Kết quả tìm kiếm:

Thứ Hai, 2 tháng 1, 2017

Dạy con kiểu Nhật đã nghiên cứu và thực hiện khóa huấn luyện phát huy động lực cho con trẻ - hiệu quả của việc thôi nói “hãy làm đi ” với con.

Bà mẹ A có 3 con tiểu học, trung học và đại học đã trải qua khóa học huấn luyện trong vòng nửa năm. Trong buổi cuối cùng mà dạy con kiểu Nhật tổ chức bà mẹ ấy đã có những chia sẻ hết sức thú vị như thế này. 

 “Những đứa trẻ của tôi thực sự đã thay đổi rất nhiều chỉ trong vòng nửa năm. Tôi ngạc nhiên lắm, thật sự là rất ngạc nhiên. Chúng bây giờ đã trở nên mạnh mẽ hơn nhiều. Trước đây, con tôi là những đứa trẻ mà dù tôi có nói bao nhiêu lần đi nữa thì chúng vẫn không nghe, gặp chuyện trắc trở đôi chút là ngay lập tức chúng đã dễ dàng từ bỏ rồi. Ấy thế mà dạo gần đây, dù việc có trở nên tồi tệ thế nào đi chăng nữa, con tôi cũng tự mình suy nghĩ và giải quyết mọi chuyện.

Nếu có liên quan, vậy thì điều gì đã làm chúng thay đổi như thế? Dưới đây là một chia sẻ hữu ích mà bạn không thể không nghe.

Im lặng dõi theo con:

Dạy con kiểu Nhật dạy trẻ tự lập
Dạy con kiểu Nhật dạy trẻ tự lập

“Tôi đã thôi không còn nhất nhất bảo con lời này lời nọ nữa. Chẳng hạn như “con làm bài tập đi!”  hay “con nhanh lên đi!”… Đương nhiên để làm được điều này thì cần lắm sự nhẫn nại nhưng vì tôi tin con tôi là “những đứa trẻ không cần nói cũng có thể tự giác làm” và rồi tôi cố gắng im lặng dõi theo con. Trước khi biết đến khóa học, tôi mặc nhiên nghĩ rằng nếu mình cứ im lặng hết lần này đến lần khác, không nhắc nhở con thì không được. Nhưng sau này tôi mới hiểu được việc nhắc nhở chỉ là cách xử sự dành cho những “đứa trẻ thiếu tự giác, nếu không nhắc thì không chịu làm” thôi.

Càng quan sát con, tôi dần dần hiểu được có những lúc trẻ con sẽ tự mình suy nghĩ và muốn hành động. Nếu người lớn chúng ta luôn đón đầu mọi việc và nói “hãy làm đi” với con thì khi ấy, trẻ sẽ mất đi cảm hứng, động lực để làm việc. Và rồi, trẻ nhất nhất không chịu làm theo. Nhiều khi tôi cũng muốn nhắc nhở con nhưng nếu cứ dõi theo trẻ mà không nói lời nào thì những đứa trẻ thực sự sẽ thay đổi.

Những chia sẻ, những kinh nghiệm có ích ấy của bà mẹ 3 con thực sự được rút ra từ chính sự trải nghiệm.

 “Giao phó hết cho con” theo mệnh lệnh, chỉ thị:

Dạy con kiểu Nhật dạy trẻ tự lập
Dạy con kiểu Nhật nói không với câu "Hãy làm đi"

Ngoài ra, bà mẹ ấy cũng đã có những chia sẻ thêm như thế này:

Vào những ngày nghỉ, tôi cùng đứa con tiểu học đã có cơ hội ra ngoài chơi xa một chút. Những việc như đi đường nào hay lên tàu nào, thay vì nói “con hãy đi cùng mẹ” và dẫn con đi thì tôi đã thử giao hết cho con tự quyết định. Lúc trở về tôi nhận ra con mình đã thay đổi rất nhiều. Con tôi đã trở nên tự tin hơn trước và suy nghĩ, hành động một cách tự giác hơn. Tôi nghĩ việc trẻ tự thử suy nghĩ và tự mình làm thật sự là điều vô cùng quan trọng.

Việc phó thác cho con chính là nền tảng của giáo dục con, nếu không có sự tin tưởng với con thì con trẻ sẽ không thể làm được gì cả. Khi chúng ta có những suy nghĩ như “mình liệu có thể làm hay không”, “mình không thất bại đấy chứ”, tự nhủ như vậy thì ta sẽ có hứng thú muốn làm việc.

Thôi không còn đưa ra những mệnh lệnh “hãy làm đi” mà dành trọn niềm tin cho con trẻ “con nghĩ xem cái này thì nên làm sao là được nhỉ? Mẹ nhờ con chuyện này được chứ?” nếu thử phó thác hết cho con như vậy thì tôi nghĩ điều này là cực kỳ hiệu quả. Cho dù đó là từ những cư xử hay nhờ vả con hay từ những chuyện lặt vặt đều được.

Những đứa trẻ không bị bố mẹ nhắc nhở “hãy học đi”:

“Tôi là người thường xuyên có khả năng giao tiếp cực kỳ cao, khi gặp những đứa trẻ trung học mà tôi nghĩ “đứa trẻ trông mới đáng tin cậy làm sao. Chắc chắn nó sẽ thành người tuyệt vời cho xã hội”  thì tôi ngay lập tức hỏi: “Bố mẹ cháu là người như thế nào?”. Câu trả lời mà tôi thường nhận được chính là “bố mẹ cháu không nhắc cháu “hãy học đi”” . Hay: “Bố mẹ không nói lần nào cụ thể nhưng cháu cảm thấy bố mẹ luôn dõi theo” . Tôi đã nhận được những câu trả lời như thế.  Tôi nghĩ rằng dù không nhắc “ hãy học đi” nhưng chẳng phải những đứa trẻ ấy vẫn trưởng thành hay sao?

Chính nhờ bố mẹ không nhắc nhở “hãy học đi” mà con cái trở thành những người có thể tự mình suy nghĩ, tự quyết định và tự hành động. Sự trải nghiệm từ những gì mình có thể tự làm có mối liên hệ với sự tự tin. Những việc mà bố mẹ sai khiến, ít nhiều con trẻ cũng làm theo. Thế nhưng “kinh nghiệm từ những việc đã làm do bố mẹ sai bảo” đối với đứa trẻ liệu thực sự có trở thành kỹ năng sống cho chúng hay không?

