Thứ Ba, 27 tháng 12, 2016

Ăn dặm kiểu Nhật đã không còn quá xa lạ với các bà mẹ Việt.


Những công thức đơn giản, dễ làm nhưng luôn đáp ứng những tiêu chí về dinh dưỡng cho trẻ là điều mà các mẹ Nhật không bao giờ quên khi chọn thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ. 

Để đáp ứng sự phát triển của trẻ, rất nhiều món ăn dặm đã được các ông bố, bà mẹ chế biến ra nhằm bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ. Thời kì 5-6 tháng tuổi là khoảng thời gian mà chúng ta nên tập cho trẻ thói quen nuốt những thức ăn đã được nghiền nát. Nếu trẻ không muốn ăn thì nên chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều lần trong ngày. Dần dần hãy tập cho trẻ ăn những thức ăn cứng hơn. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn cách chế biến các món ăn dặm kiểu Nhật đơn giản.

Công thức 1: Món cháo salad phô mai

Nguyên liệu :

thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho trẻ 6 tháng tuổi
Rau xà lách        1cây dài khoảng 5cm
Cháo                    3 muỗng canh
Phô mai               1 lượng nhỏ

Thời gian ướp gia vị: Khoảng  5 phút (không tính thời gian hầm cháo )

Phí nguyên liệu:  Khoảng 20.000 (tương đương 1 phần ăn)

Các bước thực hiện:

thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho trẻ 6 tháng tuổi


Bước 1: Xà lách nấu mềm, sau đó cắt nhỏ.

Bước 2: Cho xà lách đã cắt nhỏ vào cháo, cho thêm một ít phô mai.

thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho trẻ 6 tháng tuổi


Thông tin bổ sung

Phô mai tốt cho tiêu hóa, nó còn là nguyên liệu giàu protein và canxi. Ngoài ra, phô mai còn chứa hàm lượng chất béo và hàm lượng muối cao nên cần chú ý sử dụng một lượng phù hợp. Thêm vào món ăn một ít phô mai giúp cho hương vị món ăn trở nên ngon hơn và kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn. 

Công thức 2: Món mỳ ống cá ngừ

Nguyên liệu:

thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho trẻ 6 tháng tuổi

Mỳ ống         6-7 khúc     
Cá ngừ hộp      1 muỗng canh nhỏ
Măng tây (phần búp)         1 khúc nhỏ
Cà chua bi       2 quả
Canh rau          3 muỗng canh
Bột năng          một lượng nhỏ

Thời gian ướp gia vị: Khoảng  20 phút

Phí nguyên liệu: Khoảng 90.000 (tương đương 1 phần ăn)

Các bước thực hiện:

thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho trẻ 6 tháng tuổi

Bước 1: Mỳ ống nếu mềm, giã nhuyễn

Bước 2: Măng tây nấu mềm, giã nhuyễn

Bước 3: Cà chua bi bóc vỏ, tách hạt, giã nhuyễn

Bước 4: Cá thu cho vào nước, đun nóng, vớt ra bát rồi giã nhuyễn.

Bước 5: Cho hỗn hợp ở bước 1,2,3,4 vào 1 cái chảo nhỏ. Cho nước canh rau vào, đun nóng.  Đun đến khi sôi cho bột năng vào khuấy đều thành hỗn hợp dạng sệt.

thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho trẻ 6 tháng tuổi

Thông tin bổ sung

Ở thời kì này, có rất nhiều đứa trẻ thích ăn những món kết hợp giữa rau và những nguyên liệu giàu protein. Bố mẹ hãy tự tạo ra thật nhiều món ăn dặm đơn giản cho bé từ những nguyên liệu này nhé.

