Kết quả tìm kiếm:

Thứ Tư, 30 tháng 9, 2020

 Khi bé yêu được 5-6 tháng tuổi bắt đầu bước vào độ tuổi ăn dặm, thì bánh ăn dặm là lựa chọn hàng đầu của các mẹ dành cho bé. Bánh ăn dặm không chỉ giúp bổ sung thêm chất dinh dưỡng mà còn giúp bé tập cầm, tập nắm, tập nhai, tập đưa thức ăn vào miệng và tập làm quen với thức ăn ngoài sữa mẹ. Các mẹ tự làm bánh ăn dặm cho bé để cung cấp đủ chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày của bé và đảm bảo an toàn hợp vệ sinh.

Bài viết này sẽ chia sẽ cách làm bánh ăn dặm cho bé đơn giản, dễ làm để các mẹ có được nhiều loại bánh khác nhau giúp bé thay đổi khẩu vị trong bữa ăn dặm mỗi ngày

1. Bánh ăn dặm trái cây

Trái cây cung cấp nhiều vitamin A, B1, B6, B9, B12, C, E, P, khoáng chất và chất xơ giúp cho sự phát triển của trẻ.

Bánh ăn dặm trái cây cho bé

Nguồn: giadinh.TV

Nguyên liệu:

Gồm ngũ cốc, bột mì, trái cây (táo, cam, dâu tây, bưởi…)

Cách làm:

  • Trái cây gọt vỏ ép lấy nước
  • Bỏ thêm bột mì, ngũ cốc vào phần nước trái cây trộn đều đến khi bột sánh mịn.
  • Ủ trong vòng 30 phút. Sau khi ủ xong lấy bột ra nặn bánh thành hình các con vật dễ thương.
  • Nướng bánh khoảng 20 -30 phút lấy ra là hoàn thành.

2. Bánh quy bơ vừng đen trứng gà

Bánh quy bơ vừng đen trứng gà

Nguồn: cooky.vn

Nguyên liệu:

50g bơ lạt, 50g bột mì, 1 lòng đỏ trứng gà, 5g bột dừa, 3g vừng đen, 10g đường.

Cách làm:

  • Bơ đánh mềm nhuyễn, cho đường vào trộn đều, tiếp theo cho lòng đỏ trứng trộn đều.
  • Rây bột mì vào trộn đến khi hòa quyện, cho bột dừa và vừng đen vào nhào sơ bằng tay, nặn bánh bằng tay hoặc khuôn.
  • Nướng bánh ở 175 độ 10-15 phút.

3. Bánh chuối yến mạch

Bánh chuối yến mạch cho bé

Nguồn: cooky.vn

Nguyên liệu:

50g yến mạch, 1 quả chuối và nước lọc.

Cách làm:

  • Xay nhỏ yến mạch
  • Chuối bỏ vỏ dằm nhuyễn
  • Cho 2 nguyên liệu vào bát trộn đều, đổ thêm ít nước để hỗn hợp không bị khô.
  • Nhào bột thật đều và mịn, nặn thành hình dạng bánh.
  • Nướng bánh khoảng 20-25 phút ở nhiệt độ 170 độ đến khi bánh chín vàng.

4. Bánh crepe bơ sữa

Bánh crepe bơ sữa cho bé ăn dặm

Nguồn: cooky.vn

Nguyên liệu:

50g bột mì, 1/2 trái bơ, 50ml sữa bột

Cách làm:

  • Dùng rây để rây bột mì giúp bánh mền mịn hơn.
  • Quả bơ bóc vỏ dằm hoặc xay thật nhuyễn.
  • Trộn bột mì, bơ và sữa với nhau thật đều để được hỗn hợp sánh mịn.
  • Đun chảo nóng cùng chút dầu oliu, múc từng thìa bột đổ từ từ xuống tráng bột lan rộng ra, để lửa nhỏ đến khi bánh khô mềm thì cuộn lại.

5. Bánh bí đỏ cá hồi hạt chia

Bánh ăn dặm bí đỏ cá hồi hạt chia cho bé

Nguồn: coopad.com

Nguyên liệu:

1/2 quả bí đỏ, 1lát cá hồi, 1 ít hạt chia, 1ít bơ lạt.