Là cha mẹ, bạn hãy thử cứng rắn, tin tưởng và thôi ra lệnh “hãy làm đi” với con trẻ xem sao? Chắc chắn bạn sẽ lại “Ngạc nhiên! Ngạc nhiên” giống như bà mẹ A đã chia sẻ đấy!

Dạy con kiểu Nhật chúc bạn sẽ thành công với phương pháp mới này!

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2016

Dạy con kiểu Nhật hôm nay sẽ chia sẻ với bạn đọc những thông tin và biện pháp cần thiết giúp bạn hạn chế và chữa trị chứng đái dầm ở trẻ.



 Những kiến thức cơ bản cần biết nhằm khắc phục chứng đái dầm cho trẻ đó là: “Không đánh thức trẻ”, “ Không nóng vội”, “ Không la mắng”, “ Không so bì trẻ với những đứa trẻ khác”.
dạy con kiểu nhật chữa bệnh đái dầm cho trẻ
Dạy con kiểu nhật trị chứng đái dầm ở trẻ

Chứng đái dầm của trẻ là vấn đề khiến cho nhiều bậc phụ huynh đau đầu.  Ngày xưa nguyên nhân của chứng đái dầm được cho là do bố mẹ không biết dạy con hoặc cũng có thể là do con chưa ý thức được. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp được đưa ra nhằm đối phó với chứng bệnh này.

Nếu nguyên nhân của chứng đái dầm được biết rõ, bậc làm cha làm mẹ cũng như con trẻ sẽ có thể khắc phục được phần nào chứng bệnh này. Dạy con kiểu Nhật xin chia sẻ những nguyên nhân cũng như cách khắc phục chứng đái dầm về đêm ở trẻ cho các bậc cha mẹ. Mọi người hãy tham khảo bài viết bên dưới nhé!

Nguyên nhân và cách phân biệt giữa “Bệnh đái dầm” và “Chứng đái dầm”

Trước hết, “Chứng đái dầm” xảy ra vào thời điểm ban đêm, đó là chứng tiểu tiện không tự chủ trong lúc trẻ đang ngủ. Chứng này thường xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi, từ 5 tuổi cho đến lúc trưởng thành, đa số các bé dần khắc phục được tình trạng này. Tuy nhiên nếu chứng đái dần vẫn tiếp tục xảy ra ngay cả lúc trẻ đã trên 5 tuổi, hơn nữa còn xảy ra rất nhiều lần trong một tháng thì có thể gọi hiện tượng này là “ Bệnh đái dầm”. 

Bệnh này cần được chữa trị.

Nguyên nhân chủ yếu của “chứng đái dầm” là do ban đêm nước tiểu với lượng lớn được tích tụ lại khiến bàng quang căng ra và cần được bài tiết ra bên ngoài. Khi bàng quang đã đầy nước tiểu mà trẻ vẫn chưa muốn thức giấc sẽ dẫn đến đái dầm. 

Mặt khác, nguyên nhân của “bệnh đái dầm” là do sự phát triển chậm của hệ thống thần kinh và nội tiết dẫn đến trẻ không thể điều chỉnh được lượng nước tiểu hoặc là do bàng quang quá nhỏ, vấn đề về mặt sinh lý, stress…

 “Không đánh thức trẻ”, “Không  nóng vội”, “Không la mắng”, “Không so bì trẻ với những đứa trẻ khác”

dạy con kiểu nhật chữa bệnh đái dầm cho trẻ
Dạy con kiểu nhật trị chứng đái dầm ở trẻ

“Chứng đái dầm” cũng giống như “Bệnh đái dầm”, nguyên nhân gây ra chứng bệnh này không liên quan gì đến năng lực, tính cách của con trẻ hay sự dạy bảo của bố mẹ.
Đó hoàn toàn không phải do lỗi của trẻ. Vì vậy để khắc phục chứng đái dầm cho trẻ, bố mẹ cần tuân thủ những phương châm sau: “không đánh thức trẻ”, “không nóng vội”, “không la mắng”, “không so bì trẻ với những đứa trẻ khác”.

Không đánh thức trẻ

Đánh thức trẻ trong lúc đang ngủ, bắt trẻ dậy đi nhà vệ sinh sẽ phá hỏng giấc ngủ của trẻ, không những thế điều này còn khiến cho sự bài tiết nước tiểu và hoạt động của bàng quang trở nên xấu đi. Thói quen đánh thức trẻ trong lúc ngủ gây ra hậu quả xấu.

Không nóng vội

Dù là bệnh đái dầm chúng ta cũng có thể khắc phục bằng những phương thuốc và cách thức chữa trị phù hợp.

Bậc làm cha, làm mẹ cần phải thấu hiểu và tôn trọng những suy nghĩ của bản thân trẻ. Không nên nóng vội, hấp tấp mà cần có một khoảng thời gian nhất định để con tiến bộ từng ngày.

Không la mắng trẻ

Chứng đái dầm hoàn toàn không phải do ý thức của trẻ. Chính vì thế bố mẹ không nên la mắng trẻ. Việc la mắng như vậy không những không đem lại hiệu quả gì mà còn gây ra stress cho trẻ và đái dầm có thể tăng thêm.

Không so bì trẻ với những đứa trẻ khác

Bạn nên tránh so sánh trẻ với bạn bè cùng trang lứa hay những người anh, người chị không mắc chứng đái dầm. Làm vậy sẽ tạo cho bản thân trẻ cảm giác rất ngại ngùng, xấu hổ hơn bất cứ ai khác. Không những thế điều này còn gây ra stress và khiến trẻ cảm thấy bản thân kém cỏi. Mong mọi người hết sức chú ý !

Dạy con kiểu Nhật đưa ra cách khắc phục chứng bệnh đái dầm cho trẻ ngay từ bây giờ.

dạy con kiểu nhật chữa bệnh đái dầm cho trẻ
Dạy con kiểu nhật trị chứng đái dầm ở trẻ

Đối với chứng bệnh đái dầm, cần phải đưa trẻ đến những cơ sở y tế để chữa trị, tuy nhiên trước hết cha mẹ cần phải xem lại thói quen sinh hoạt trong gia đình. Dạy con kiểu Nhật sẽ hướng dẫn cụ thể bên dưới. Mọi người cùng xem nhé !

Biện pháp thứ nhất : Xem lại lượng nước.

