Dạy con kiểu Nhật đã nghiên cứu và thực hiện khóa huấn luyện phát huy động lực cho con trẻ - hiệu quả của việc thôi nói “hãy làm đi ” với con.
Bà mẹ A có 3 con tiểu
học, trung học và đại học đã trải qua khóa học huấn luyện trong vòng nửa năm.
Trong buổi cuối cùng mà dạy con kiểu Nhật tổ chức bà mẹ ấy đã có những chia sẻ
hết sức thú vị như thế này.
“Những đứa trẻ của
tôi thực sự đã thay đổi rất nhiều chỉ trong vòng nửa năm. Tôi ngạc nhiên lắm,
thật sự là rất ngạc nhiên. Chúng bây giờ đã trở nên mạnh mẽ hơn nhiều. Trước
đây, con tôi là những đứa trẻ mà dù tôi có nói bao nhiêu lần đi nữa thì chúng
vẫn không nghe, gặp chuyện trắc trở đôi chút là ngay lập tức chúng đã dễ dàng
từ bỏ rồi. Ấy thế mà dạo gần đây, dù việc có trở nên tồi tệ thế nào đi chăng
nữa, con tôi cũng tự mình suy nghĩ và giải quyết mọi chuyện.
Nếu có liên quan, vậy thì
điều gì đã làm chúng thay đổi như thế? Dưới đây là một chia sẻ hữu ích mà bạn
không thể không nghe.
Im lặng dõi theo con:
Dạy con kiểu Nhật dạy trẻ tự lập |
“Tôi đã thôi không còn nhất nhất bảo con lời này lời nọ nữa. Chẳng hạn như “con làm bài tập đi!” hay “con nhanh lên đi!”… Đương nhiên để làm được điều này thì cần lắm sự nhẫn nại nhưng vì tôi tin con tôi là “những đứa trẻ không cần nói cũng có thể tự giác làm” và rồi tôi cố gắng im lặng dõi theo con. Trước khi biết đến khóa học, tôi mặc nhiên nghĩ rằng nếu mình cứ im lặng hết lần này đến lần khác, không nhắc nhở con thì không được. Nhưng sau này tôi mới hiểu được việc nhắc nhở chỉ là cách xử sự dành cho những “đứa trẻ thiếu tự giác, nếu không nhắc thì không chịu làm” thôi.
Càng quan sát con, tôi
dần dần hiểu được có những lúc trẻ con sẽ tự mình suy nghĩ và muốn hành động.
Nếu người lớn chúng ta luôn đón đầu mọi việc và nói “hãy làm đi” với con thì
khi ấy, trẻ sẽ mất đi cảm hứng, động lực để làm việc. Và rồi, trẻ nhất nhất
không chịu làm theo. Nhiều khi tôi cũng muốn nhắc nhở con nhưng nếu cứ dõi theo
trẻ mà không nói lời nào thì những đứa trẻ thực sự sẽ thay đổi.
Những chia sẻ, những kinh
nghiệm có ích ấy của bà mẹ 3 con thực sự được rút ra từ chính sự trải nghiệm.
“Giao phó hết cho
con” theo mệnh lệnh, chỉ thị:
Dạy con kiểu Nhật nói không với câu "Hãy làm đi" |
Ngoài ra, bà mẹ ấy cũng đã có những chia sẻ thêm như thế này:
Vào những ngày nghỉ, tôi
cùng đứa con tiểu học đã có cơ hội ra ngoài chơi xa một chút. Những việc như đi
đường nào hay lên tàu nào, thay vì nói “con hãy đi cùng mẹ” và dẫn con đi thì
tôi đã thử giao hết cho con tự quyết định. Lúc trở về tôi nhận ra con mình đã
thay đổi rất nhiều. Con tôi đã trở nên tự tin hơn trước và suy nghĩ, hành động
một cách tự giác hơn. Tôi nghĩ việc trẻ tự thử suy nghĩ và tự mình làm thật sự
là điều vô cùng quan trọng.
Việc phó thác cho con
chính là nền tảng của giáo dục con, nếu không có sự tin tưởng với con thì con
trẻ sẽ không thể làm được gì cả. Khi chúng ta có những suy nghĩ như “mình liệu
có thể làm hay không”, “mình không thất bại đấy chứ”, tự nhủ như vậy thì ta sẽ
có hứng thú muốn làm việc.
Thôi không còn đưa ra
những mệnh lệnh “hãy làm đi” mà dành trọn niềm tin cho con trẻ “con nghĩ xem
cái này thì nên làm sao là được nhỉ? Mẹ nhờ con chuyện này được chứ?” nếu thử
phó thác hết cho con như vậy thì tôi nghĩ điều này là cực kỳ hiệu quả. Cho dù
đó là từ những cư xử hay nhờ vả con hay từ những chuyện lặt vặt đều được.
Những đứa trẻ không bị bố
mẹ nhắc nhở “hãy học đi”:
“Tôi là người thường
xuyên có khả năng giao tiếp cực kỳ cao, khi gặp những đứa trẻ trung học mà tôi
nghĩ “đứa trẻ trông mới đáng tin cậy làm sao. Chắc chắn nó sẽ thành người tuyệt
vời cho xã hội” thì tôi ngay lập tức hỏi: “Bố mẹ cháu là người như thế
nào?”. Câu trả lời mà tôi thường nhận được chính là “bố mẹ cháu không nhắc cháu
“hãy học đi”” . Hay: “Bố mẹ không nói lần nào cụ thể nhưng cháu cảm thấy bố mẹ
luôn dõi theo” . Tôi đã nhận được những câu trả lời như thế. Tôi nghĩ
rằng dù không nhắc “ hãy học đi” nhưng chẳng phải những đứa trẻ ấy vẫn trưởng
thành hay sao?
Chính nhờ bố mẹ không
nhắc nhở “hãy học đi” mà con cái trở thành những người có thể tự mình suy nghĩ,
tự quyết định và tự hành động. Sự trải nghiệm từ những gì mình có thể tự làm có
mối liên hệ với sự tự tin. Những việc mà bố mẹ sai khiến, ít nhiều con trẻ cũng
làm theo. Thế nhưng “kinh nghiệm từ những việc đã làm do bố mẹ sai bảo” đối với
đứa trẻ liệu thực sự có trở thành “kỹ năng sống” cho chúng hay không?
Là cha mẹ, bạn hãy thử
cứng rắn, tin tưởng và thôi ra lệnh “hãy làm đi” với con trẻ xem sao? Chắc chắn
bạn sẽ lại “Ngạc nhiên! Ngạc nhiên” giống như bà mẹ A đã chia sẻ đấy!