cũng không cần kiêng khem nhiều mà chỉ nên kiêng ăn đồ ngọt.

Những thực phẩm không nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy:

  • Đường hay các loại đồ ăn có chứa nhiều đường, bánh, kẹo các loại nước giải khát công nghiệp có thể sẽ chính là “thủ phạm” làm cho tình trạng tiêu chảy ngày càng tệ hơn. Do tăng áp lực thẩm thấu trong lòng ruột kéo nước trong tế bào vào lòng ruột.

  • Tránh dùng các loại thực phẩm có nhiều xơ hoặc ít chất dinh dưỡng như: Các loại rau thô (măng, rau cần), tinh bột nguyên hạt (ngô, đỗ) khó tiêu hóa.

  • Tuyệt đối không cho trẻ ăn rau sống, tiết canh, gỏi cá, nem chạo, nem chua, mắm tôm, mắm tép… chưa nấu chín và không uống nước lã.

Những quan niệm sai lầm khi cho bé ăn

  • Nhiều người cho rằng, sữa sẽ làm “bụng trẻ óc ách” nên dừng cho con bú trong thời điểm trẻ đang tiêu chảy hoặc bản thân người mẹ không dám ăn uống gì (chỉ ăn cơm với muối) để “sữa lành” – đó là những quan điểm không chính xác, ảnh hưởng đến việc tiết sữa của người mẹ.

  • Thực chất, bú mẹ là cách giúp trẻ giảm nguy cơ mất nước do tiêu chảy, vì thế nên cho trẻ bú theo nhu cầu, và tăng số lần bú càng nhiều càng tốt.
  • Cũng có trường hợp kiêng sữa chua. Song, bạn nên cho trẻ ăn sữa chua vì sữa chua làm giảm thời gian và độ nặng của đợt tiêu chảy, do quá trình lên men đã chuyển phần lớn đường lactose (loại đường khó hấp thu) trong sữa bò sang một dạng dễ hấp thu hơn.

  • Ngoài ra, một số chủng vi khuẩn trong sữa chua có khả năng ức chế sự phát triển và gây bệnh của các vi sinh vật có hại trong đường tiêu hóa, tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch.

  • Một số khác cho rằng, cần phải kiêng đồ tanh vì rất khó tiêu nên tuyệt nhiên không cho con ăn dầu mỡ, tôm cá…

  • Nhưng những thực phẩm đó chứa rất nhiều vitamin A (hoặc tiền vitamin A), kẽm, protein, lipid v.v… là những chất rất cần thiết để tái tạo lại niêm mạc đường tiêu hóa và tăng cường dinh dưỡng cho trẻ

  • Sự kiêng kỵ đó sẽ khiến trẻ lâu bình phục hơn, vì những thực phẩm ấy chứa các chất rất cần thiết cho việc tái tạo niêm mạc đường tiêu hóa và tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.

Để con hết bị tiêu chảy các mẹ nhớ ăn uống đúng và đủ chất nhé, nhớ cho bé ti nhiều để bé khỏe và phòng tiêu chảy cho bé nhé.

Nguồn: https://dayconkieunhat.vn/tre-bi-tieu-chay-me-nen-lam-gi-va-an-gi/

Tin nhiều người xem