Chính vì lượng nước cung cấp cho trẻ ban ngày quá nhiều nên bạn cần giảm thiểu chúng lúc về đêm. Đặc biệt sau khi ăn tối xong chỉ nên cho trẻ uống tối đa một cốc nước. Nếu món ăn buổi tối toàn đồ lạnh thì tốt nhất hãy cho trẻ uống nước ấm sau khi ăn tối.

Biện pháp thứ hai : Tập cho trẻ thói quen đi tiểu

Cố gắng tập cho trẻ thói quen đi tiểu vào ban ngày. Làm vậy sẽ giúp cho nước tiểu không bị tích tụ trong bàng quang.

Biện pháp thứ ba : Đối phó với “Tính nhạy cảm với lạnh” (nhột)

Một trong những nguyên nhân gây ra chứng đái dầm là do “tính nhạy cảm với lạnh” ở một số trẻ em. Trước khi ngủ, hãy tắm cho trẻ từ từ, nhẹ nhàng và sau đó ủ ấm trẻ. Sử dụng điều hòa trong phòng ngủ vào mùa hè mang lại hiệu quả rất cao.

Biện pháp thứ tư : Tập thói quen cho trẻ nhất định phải đi vệ sinh trước khi đi ngủ.

Hãy tập thói quen cho bé đi “tè” trước khi đi ngủ để bé không bị tè dầm.

Mọi người thấy thế nào ạ ?

Qua đây chúng ta hiểu được rằng nguyên nhân gây ra chứng đái dầm ở trẻ không phải do cách giáo dục của bố mẹ không tốt cũng không phải do trẻ thiếu ý thức. Các bậc làm cha làm mẹ hãy xem lại thói quen sinh hoạt hàng ngày trong gia đình mình. Tuyệt đối không bao giờ la mắng, phê phán, trừng phạt, nóng vội hay đánh thức trẻ khi trẻ đái dầm. Tránh làm trẻ xấu hổ khi kể với người khác về chứng đái dầm của trẻ. Tập thói quen đi tiểu trước khi đi ngủ, hạn chế uống nước trước lúc ngủ, khen ngợi khi trẻ không đái dầm trong đêm…là những biện pháp đối phó rất hữu hiệu. Nào, các ông bố bà mẹ hãy cùng chung tay xây đắp cho trẻ ! 

Dạy con kiểu Nhật chúc các bậc phụ huynh sẽ thành công !


Mẹ nào có cách nào hay thì hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!

Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2016

Dạy con kiểu Nhật luôn thấu hiểu, là những bậc bố mẹ, dù rất lo lắng cho tương lai của con, nhưng chúng ta không thể biết trước được tương lai và chuẩn bị tất cả cho con mình. Tuy nhiên, bố mẹ có thể trang bị cho con các kỹ năng để thích nghi với mọi hoàn cảnh, học hỏi mọi điều và giải quyết được mọi khó khăn con gặp phải trên đường đời.

Chúng ta luôn mong muốn những đứa trẻ có khả năng tự học bởi vì khi trẻ có thể tự học chúng ta không cần thiết phải dạy cho trẻ mọi thứ. Bất cứ thứ gì trẻ cần học trẻ đều có thể tự nghiên cứu được. Bước đầu tiên của việc tự học được là cần phải biết đặt câu hỏi.

Việc đặt câu hỏi của trẻ diễn ra hết sức tự nhiên, nên các bậc cha mẹ cần khuyến khích việc đặt câu hỏi của trẻ. Cách tốt nhất để hình thành kỹ năng đặt câu hỏi cho trẻ là làm gương trước. Khi bạn và con cùng gặp những điều mới lạ hãy đặt câu hỏi và cùng con khám phá những câu trả lời có thể xảy ra. Khi trẻ đặt câu hỏi thay vì mắng phạt hãy khen ngợi trẻ và cố gắng trả lời trẻ.

Thay đổi tương lai của trẻ bằng những câu hỏi? “Khóa huấn luyện giúp con cái tự tìm ra được việc muốn làm”

Dạy con kiểu Nhật dạy trẻ bằng những câu hỏi
Dạy con kiểu Nhật dạy trẻ phải biết chia sẻ mọi thứ
Ông bố A có 3 đứa con, 1 đứa là học sinh năm 2 trung học, một đứa là năm 4 tiểu học và đứa còn lại là năm 2 tiểu học. 

Ngày hôm trước, chúng tôi có dịp đi chơi cùng bố con anh A. Chúng tôi vừa uống trà vừa trò chuyện, bọn trẻ cũng đã chơi rất vui và càng trở nên thân thiết hơn.

Lúc đó, 2 đứa nhỏ tuổi hơn giành nhau đồ chơi nên bầu không khí trở nên hơi đáng sợ một chút. Tôi ngồi quan sát và nghĩ “ nếu cứ như thế thì sẽ cãi nhau mà xem, không biết rồi sẽ thế nào nhỉ” vừa lúc đó cô con gái học trung học xen vào. Còn cậu con trai lớn thì chỉ ngồi căng mắt ra nhìn.

Đưa ra quyết định bằng những “ câu hỏi ”

Người anh trai bắt đầu cất giọng.

“  em B, em muốn như thế nào?”

“ em muốn chơi cái này!”  đứa em thứ là em B trả lời.

“ em cũng muốn chơi cái này!” đứa e út C nói.

“ em C cũng nói như thế , em tính làm như thế nào B?”  Người anh nói.

Chỉ có như vậy thôi mà mắt tôi phải dán vào cả 3 người.

 “ Em đã nói là e chơi trước rồi mà em C cứ giành, em không chịu đâu “ B nói.

“Vậy nếu thế thì 2 đứa tính làm thế nào thì hay nhất? Có đề xuất nào không?”

Tôi thoáng nghĩ, với câu nói đó thì liệu cậu anh trai này có đúng thật sự là học sinh trung học hay không? Dù là người lớn cũng không nhiều người biết cách ăn nói giao tiếp giống như thế đâu.

“ Có cách rồi, anh sẽ chơi 5 phút rồi đổi nhé! Sau đó, em C chơi xong 5phút thì lại đổi lượt cho anh.  Đổi nhưng cũng có thể chơi cùng, được không?” 

“ ừm”

Đề xuất của em B đưa ra có vẻ là được em C đồng ý. Cũng chính nhờ thế mà tránh được va chạm chân tay. “Anh trai, tới lượt a rồi đó!” giờ thì quang cảnh chỉ có mỗi câu đó.