Công thức 3: Món mỳ udon

Nguyên liệu:

thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho trẻ 6 tháng tuổi

Sợi mỳ udon đã luộc chín      10g
Thịt gà                                    10g
Củ cải trắng                             1 khúc dài khoảng 2cm
Cà rốt                                       1 củ dài, cắt thành từng lát dày khoảng 1cm
Nước dùng                               ½ cốc
Bột năng                                  một lượng nhỏ

Thời gian ướp gia vị: Khoảng  15 phút

Phí nguyên liệu: Khoảng 40.000 (tương đương 1 phần ăn)

Các bước thực hiện:

thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho trẻ 6 tháng tuổi

Bước 1: Mỳ udon giã nhỏ, nấu mềm.

Bước 2: củ cải, cà rốt giã nhỏ

Bước 3: Cho thịt gà và nước dùng vào chảo nhỏ rồi đun nóng. Trước khi nấu nhớ băm nhỏ thịt gà. Cho củ cải, cà rốt đã băm nhỏ vào đun cùng. Cho thêm một nửa lượng nước dùng còn lại vào chảo. Sau khi sôi cho mỳ udon đã giã nhuyễn vào. 

Bước 4: Cho bột năng vào, khuấy đều, tắt lửa.

thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho trẻ 6 tháng tuổi


Thông tin bổ sung

Nếu một ngày cho trẻ ăn hai lần thì nên thay đổi món ăn với nhiều loại thịt khác nhau. Trước tiên nên dùng loại thịt dễ băm và ít chất béo như thịt gà, thịt ức…Trước khi đun nóng, nên tạo ra hỗn hợp nước và nước dùng cho vào món ăn để món ăn mau nhừ hơn.

Công thức 4: Món cháo sữa chua dâu tây 

Nguyên liệu:

thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho trẻ 6 tháng tuổi

Dâu tây                                        1/3 quả
Bánh mì (cắt thành 8 lát)             ¼ lát
Sữa  tươi                                      2 muỗng canh
Sữa chua                                      một lượng nhỏ

Thời gian ướp gia vị: Khoảng  10 phút

Phí nguyên liệu: Khoảng 25.000 (tương đương 1 phần ăn)

Các bước thực hiện:

thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho trẻ 6 tháng tuổi

Bước 1: Dâu tây giã nhuyễn

Bước 2: Bánh mỳ cắt nhỏ, cho vào chảo nhỏ và cho thêm sữa tươi vào, nấu mềm

Bước 3: Cho hỗn hợp dâu tây giã nhuyễn vào chảo, sau đó cho sữa chua vào khuấy đều.

thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho trẻ 6 tháng tuổi

Thông tin bổ sung

Hoa quả có vị ngọt nên dễ ăn. Những nguyên liệu khô rất khó nuốt, chính vì vậy các bậc cha mẹ cần chế biết cách kết hợp chúng với những nguyên liệu khác để có thể tạo ra những món ăn vừa dễ ăn, vừa khiến trẻ thích thú. Khi món cháo có vị quá chua, nên bỏ chúng vào lò vi sóng để giảm bớt vị chua.

Công thức 5: Món cháo đậu nành+đậu bắp

Nguyên liệu:

thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho trẻ 6 tháng tuổi

Đậu nành giã nhỏ     1 muỗng canh nhỏ
Đậu bắp                    ½ trái
Cháo                          3 muỗng canh

Thời gian ướp gia vị: Khoảng  10 phút (không tính thời gian hầm cháo)

Phí nguyên liệu: Khoảng 30.000 (tương đương 1 phần ăn)

Các bước thực hiện:

thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho trẻ 6 tháng tuổi

Bước 1: Đậu bắp nấu mềm, giã nhỏ

Bước 2: Trộn đậu nành cùng với cháo đã nấu mềm vào.

thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho trẻ 6 tháng tuổi

Thông tin bổ sung

Đậu nành đã lên men giàu chất dinh dưỡng như protein, vitamin b2 và sắt. Nó được dùng nhiều để chế biến các món ăn kiêng. Đặc biệt nếu trẻ bị táo bón, ăn chúng cũng rất tốt. Đậu bắp chứa thành phần chất nhờn nên rất dễ ăn, nó là một thực phẩm rất có lợi cho dạ dày và đường ruột.