Cách làm

  • Bí đỏ gọt vỏ hấp chín nghiền nhuyễn, cá hồi luộc chín nghiền nhuyễn, trộn đều hạt chia với bí đỏ và cá hồi.
  • Nặn thành hình bánh, cho bơ lạt vào chảo tiếp tục cho bánh vào áp chảo vàng đều 2 mặt là được.

6. Bánh su kem

Bánh su kem

Nguồn: vncooking.com

Nguyên liệu:

60g bột mì, 1 lòng đỏ trứng gà, 20gr bơ lạt, 100ml nước ấm.

Cách làm:

  • Cho bơ lạt và nước ấm đun trên bếp cho bơ chảy, rây bột vào nồi bơ, để lửa nhỏ đảo đều đến khi bột chín thành khối dẻo, để bột mì còn ấm cho thêm lòng đỏ vào đảo đều.
  • Cho bột vào túi có đui bắt kem, tạo hình bánh, nướng bánh ở nhiệt độ 220 độ khoảng 15 phút cho bánh nở phồng, nướng tiếp 180 độ khoảng 20 phút nữa.
  • Phần nhân su làm như váng sữa rồi dùng xilanh bơm nhân vào phía dưới bánh.

7. Bánh khoai lang nhân phô mai

Gợi ý công thức làm bánh ăn dặm cho bé

Nguồn: baohatinh.vn

Nguyên liệu:

50g bột mì, 1 củ khoai lang, phô mai, vừng đen, dầu hạt cải.

Cách làm:

  • Khoai lang hấp chín đánh nhuyễn, trộn đều khoai lang với bột mì nhào đến khi bột không dính tay.
  • Chia bột ra cán mỏng đặt viên phô mai vào giữa, vo tròn, ấn dẹp, chấm thêm ít vừng đen ở mặt bánh.
  • Cho dầu hạt cải vào chảo đến khi dầu nóng già thì cho bánh vào chiên chín.

8. Bánh tôm rong biển

Bánh tôm rong biển

Nguồn: nauanlambanh.com

Nguyên liệu:

50g tôm đã bóc vỏ và làm sạch, 30g trứng đánh tan, 65g bột mì, 15g bơ lạt, 1 ít rong biển bóp vụn, 1 xíu muối.

Cách làm:

  • Tôm đem hấp chín, xay nhuyễn, rồi dùng chảo sấy khô, thu được bột tôm khô.
  • Cho bột mì trộn đều cùng bơ cùng với 1 xíu muối, sau đó cho bột tôm, rong biển, trứng đánh tan vào trộn cùng, dùng tay trộn các nguyên liệu đến khi hòa quyện.
  • Chia nhỏ khối bột và tạo hình theo ý thích rồi đem đi nướng khoảng 18 phút ở 170 độ.

9. Bánh mochi cuộn đậu đỏ

Bánh ăn dặm mochi cuộn đậu đỏ cho bé

Nguồn: dienmayxanh.com

Nguyên liệu:

200g bột nếp, 150g bột đậu đỏ, 70g bột đậu xanh hoặc bột đậu nành, 200ml nước, đường.

Cách làm:

  • Cho nước, bột nếp và đường vào bát khuấy đều, hấp chín bột trong 10 phút.
  • Phần bột đậu đỏ hòa cùng một ít nước và đường, đun cho đến khi bột sệt lại là được.
  • Rải một lớp đậu xanh lên thớt cho phần bột nếp lên trên rồi tán mỏng tiếp tục rải thêm một lớp bột đậu xanh.
  • Tán đều phần bột đậu đỏ lên phần bột nếp rồi cuộn tròn bánh, sau đó cắt bánh thành miếng vừa ăn với bé.

10. Bánh bông lan donut

Bánh bông lan donut

Nguồn: lambanh365.com

Nguyên liệu:

150g bột mì, 100g bơ lạc, 60g phô mai kem, 2 quả trứng gà, 20g nước ép cam, 40g đường, 1g muối, 3g bột nở, 50g socola đen và trắng hoặc màu tùy thích.

Cách làm:

  • Cho đường, bơ, phô mai kem, muối dùng máy đánh mức thấp nhất cho nhuyễn và hòa quyện, tiếp tục cho trứng vào tô đánh cho đều.
  • Rây bột mì, bột nở cho vào tô trên từng chút một đánh cho hòa quyện, không đánh quá lâu để tránh bị chai bánh. Cuối cùng cho nước cam vào đánh đều là xong.
  • Cho hỗn hợp bột vào túi bắt kem, bắt bột vào khuôn donut, bắt khoảng 1/3 khuôn
  • Làm nóng lò trước 10-15 phút ở nhiệt độ 165 độ sau đó nướng bánh trong vòng 15 phút.
  • Đun chảy socola và nhúnh bánh vào socola, trang trí hình vẽ hoặc rắc cốm tùy thích.