Những câu hỏi mang tính đề xuất, xây dựng, sáng tạo

 “ Anh A , những đứa con của anh thật là tuyệt nhỉ!  Khi nào anh cũng để chúng tự giải quyết những việc như thế này à? Làm thế nào mà anh nuôi dạy chúng được thành những đứa trẻ như thế này thế?” Tôi hỏi và anh A vừa cười vừa trả lời.

 “ Tôi lúc nào cũng đưa ra những câu hỏi cho các con và nghĩ chúng cũng sẽ làm thế. Nếu có vấn đề gì xảy ra thì tôi sẽ đưa ra những câu hỏi cho chúng như là “ tại sao lại như vậy” “ Con muốn thế nào” hay là “ Con nghĩ làm thế nào thì tốt?” , những lúc chúng cảm thấy không hài lòng thì tôi nói là : “ kêu ca hay phàn nàn đều không thay đổi được gì đâu nên hãy đưa ra cách giải quyết làm thế nào thì tốt ấy.”. Cứ như thế tự nhiên những đứa con của tôi cũng bị nhiễm, bây giờ chúng cũng làm như vậy đó.”

Quả thật ấn tượng. Đúng thật là như vậy nhỉ! Những bất bình, bất mãn xảy ra dù có nổi nóng hay chửi mắng thì những bất bình, bất mãn ấy cũng không thể biến mất được nếu không có cách giải quyết. Những câu hỏi mang tính hướng đến suy nghĩ về cách giải quyết nếu được đưa ra thường xuyên thì sẽ tạo được thói quen cho trẻ “ nói chuyện với nhau và cùng tìm ra hướng giải quyết phù hợp!.”

Hướng tới ý thức của người được đặt câu hỏi

Dạy con kiểu Nhật dạy trẻ bằng những câu hỏi
Dạy con kiểu Nhật với câu hỏi sẽ luôn giúp trẻ biết chia sẻ và yêu thương nhau hơn
Trong câu hỏi , sẽ hiệu quả nếu “hướng tới ý thức của người được đặt câu hỏi”.  Nếu được hỏi “ Lý do, tại sao không thể trở nên tốt hơn?”  thì người được hỏi đó sẽ nghĩ tới câu “ Mình là đứa trẻ không thể trở nên tốt”. Nếu hỏi “ tại sao lại không nói?” thì sẽ có thể nhận được câu trả lời rằng “ bố/mẹ đừng nghe lời của một đứa trẻ xấu”

Chính vì hỏi những câu như là “ có chuyện gì thế”, “ con muốn như thế nào” hay “con nghĩ làm như thế nào thì sẽ tốt” thì tự nhiên ý thức của con chúng ta sẽ bắt đầu hướng tới suy nghĩ tự mình tìm cách giải quyết. Để con có thể làm những việc chúng muốn làm thì nếu cần thiết phải thương lượng với đối phương thì chúng cũng sẽ bắt đầu nghĩ tới phương pháp đó.

Tương lai, khi bước ra ngoài xã hội, năng lực giao tiếp và năng lực suy nghĩ như thế này sẽ trở thành một tài sản vô cùng lớn. Ý thức của con chúng ta từ bây giờ chẳng phải bị chi phối bởi những câu hỏi như thế sao. Một lần nữa, tôi đã thực sự ngạc nhiên về những tác động của những “ câu hỏi” tới việc ý thức được giải pháp để giải quyết vấn đề của bọn trẻ.

Dạy con kiểu Nhật không hề đơn giản, nhưng nếu bạn dạy con đúng hướng thì nó sẽ đơn giản hóa hơn rất nhiều.

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2016

Các bố mẹ thường rất ngạc nhiên khi nghe các chuyên gia chia sẻ rằng họ không dùng bất kỳ hình phạt nào với con, nhưng bọn trẻ vẫn luôn cư xử tốt. Bí quyết dạy con của họ có thể khiến bạn bất ngờ.


Trẻ em luôn học hỏi từ chính cuộc sống hàng ngày và cách hiệu quả nhất để dạy bọn trẻ là làm mẫu và đối xử với chúng theo cách mà bạn muốn chúng đối xử với người khác, bằng tình thương và sự thấu hiểu chứ không phải la mắng hay sử dụng các biện pháp kỷ luật.
Điều đó không có nghĩa rằng bạn không đưa ra những quy tắc hành xử. Không chạy ngoài đường, không đánh em, không đi tiểu trên thảm, không hái trộm hoa của hàng xóm, không làm tổn thương các con vật... đều là những nguyên tắc mà bạn tự lập ra để dạy con nhưng không cần phải phạt trẻ chỉ để ép chúng làm đúng các quy định đó.
dạy con kiểu nhật nuôi dạy con ngoan không cần roi vọt
Dạy con kiểu Nhật dạy con không cần dùng roi vọt. Ảnh minh họa.
Chắc bạn sẽ thắc mắc làm sao trẻ có thể học cách không mắc lại sai lầm cũ nếu bạn không phạt chúng ở lần sai đầu. Bạn luôn cho rằng phải phạt bọn trẻ để dạy cho chúng một bài học. Thực tế, các nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng hình phạt với trẻ sẽ tạo ra những hành động sai trái hơn.
Khi bị phạt, trẻ sẽ cảm thấy tức giận và trở nên phòng thủ với mọi thứ xung quanh. Một loại hóc-môn có tên là Adrenalin sẽ nhấn chìm bọn trẻ trong cảm giác muốn chiến đấu thay vì hòa bình, hợp tác. Trẻ sẽ sớm quên những hành động xấu khiến chúng bị phạt và tạo cảm giác sợ hãi, muốn che đậy ở trẻ.
Thay vì phạt trẻ, bạn hãy quan tâm, yêu thương và trở thành những tấm gương để chúng noi theo. Khi đó, trẻ sẽ chấp nhận những quy tắc chúng ta đưa ra một cách dễ dàng hơn.
Vậy, chúng ta có thể làm gì để giúp trẻ sống có kỷ luật?

Điều chỉnh cảm xúc của bản thân
Đó cũng là một điểm bọn trẻ sẽ học từ bạn. Đừng hành động nóng vội khi đang tức giận hay chán nản. Hãy hít thở thật sâu, đợi đến khi bạn bình tĩnh hơn và làm chủ được tình hình.