Chúc bạn có được một thực đơn ăn dặm kiểu Nhật hợp lí và đầy đủ dinh dưỡng nhất cho bé, để bé có khởi đầu mới tốt hơn.

Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2016

Dạy con kiểu Nhật luôn thấu hiểu, là những bậc bố mẹ, dù rất lo lắng cho tương lai của con, nhưng chúng ta không thể biết trước được tương lai và chuẩn bị tất cả cho con mình. Tuy nhiên, bố mẹ có thể trang bị cho con các kỹ năng để thích nghi với mọi hoàn cảnh, học hỏi mọi điều và giải quyết được mọi khó khăn con gặp phải trên đường đời.

Chúng ta luôn mong muốn những đứa trẻ có khả năng tự học bởi vì khi trẻ có thể tự học chúng ta không cần thiết phải dạy cho trẻ mọi thứ. Bất cứ thứ gì trẻ cần học trẻ đều có thể tự nghiên cứu được. Bước đầu tiên của việc tự học được là cần phải biết đặt câu hỏi.

Việc đặt câu hỏi của trẻ diễn ra hết sức tự nhiên, nên các bậc cha mẹ cần khuyến khích việc đặt câu hỏi của trẻ. Cách tốt nhất để hình thành kỹ năng đặt câu hỏi cho trẻ là làm gương trước. Khi bạn và con cùng gặp những điều mới lạ hãy đặt câu hỏi và cùng con khám phá những câu trả lời có thể xảy ra. Khi trẻ đặt câu hỏi thay vì mắng phạt hãy khen ngợi trẻ và cố gắng trả lời trẻ.

Thay đổi tương lai của trẻ bằng những câu hỏi? “Khóa huấn luyện giúp con cái tự tìm ra được việc muốn làm”

Dạy con kiểu Nhật dạy trẻ bằng những câu hỏi
Dạy con kiểu Nhật dạy trẻ phải biết chia sẻ mọi thứ
Ông bố A có 3 đứa con, 1 đứa là học sinh năm 2 trung học, một đứa là năm 4 tiểu học và đứa còn lại là năm 2 tiểu học. 

Ngày hôm trước, chúng tôi có dịp đi chơi cùng bố con anh A. Chúng tôi vừa uống trà vừa trò chuyện, bọn trẻ cũng đã chơi rất vui và càng trở nên thân thiết hơn.

Lúc đó, 2 đứa nhỏ tuổi hơn giành nhau đồ chơi nên bầu không khí trở nên hơi đáng sợ một chút. Tôi ngồi quan sát và nghĩ “ nếu cứ như thế thì sẽ cãi nhau mà xem, không biết rồi sẽ thế nào nhỉ” vừa lúc đó cô con gái học trung học xen vào. Còn cậu con trai lớn thì chỉ ngồi căng mắt ra nhìn.

Đưa ra quyết định bằng những “ câu hỏi ”

Người anh trai bắt đầu cất giọng.

“  em B, em muốn như thế nào?”

“ em muốn chơi cái này!”  đứa em thứ là em B trả lời.

“ em cũng muốn chơi cái này!” đứa e út C nói.

“ em C cũng nói như thế , em tính làm như thế nào B?”  Người anh nói.

Chỉ có như vậy thôi mà mắt tôi phải dán vào cả 3 người.

 “ Em đã nói là e chơi trước rồi mà em C cứ giành, em không chịu đâu “ B nói.

“Vậy nếu thế thì 2 đứa tính làm thế nào thì hay nhất? Có đề xuất nào không?”

Tôi thoáng nghĩ, với câu nói đó thì liệu cậu anh trai này có đúng thật sự là học sinh trung học hay không? Dù là người lớn cũng không nhiều người biết cách ăn nói giao tiếp giống như thế đâu.

“ Có cách rồi, anh sẽ chơi 5 phút rồi đổi nhé! Sau đó, em C chơi xong 5phút thì lại đổi lượt cho anh.  Đổi nhưng cũng có thể chơi cùng, được không?” 