Trên đây là 10 công thức làm bánh ăn dặm cho bé giúp bé ăn ngon hơn, kích thích vị giác và tăng cân nhanh chóng. Chúc các mẹ thành công!

Thứ Năm, 21 tháng 5, 2020

1. Thời điểm bắt đầu ăn dặm?

Ăn dặm bé tự chỉ huy
Nguồn: Envato
Thời điểm khuyến nghị nên bắt đầu ăn dặm là 6 tháng tuổi.
Bạn có thể quan sát 1 số dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm như: bé có thể tự ngồi (hoặc chỉ cần 1 chút hỗ trợ là có thể ngồi được), thò tay cầm đồ vật, đưa tay cầm chính xác cho vào mồm, bé gặm đồ chơi nhai nhóp nhép.

2. Tìm hiểu về phương pháp ăn dặm tự chỉ huy ở đâu?

Phương pháp cho bé ăn dặm
Nguồn: Envato
Trước khi bắt đầu cho con ăn dặm, mẹ hãy dành thời gian nghiên cứu kĩ càng, trang bị kiến thức qua sách vở để nắm rõ cách làm cũng như những điểm cần chú ý.
“Phương pháp ăn dặm bé chỉ huy Baby-led Weaning” và “Ăn dặm không phải là cuộc chiến” là 2 trong số những cuốn sách về phương pháp ăn dặm tự chỉ huy đầy đủ kiến thức và dễ hiểu các mẹ có thể tham khảo.

3. Cần chuẩn bị dụng cụ gì?

3.1. Đồ dùng cho bé

– Ghế ăn: bé nhất thiết cần có 1 chiếc ghế ăn phù hợp để có thể ngồi thoải mái khám phá đồ ăn. Bé ngồi thẳng lưng trong ghế ăn là một trong những điều kiện an toàn giúp bé giảm bớt tình trạng hóc nghẹn.
– Yếm máng: bé được tự mình cầm nắm khám phá thức ăn, nên không thể tránh khỏi tình trạng vương vãi thức ăn. Yếm máng là 1 dụng cụ hữu dụng để hứng phần thức ăn bị rơi vãi đó.
– Bát, đĩa ăn: giai đoạn đầu bé sẽ rất tò mò với tất cả mọi thứ xung quanh, không tránh khỏi tình trạng lật, ném đĩa, bát ăn. 1 chiếc khay ăn có thể dính vào mặt phẳng bàn ăn sẽ rất hữu dụng trong giai đoạn này. Mẹ cũng có thể chọn bát, đĩa ăn tùy theo nhu cầu sử dụng.
– Bình ống hút, cốc, thìa, nĩa: giúp bé học kĩ năng theo giai đoạn.
– Tấm trải: Nếu bạn dùng 1 tấm trải rồi đặt ghế ăn của bé lên, khi thức ăn vương vãi sẽ nằm trong tấm trải, giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian dọn dẹp.

3.2  Đồ dùng chế biến:

Dao lượn sóng, nạo: 1 chiếc dao lượn sóng sẽ giúp cắt đồ ăn có hình dạng phù hợp, không trơn trượt giúp bé dễ cầm nắm hơn.

4. Nếu bé vẫn chưa ngồi được thì có thể bắt đầu ăn dặm tự chỉ huy được không?

Một trong những dấu hiệu và điều kiện có thể bắt đầu ăn dặm là bé có thể tự ngồi thẳng. Tuy nhiên, trong trường hợp đã 6 tháng tuổi mà bé chưa thể ngồi được, thì mẹ có thể cân nhắc chờ đợi thêm đến khi bé ngồi được mới bắt đầu ăn dặm.
Hoặc nếu bé ngồi trong ghế ăn dặm, có chèn 1 chút ở lưng là có thể ngồi thẳng được thì mẹ có thể chèn lưng cho bé ngồi thẳng để bắt đầu ăn dặm.
Hãy nhớ ngồi thẳng trong ghế ăn dặm là 1 trong những điều kiện đảm bảo an toàn, giảm hóc nghẹn cho bé.

Tin nhiều người xem