Học cách thấu hiểu
Bạn phải hiểu rằng khi bọn trẻ nóng giận thì chúng không thể học được gì. Thay vì giảng giải, hãy đưa chúng đến một nơi yên tĩnh, giúp chúng bình tĩnh lại. Đó không phải là một hình phạt mà là một cơ hội để bạn hiểu con hơn. Nếu trẻ vẫn tỏ ra sợ hãi và hoảng sợ, đừng cố giải thích về lỗi lầm của con. Thay vào đó, bạn hãy tạo cho trẻ một cảm giác an toàn và được yêu thương. Sau đó, khi con cảm thấy bình tĩnh hơn, bạn có thể gần gũi con và nói cho con hiểu vấn đề.

dạy con kiểu nhật nuôi dạy con ngoan không cần roi vọt
Dạy con kiểu nhật thay vì quát mắng nặng lời, hãy thấu hiểu con bằng những cử chỉ yêu thương và lời nói nhẹ nhàng. (Ảnh minh họa)
Giúp đỡ con
Lấy ví dụ như việc tập ngồi bô, bạn sẽ phải giúp con ở những lần đầu. Nhưng khi con đã làm nhiều lần, chúng sẽ tự tin hơn và có thể tự làm. Điều này cũng tương tự như khi bạn dạy con nói lời Cảm ơn, Đợi đến lượt, Không làm quên đồ, Làm bài tập về nhà và nhiều điều khác nữa. Tạo thói quen là một điều rất quan trọng giúp trẻ có những khung hướng dẫn xây dựng những kỹ năng cơ bản, giúp hình thành tính cách cho trẻ. Bạn có thể nổi điên với việc trẻ liên tục quên áo khoác nhưng việc la mắng không giúp trẻ ghi nhớ.

Kết nối trước khi đưa yêu cầu
Trước khi bạn đưa ra những hướng dẫn hay những yêu cầu đối với con, hãy cho trẻ thời gian để làm quen với bạn, đánh thức ham muốn học hỏi từ trẻ. Hãy nhớ rằng trẻ sẽ cư xử sai khi chúng cảm thấy tiêu cực về bản thân và không có sự kết nối với người xung quanh.
Ví dụ:
- Cúi xuống và nhìn ngang tầm mắt con: “Con đang cư xử không tốt đâu… Hãy nói cho mẹ điều con muốn.... và không được cắn”
- Ôm con: “Con ước rằng mình có thể chơi lâu hơn…nhưng đến giờ đi ngủ rồi”
- Ánh mắt âu yếm: “Trông con có vẻ đang rất buồn”

Đưa ra những quy tắc với sự đồng cảm
Tất nhiên bạn sẽ muốn nhấn mạnh vào một vài quy tắc nhưng bạn cũng cần quan tâm đến cảm xúc của trẻ. Khi trẻ cảm thấy được hiểu, chúng sẽ chấp nhận những nguyên tắc dễ dàng hơn.

dạy con kiểu nhật nuôi dạy con ngoan không cần roi vọt
Đừng trách móc, chỉ trích trẻ, hãy luôn rộng lượng và giúp con biết cách sửa sai, đó là cách dạy con nghe lời khôn ngoan của cha mẹ thông thái. (Ảnh minh họa)
Hướng dẫn trẻ cách sửa sai
Hãy hướng dẫn trẻ bài học này thật sớm để bạn có thể truyền tải những thông điệp của bản thân một cách dễ dàng nhất. Ví dụ như việc bạn dùng khăn giấy lau sạch sữa đổ của con, không phàn nàn và không xấu hổ. Khi trẻ lớn hơn, chúng sẽ bình tĩnh khi xử lý những cơn cáu giận với các em. Tấm gương về sửa lỗi và xin lỗi sẽ giúp con học một cách nhanh nhất.
Hãy nhớ rằng tất cả các hành vi sai trái cũng là một cách ứng xử theo một nhu cầu chính đáng nào đó (mặc dù sai).
Khi con hành động sai, chúng cũng có những lí do riêng. Lúc đó, bạn nên quan sát xem có phải trẻ đang cáu vì thiếu ngủ hay vì một lí do nào đó không. Hãy trò chuyện với con hoặc cho trẻ thời gian riêng để khóc và giải phóng cảm xúc xáo trộn bị kìm nén. Sau khi trẻ thỏa mãn những nhu cầu cơ bản trên, chúng sẽ hiểu và dừng những hành vi sai trái.

Gia tăng kết nối với con hàng ngày
Hãy tắt điện thoại, máy tính và trò chuyện với con để nghe con thủ thỉ những điều thầm kín nhất. Khi bạn trở thành một người bạn của trẻ, chúng sẽ dễ hợp tác hơn.

Hãy nhớ rằng sự tốt bụng là một phép màu
Tất nhiên là bạn phải tốt với con nhưng hãy làm như vậy với bản thân mình nữa. Bạn không thể là những người cha mẹ giàu tình thương nếu bạn không yêu chính bản thân mình. Hơn thế, con của bạn có thể sẽ hành động đúng như những gì chúng thấy từ bố mẹ. Do vậy, hãy bắt đầu yêu thương bản thân ngay từ hôm nay nhé!

Dạy con kiểu Nhật chúc bạn thành công!

(Theo Trí Thức Trẻ)

Thứ Tư, 21 tháng 12, 2016

Cách chữa trẻ chậm nói

Chậm nói là vấn đề đáng quan tâm ở trẻ em. Nó không chỉ gây ra sự sốt ruột cho các gia đình mà còn cản trở quá trình giao tiếp và hòa nhập cộng đồng của các cháu. Làm thế nào đây?

Để hiểu rõ hơn vấn đề này và có cách giải quyết tốt nhất dạy con kiểu Nhật xin chia sẻ đến bạn đọc một vài thông tin hữu ích sau:

Chịu khó ngồi chơi với con. Chơi bất cứ trò gì cháu thích. Vừa chơi, vừa trò chuyện. 

dạy con kiểu nhật chăm sóc trẻ chậm nói

Bắt đi cướp xôi

Bế trên tay cháu nhỏ 2 tuổi không phản ứng gì, không trả lời, gọi hỏi không đáp ứng, chính xác là đáp ứng rất hạn chế, chị Nguyễn Thanh T. 30 tuổi khá mệt mỏi. Bên cạnh chị là bà ngoại cháu đi cùng. Bà thở ngắn than dài về tình trạng cháu nhỏ và luôn miệng con gái là kêu trứng đòi khôn hơn vịt.