“ ừm”

Đề xuất của em B đưa ra có vẻ là được em C đồng ý. Cũng chính nhờ thế mà tránh được va chạm chân tay. “Anh trai, tới lượt a rồi đó!” giờ thì quang cảnh chỉ có mỗi câu đó.

Những câu hỏi mang tính đề xuất, xây dựng, sáng tạo

 “ Anh A , những đứa con của anh thật là tuyệt nhỉ!  Khi nào anh cũng để chúng tự giải quyết những việc như thế này à? Làm thế nào mà anh nuôi dạy chúng được thành những đứa trẻ như thế này thế?” Tôi hỏi và anh A vừa cười vừa trả lời.

 “ Tôi lúc nào cũng đưa ra những câu hỏi cho các con và nghĩ chúng cũng sẽ làm thế. Nếu có vấn đề gì xảy ra thì tôi sẽ đưa ra những câu hỏi cho chúng như là “ tại sao lại như vậy” “ Con muốn thế nào” hay là “ Con nghĩ làm thế nào thì tốt?” , những lúc chúng cảm thấy không hài lòng thì tôi nói là : “ kêu ca hay phàn nàn đều không thay đổi được gì đâu nên hãy đưa ra cách giải quyết làm thế nào thì tốt ấy.”. Cứ như thế tự nhiên những đứa con của tôi cũng bị nhiễm, bây giờ chúng cũng làm như vậy đó.”

Quả thật ấn tượng. Đúng thật là như vậy nhỉ! Những bất bình, bất mãn xảy ra dù có nổi nóng hay chửi mắng thì những bất bình, bất mãn ấy cũng không thể biến mất được nếu không có cách giải quyết. Những câu hỏi mang tính hướng đến suy nghĩ về cách giải quyết nếu được đưa ra thường xuyên thì sẽ tạo được thói quen cho trẻ “ nói chuyện với nhau và cùng tìm ra hướng giải quyết phù hợp!.”

Hướng tới ý thức của người được đặt câu hỏi

Dạy con kiểu Nhật dạy trẻ bằng những câu hỏi
Dạy con kiểu Nhật với câu hỏi sẽ luôn giúp trẻ biết chia sẻ và yêu thương nhau hơn
Trong câu hỏi , sẽ hiệu quả nếu “hướng tới ý thức của người được đặt câu hỏi”.  Nếu được hỏi “ Lý do, tại sao không thể trở nên tốt hơn?”  thì người được hỏi đó sẽ nghĩ tới câu “ Mình là đứa trẻ không thể trở nên tốt”. Nếu hỏi “ tại sao lại không nói?” thì sẽ có thể nhận được câu trả lời rằng “ bố/mẹ đừng nghe lời của một đứa trẻ xấu”

Chính vì hỏi những câu như là “ có chuyện gì thế”, “ con muốn như thế nào” hay “con nghĩ làm như thế nào thì sẽ tốt” thì tự nhiên ý thức của con chúng ta sẽ bắt đầu hướng tới suy nghĩ tự mình tìm cách giải quyết. Để con có thể làm những việc chúng muốn làm thì nếu cần thiết phải thương lượng với đối phương thì chúng cũng sẽ bắt đầu nghĩ tới phương pháp đó.

Tương lai, khi bước ra ngoài xã hội, năng lực giao tiếp và năng lực suy nghĩ như thế này sẽ trở thành một tài sản vô cùng lớn. Ý thức của con chúng ta từ bây giờ chẳng phải bị chi phối bởi những câu hỏi như thế sao. Một lần nữa, tôi đã thực sự ngạc nhiên về những tác động của những “ câu hỏi” tới việc ý thức được giải pháp để giải quyết vấn đề của bọn trẻ.

Dạy con kiểu Nhật không hề đơn giản, nhưng nếu bạn dạy con đúng hướng thì nó sẽ đơn giản hóa hơn rất nhiều.

Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2016

Cho con cùng dọn dẹp nhà cửa, đi mua sắm, làm bài tập ở nhà, lên kế hoạch vui chơi… là những việc cha mẹ nên khuyến khích con làm trong dịp Tết.