Chả là cháu Đỗ Tùng Luyến, 2 tuổi, con trai chị bị rơi vào tình trạng chậm nói. So với bạn cùng trang lứa đã bi bô trò chuyện rôm rả thì cháu cứ im ỉm. Cháu không hé răng lấy nửa lời, nếu có chăng chỉ là phản ứng nhất định theo cảm xúc. Cháu cũng không có phản xạ bắt chước ngôn ngữ của người lớn. Nhiều lúc chị muốn cháu gọi mẹ ơi nhưng cháu cũng không làm theo. Tệ hơn, lúc chị hướng dẫn cháu nói, cháu còn tát vào mặt chị tỏ vẻ không thích.

Bà ngoại xót cháu, suốt ngày bắt chị phải thực hiện theo mẹo cổ xưa, chỉ cần ra chợ, cướp lấy xôi, bỏ vào miệng là nói được. Bà quả quyết cho rằng đó là mẹo cướp lời, cứ làm là có hiệu nghiệm, các cụ đã dạy rồi, không sai đâu.

Chị Thanh T. thì bức xúc vì cách làm thiếu tin cậy ấy. Phần vì không tin, phần vì xấu hổ, chị không dám làm. Chị thật không thể tưởng tượng được ra cảnh chị sẽ ra ngoài chợ, ngồi rình mò người ta ăn, thật mất mặt. Đã thế, lại còn chạy ra cướp miếng xôi của người ta đang bỏ vào miệng. Thấy nó thật kinh khủng. Sự mâu thuẫn này lên tới đỉnh điểm khi đến 2 tuổi, bé Luyến vẫn không nói được lời nào ra hồn. Ba bà cháu đành thỏa thuận đưa nhau đến bệnh viện và bác sỹ bảo làm sao thì làm vậy.

Liệu pháp tại gia đơn giản

Trên thực tế, vấn đề giao tiếp, nói, là những vấn đề của sự trưởng thành về mặt tâm lý. Nó liên quan tới các cấu trúc chức năng cao cấp của não bộ hơn là liên quan tới vấn đề ăn xôi, cướp xôi hay chữa mẹo. Đa phần các em bé sẽ lớn dần các trung khu thần kinh chức năng cao cấp. Nhưng một số đứa trẻ không may mắn có sự phát triển chậm hơn các trung tâm này. Vì thế chúng trở lên kém phát triển tâm lý hơn và đồng nghĩa đó là kém phát triển kỹ năng giao tiếp, trong đó có ngôn ngữ.

Vậy nên thủ thuật chữa mẹo cướp xôi của người khác đang ăn rồi bỏ vào miệng cháu trở nên vô nghĩa và là một thủ thuật không có giá trị gì trong điều trị chứng chậm nói ở trẻ em. Cách điều trị cần phải tác động vào thần kinh làm lớn nhanh hơn các trung tâm ngôn ngữ 2 bán cầu và sự kết nối 2 bán cầu. Nhưng trước khi áp dụng một số cách điều trị, chúng ta cần hiểu khi nào được coi là chậm nói.

Có phải không nói được là chậm nói? Không phải. Bởi không đứa trẻ nào sinh ra là đã nói được ngay. Nó là một kỹ năng thứ 2 của hệ thần kinh được hình thành qua học tập.
Chậm nói được xác nhận khi một đứa trẻ đến hết 18 tháng tuổi mà không bập bẹ một tiếng nào như bà, cha, ca, ma ma...Đây là những từ đơn rất đơn giản và dễ dàng thực hiện. Không cần phải đợi đến 3 tuổi, 4 tuổi hay 5 tuổi có vấn đề này vấn đề khác xuất hiện thì mới gọi là chậm nói. Còn mọi đứa trẻ đã phát âm được trước thời gian này đều không được gọi là chậm nói và bố mẹ không cần thiết phải lo lắng. Đó chỉ là sự trì hoãn thời điểm khởi phát ngôn ngữ mà thôi. Tuy nhiên, nếu chậm được chẩn đoán và phát hiện, bé sẽ kém hòa nhập, kém học tập và bị tụt hậu so với bạn cùng trang lứa.

Một số dấu hiệu sớm nhận ra tình trạng chậm nói: bé không chịu bắt chước ngôn ngữ, bé không có xu hướng thích lặp lại từ cuối cùng trong câu nói của bà hoặc mẹ, bé không thích định hướng, bé không thích chỉ trỏ, bé không quay đầu khi bạn gọi yêu.

Đã xác định được rồi phải làm thế nào đây? Can thiệp điều trị chậm nói không có thuốc điều trị. Chúng ta chỉ áp dụng các biện pháp tâm lý thần kinh mà thôi. Có 4 cấp độ điều trị, tùy thuộc vào sự cần thiết có mặt của bác sỹ hay không, nhập viện hay không? Tuy nhiên, bạn là mẹ, bạn có thể áp dụng khẩn trương những cách hiệu quả sau:

- Quan sát bé xem màu nào bé thích. Ví dụ màu đỏ. Bạn hãy mua 1 cái ca màu đỏ, 1 quả cà chua màu đỏ, 1 cái ô tô màu đỏ...rồi dạy bé các từ đơn. Ví dụ ca, nhà, chua, tô...Những từ không có dấu với chữ a rất dễ phát âm. Phát âm theo sở thích sẽ kích thích trung tâm ngôn ngữ chịu làm việc.

- Chịu khó ngồi chơi với con. Chơi bất cứ trò gì cháu thích. Vừa chơi, vừa trò chuyện. Bạn không được độc thoại mà hãy tích cực giao tiếp với cháu. Ví dụ: con lấy cái nào, mẹ lấy cái kia cho con nhé, đến khi nào bé nói được chữ "nhé" theo là thành công.

- Tích cực rủ các bạn cùng tuổi nhưng đã nói sõi vào nhà chơi hoặc các bạn lớn chừng 1-2 tuổi. Nếu rủ các cháu lớn hơn, các từ cháu nói sẽ quá dài và quá phức tạp, cháu không chịu bắt chước theo, và cũng không có khả năng bắt chước. Nếu rủ các cháu chậm nói như cháu, thì chúng cùng rủ nhau chậm nói theo. Sau khi rủ được đúng đối tượng bạn cần, bạn chỉ việc để chúng chơi với nhau, thi thoảng hỗ trợ, cháu sẽ tập nói theo bạn và tình hình sẽ được cải thiện.

- Đừng khép kín cháu trong 4 bức tường và chỉ vòng tay mẹ. Hãy cho cháu ra ngoài sân chơi rộng, ở đó có nhiểu bạn, nhiều người, nhiều đồ vật. Bé sẽ khám phá thêm và cảm thấy sinh động, có nhu cầu muốn giao tiếp.

- Không giữ khư khư trong nhà. Hãy cho trẻ đi lớp, nhà trẻ, mẫu giáo, mặc dù bạn có thừa điều kiện để thuê người giúp việc hoặc giáo viên đến nhà trông. Đi lớp là môi trường cực kỳ sôi động. Cháu sẽ phải tự lực nhiều thứ như tự ăn, tự uống, tự đòi đi vệ sinh và ngôn ngữ cháu buộc phải biết để hòa nhập. Chứng chậm nói sẽ tự khắc phục được. Tất nhiên, bạn nhớ dặn cô giáo cần để mắt tới cháu, nhớ đừng tự đưa cho cháu mà hãy hỏi cháu để cháu bật ra lời. Thời gian ở lớp phải nhiều hơn thời gian chơi ở nhà. Bạn đừng xót con nhé.

dạy con kiểu nhật chăm sóc trẻ chậm nói
Không giữ khư khư trẻ trong nhà. Hãy cho trẻ đi lớp, nhà trẻ, mẫu giáo, mặc dù bạn có thừa điều kiện để thuê người giúp việc. 

Sau khi các biện pháp cải thiện trên không đạt, việc mời bác sỹ điều trị và nhập viện là khả năng cần tính đến. Lúc đó, hãy để nhân viên y tế lo cho bạn.

Có 2 điểm chúng tôi muốn lưu ý: trong quá trình điều trị bằng biện pháp tâm lý trước khi nhập viện, phụ thuộc vào mức đầu tư của bạn với con, kết quả sẽ đạt được khả quan sau từ 3-6 tháng. Bạn không được nóng vội sau 1 tuần đã bỏ.

Chậm nói chỉ đơn thuần là sự chậm lại của vấn đề tâm sinh lý, ít khi hoặc hầu như không liên quan tới sự phát triển trí tuệ. Do đó, bạn không cần phải lo lắng là mai sau cháu sẽ học dốt hơn bạn cháu, đó là điều không có cơ sở. Nhiều nhà khoa học lỗi lạc đã bị chậm nói và bạn chỉ cần đầu tư đúng mức. Ngôn ngữ và quá trình tâm sinh lý có đặc điểm tốc độ phát triển có khác nhau ở các cháu khác nhau, nhưng những cháu chậm, sau khi được khởi phát, sẽ bằng hoặc vượt xa các bạn cùng tuổi. Vì thế, bạn là mẹ, xin đừng nản lòng và mất kiên nhẫn.

BS. Yên Lâm Phúc
(Nguồn: webtretho.com)

Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2016

Dạy con kiểu Nhật biết rằng việc đánh thức trẻ dậy mỗi buổi sáng luôn là vấn đề đau đầu của nhiều bà mẹ, đa phần các mẹ thường phải hét lớn “dậy đi” thì trẻ mới chịu dậy. 

Nhưng nếu mẹ nào đang sử dụng phương pháp dạy con kiểu Nhật thì không nên làm vậy nhé, hãy làm theo cách mẹ Nhật dạy con.

Buổi sáng là khoảng thời gian bận rộn nhất trong ngày, bạn phải cho trẻ ăn, đưa trẻ đến trường hay đưa trẻ đi mẫu giáo nhưng khổ nỗi trẻ cứ oằn người trên giường mãi không chịu dậy. Bạn rất bực mình và đôi lúc phải hét lớn: “dậy đi” thì trẻ mới rời khỏi chiếc giường thân yêu của chúng và việc này đã trở thành thói quen của bạn, thậm chí là ác mộng. Đôi lúc, việc này cũng làm cho không khí trong gia đình trở nên căng thẳng.

Vậy sao bạn không tìm cách để trẻ tự thức dậy?  Bạn sẽ rất vui vì chỉ cần gọi một lần là trẻ đã thức dậy ngay, buổi sáng của gia đình bạn cũng không căng thẳng nữa mà nhẹ nhàng hơn, vui vẻ hơn. 

Bài viết này sẽ cho bạn biết nguyên nhân tại sao trẻ không chịu dậy vào buổi sáng và phương pháp đánh thức trẻ hiệu quả được các mẹ Nhật áp dụng rất nhiều trong việc nuôi dạy con kiểu Nhật. Hy vọng bài viết này sẽ trang bị cho các bậc cha mẹ Việt cách đánh thức trẻ hiệu quả vào mỗi buổi sáng.

Buổi sáng không thể dậy được cũng có thể là một căn bệnh

dạy con kiểu nhật dạy trẻ tự lập
Phương pháp dạy con kiểu Nhật giúp bé thoát khỏi triệu chúng mất ngủ hoặc ngủ không chịu dậy

Trường hợp trẻ đánh thức thế nào cũng không dậy thì không phải đơn giản là không muốn dậy mà có thể là do bị rối loạn giấc ngủ.  Đối với những trường hợp như thế này, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện để chẩn đoán.

Nếu trẻ bị rối loạn giấc ngủ thì do 3 nguyên nhân sau:

Rối loạn do tư thế ngủ (OD)

Rối loạn do tư thế ngủ là một loại bệnh do máu khó lưu thông, do rối loạn cân bằng thần kinh thực vật.  Do huyết áp thấp nên biểu hiện đó là không thể dậy vào buổi sáng, hoa mắt chóng mặt, dễ mệt…

Hội chứng bệnh thiếu ngủ (ISS)

Hội chứng thiếu ngủ có rất nhiều biểu hiện, nhưng nguyên nhân chính là do thời gian ngủ chưa đủ. Nguyên nhân chính của việc ngủ không đủ giấc là do sự phát tác của bệnh kinh niên như hen suyễn, dị ứng, viêm mũi, ngưng thở khi ngủ.

Ngoài việc khó thức dậy thì người mắc hội chứng này còn có cảm giác buồn ngủ suốt ngày, làm giảm sự tập trung, và các triệu chứng khó chịu khác.