TS Vũ Thu Hương, giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học – Đại học Sư phạm Hà Nội - chia sẻ, với kỳ nghỉ Tết dài như hiện nay, các bé thường được cha mẹ cho nghỉ “tẹt ga”. Nhưng sau đó, khi quay trở lại trường học, các bé trở nên chểnh mảng, mệt mỏi, ghét học hơn hẳn. Đó là chưa kể nghỉ dài, trẻ dễ nghịch dại vì thời gian chơi quá nhiều. Có gia đình lại cho con chơi Ipad, Iphone liên tục khiến trẻ có nguy cơ bị tật về mắt hoặc có các vấn đề sức khỏe.
Vậy thời gian nghỉ Tết, con nên làm gì? Dưới đây là 11 điều TS Vũ Thu Hương đưa ra để các bậc phụ huynh tham khảo, giúp con có cái Tết ý nghĩa, vui tươi.
dạy con kiểu nhật và cách dạy con ngày tết
Dạy con kiểu Nhật cho con làm việc nhà là cách để giúp trẻ thấy hứng thú khi đón Tết. 
Cùng con sửa sang nhà cửa. Rất nhiều gia đình mua sắm thêm đồ đạc, sơn sửa lại nhà cửa đón Tết. Nếu công việc không quá nặng nhọc thì các cha mẹ có thể rủ con làm cùng.
Ví dụ, con có thể sơn nhà cùng bố. Cha mẹ chỉ cần mặc cho con bộ quần áo cũ, hướng dẫn sơn thì chúng ta sẽ có thêm một "thợ sơn" rất nhiệt tình. Những khe nhỏ của tường nhà, góc nhà sẽ là nhiệm vụ của con và chiếc chổi sơn.
Cho con cùng tham gia ý kiến khi mua sắm. Cả nhà có thể họp gia đình, bàn bạc xem trong Tết này sẽ mua sắm thứ gì. Nếu con đã biết chữ, cha mẹ có thể nhờ con làm “thư ký” để ghi những món đồ cần mua lại. Điều này sẽ khiến con cảm thấy mình trưởng thành hơn.
Cùng con đi chợ Tết mua sắm. Các cha mẹ đều đưa con đi chợ Tết cùng, nhưng rất ít cha mẹ giao trọng trách chọn đồ để mua cho các con. Việc này các con làm rất dễ mà lại có thể tranh thủ dạy con về kỹ năng mua sắm. Các cha mẹ có thể nhờ con chọn mặt hàng cần mua, xem ngày sản xuất, hạn sử dụng, số lượng… của món hàng.
Khi đi mua, nhớ dặn con chọn các đồ đông lạnh sau cùng để khỏi bị tan đá trước khi về đến nhà. Các cha mẹ chắc chắn sẽ thấy con ngoan ngoãn, chỉn chu và người lớn hơn khi chung tay đi chợ cùng cả gia đình.
Cùng con chuẩn bị bánh chưng. "Khi tôi mới 5 tuổi đã được bố mẹ và ông bà cho gói chiếc bánh chưng đầu tiên trong đời. Có lẽ đó là trải nghiệm tuyệt vời rất Tết mà cả đời tôi không thể quên. Đồng thời với trải nghiệm đó, những đêm thức cùng đun bánh chưng với bố là điểm nhấn vô giá của những cái Tết trong suốt tuổi thơ của tôi.
Các em bé sẽ làm được nếu có sự hướng dẫn tỉ mỉ của cha mẹ. Hãy cho các bé làm để các con vừa học kỹ năng sống, vừa trải nghiệm Tết thật rõ nét và chân thực nhé” – nhà giáo Vũ Thu Hương chia sẻ.
Chuẩn bị quần áo đẹp đón Tết. Tủ quần áo của con đầy ắp những quần áo đẹp. Nhưng Tết luôn là dịp để chúng ta trưng diện. Con cũng cần có niềm vui đó. Tuy nhiên, con sẽ có những sở thích ăn mặc riêng. Vậy nên việc cha mẹ cho con lựa chọn quần áo mặc Tết, tự tay giặt sạch, phơi khô, gấp gọn gàng sẽ giúp con có thêm niềm háo hức đón Tết.