Hội chứng giai đoạn giấc ngủ

Hội chứng giai đoạn giấc ngủ là hội chứng được cho rằng các hoạt động trong ngày sẽ giảm xuống do thiếu ngủ mãn tính. Thời gian ngủ bị chia nhỏ ra, đêm ngày bị đảo ngược nên trẻ sẽ rất khó khăn trong việc tới trường do thời gian ngủ bị tách nhỏ ra.

Do không thể tập trung học được nên cũng có những trường hợp trẻ trở nên trầm cảm và không tới trường, vì vậy chăm sóc giấc ngủ ngay từ nhỏ cho trẻ rất quan trọng.
Bây giờ hãy cùng dạy con kiểu Nhật xem nguyên nhân nhé:

4 nguyên nhân trẻ không muốn dậy

Nguyên nhân khiến trẻ không muốn dậy phải chăng là do thể trạng? Thực chất thì nguyên nhân này không đáng kể.  Xác định được khuyên nhân tại sao trẻ không muốn dậy sẽ giúp bố mẹ biết được cách đánh thức trẻ đúng cách. Bây giờ hãy xem con bạn có đang sở hữu 4 nguyên nhân nào dưới đây không?


1.Ngủ chưa đủ hay ngủ quá nhiều

dạy con kiểu nhật dạy trẻ tự lập
Phương pháp dạy con kiểu Nhật giúp bé thoát khỏi triệu chúng mất ngủ hoặc ngủ không chịu dậy

Việc trẻ không muốn dậy mỗi sáng có lẽ là do ngủ chưa đủ giấc và ngủ quá nhiều.Không thể dậy do ngủ không đủ giấc có lẽ là điều bình thường, nhưng bố mẹ nên nhớ là nếu trẻ ngủ quá nhiều có thể dẫn đến đau đầu, người mỏi nhừ và đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ không thể dậy.

Nếu con bạn rơi vào trường hợp này thì điều đầu tiên và quan trọng nhất bạn cần làm là tìm hiểu về thời gian ngủ thích hợp đối với từng độ tuổi của con bạn để tạo cho con thói quen ngủ đúng giờ. Và bạn cũng nên chú ý đến việc con đã ngủ đủ giấc chưa? Con ngủ như vậy có nhiều không? Hãy tham khảo tiêu chuẩn thời gian ngủ thích hợp ứng với từng độ tuổi dưới đây để có thể đánh thức con trẻ dễ dàng:

Thời gian ngủ trung bình của từng độ tuổi khác nhau

1 tuổi đến 3 tuổi: khoảng 13 tiếng
4 tuổi đến 6 tuổi: khoảng 12 tiếng
6 tuổi đến 12 tuổi: khoảng 10 tiếng.

2. Vùi đầu vào chơi game và xem tivi ngay trước khi ngủ

Ngay trước khi ngủ nếu bị kích thích bởi game hay tivi thì tâm trạng của trẻ sẽ xốn xang  và không thể ngủ ngay được. Đặc biệt là tác động của ánh sáng tới mắt của trẻ sẽ khiến não trẻ trở nên hưng phấn, kết quả là dù vào trong chăn sớm nhưng mãi không ngủ được và cứ thức mãi cho tới khuya, dẫn đến ngủ muộn và sáng không thể dậy được. 

dạy con kiểu nhật dạy trẻ tự lập
Phương pháp dạy con kiểu Nhật giúp bé thoát khỏi triệu chúng mất ngủ hoặc ngủ không chịu dậy

Nguyên nhân này có lẽ rất phổ biến ở nhiều gia đình, bố mẹ cần lưu tâm đến điều này, quan trọng nhất là vẫn tạo cho trẻ thói quen sinh hoạt lành mạnh, quy định thời gian xem phim nhất định trong ngày, và tốt nhất là đừng cho trẻ xem phim vào buổi tối để tránh ảnh hưởng đến thời gian học và giấc ngủ của trẻ.


3. Xáo trộn giấc ngủ do ngáy hay khó thở

Tình trạng khó thở và ngáy ở trẻ là do trong khi ngủ, không có lượng khí oxi đủ để thở, nồng độ oxi trong máu thấp, ảnh hưởng xấu đến chất lượng giấc ngủ của trẻ.

Nếu con bạn đang mắc phải tình trạng này thì bạn có thể thấy trẻ ngủ rất nhiều nhưng vẫn cảm thấy thiếu ngủ, đặc biệt là những trẻ béo phì và trẻ bị amidan ( vì cổ họng của trẻ hẹp hơn so với bình thường khiến trẻ ngáy và khó thở)

4. Bệnh huyết áp thấp, thiếu máu

Những trẻ bị huyết áp thấp và thiếu máu khi tỉnh dậy khí oxi không thể lên não ngay được nên trẻ không thể dậy đúng hơn là không muốn dậy vào mỗi buổi sáng. Hơn nữa khi bị thiếu máu, hồng cầu và huyết cầu tố không đủ dẫn tới tình trạng toàn thân không đủ oxi và không thể dậy nổi. 

Phương pháp dạy con kiểu Nhật đánh thức trẻ dậy vào mỗi buổi sáng 

Nhiều mẹ cảm thấy vô lý vì tại sao đã làm inh ỏi lên vậy mà bọn trẻ vẫn không chịu dậy? Nếu đã nói mãi mà không dậy như vậy thì các mẹ cần có phương pháp hiệu qủa để đánh thức trẻ. Sau đây là một vài phương pháp dạy con kiểu Nhật giúp đánh thức trẻ có thể giúp bạn: 

1. Mở rèm ra cho sáng cả căn phòng

Khi mở rèm ra, ánh sáng mặt trời chiếu vào tràn ngập cả căn phòng sẽ khiến cho hormone serotonin có trong cơ thể được tiết ra, giúp trẻ thức dậy một cách tự nhiên. Phương pháp này rất dễ áp dụng vào những ngày nắng, và chắc hẳn bây giờ các mẹ đang thắc mắc nếu những ngày trời u ám thì làm cách nào phải không? 

Rất đơn giản, nếu gặp thời tiết xấu, trời u ám, thì các mẹ hãy dùng đèn chiếu chiếu sáng cho căn phòng, phương pháp dạy con kiểu nhật này cũng đem lại hiệu quả tương tự như ánh sáng tự nhiên.