dạy con kiểu nhật và cách dạy con ngày tếtDạy con kiểu nhật bố mẹ đừng quên lên kế hoạch chơi tết
Lên kế hoạch vui chơi. Ngày Tết là dịp nghỉ rất dài. Đi chúc Tết ở đâu, chúc như thế nào, đi đâu du Xuân… là những việc mọi khi cha mẹ vẫn hay tính toán. Gia đình nên cùng nhau bàn bạc việc đó và cho con tham gia lập kế hoạch nghiêm túc.
Nhân tiện đó, cha mẹ cũng dặn dò con cách chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, chúc Tết, cách nhận phong bao lì xì, cách giữ tiền để khỏi mất mát, cách giữ im lặng khi người lớn đang nói chuyện, cách ăn uống sao cho lịch sự…. Các em bé nếu được dặn dò trước chắc chắn sẽ ngoan ngoãn và lễ phép hơn là không được dặn dò.
Dọn nhà đón Xuân. Công việc dọn nhà thật mệt mỏi, đặc biệt là những gia đình có con nhỏ. Nhưng các bạn ấy ai cũng có thể giúp cha mẹ dọn dẹp nhà nếu được yêu cầu. Những lời khen ngợi kịp thời sẽ làm các bạn ấy hào hứng hơn và sẽ giữ nhà sạch hơn nhiều đấy nhé!
Cùng ông bà, cha mẹ chắp tay cúng tổ tiên. Thờ cúng tổ tiên là phong tục của dân tộc Việt. Các em nhỏ tuy còn bé nhưng cũng nên dần tiếp cận phong tục này bằng việc cùng cả nhà chắp tay lễ tại bàn thờ ngày Tết. Các bé cũng học được phong tục chờ cho hương tàn rồi mới thụ lộc Tết. Điều này còn giúp các bé tăng khả năng kiên nhẫn.
Làm bài tập. Bao giờ cũng vậy, bài tập Tết luôn dài nhất. Để con không quá mệt mỏi với lượng bài tập này, các cha mẹ nên chia nhỏ ra thành các cụm bài. Mỗi ngày, các cha mẹ yêu cầu con giải quyết hết một cụm nhỏ.
Con có thể nghỉ ngày 30, mùng 1, mùng 2 Tết; sau đó, bắt đầu từ mùng 3, con lại tiếp tục giải quyết nốt những cụm bài còn lại. Công việc này sẽ giúp con nhanh chóng lấy lại tư thế học hành sau kỳ nghỉ Tết dài.
Tập thức dậy sớm. Thường sau một kỳ nghỉ quá dài, các bé rất ngại dậy sớm. Đặc biệt khi Tết thường là những khoảng thời gian rét mướt. Tuy nhiên, cha mẹ cũng nên tập cho con thức dậy đúng giờ đi học trước ngày nhập học trở lại độ 2, 3 ngày. Thói quen được dần hình thành thì khi con quay trở lại lớp học, con sẽ không cảm thấy quá ngại và mệt mỏi.
Vui mừng trở lại lớp học. Để con có thể hào hứng đi học, ngoài các bước chuẩn bị như trên, các cha mẹ nên chuẩn bị cho con một gói kẹo để con đến làm quà mừng tuổi cho cô giáo và bạn bè. Điều này sẽ giúp buổi học đầu tiên của con sau Tết trở nên đáng yêu hơn nhiều.
TS Vũ Thu Hương khẳng định: “Tết là thời gian nghỉ rất dài. Nếu con làm được 11 việc như trên, con sẽ cảm nhận sâu sắc hương vị Tết đặc trưng cổ truyền.
Ngoài ra, con cũng sẽ trưởng thành hơn, chỉn chu hơn; sẵn sàng và nhiệt tình hơn với buổi học sau Tết và dễ dàng quay lại nhịp học tập bình thường”.

Dạy con kiểu Nhật chúc bạn nhân dịp Tết có thể dạy con tốt hơn.