Kết quả tìm kiếm:

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2016

Ăn dặm kiểu Nhật đã không còn quá xa lạ với các bà mẹ Việt.


Những công thức đơn giản, dễ làm nhưng luôn đáp ứng những tiêu chí về dinh dưỡng cho trẻ là điều mà các mẹ Nhật không bao giờ quên khi chọn thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ. 

Để đáp ứng sự phát triển của trẻ, rất nhiều món ăn dặm đã được các ông bố, bà mẹ chế biến ra nhằm bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ. Thời kì 5-6 tháng tuổi là khoảng thời gian mà chúng ta nên tập cho trẻ thói quen nuốt những thức ăn đã được nghiền nát. Nếu trẻ không muốn ăn thì nên chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều lần trong ngày. Dần dần hãy tập cho trẻ ăn những thức ăn cứng hơn. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn cách chế biến các món ăn dặm kiểu Nhật đơn giản.

Công thức 1: Món cháo salad phô mai

Nguyên liệu :

thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho trẻ 6 tháng tuổi
Rau xà lách        1cây dài khoảng 5cm
Cháo                    3 muỗng canh
Phô mai               1 lượng nhỏ

Thời gian ướp gia vị: Khoảng  5 phút (không tính thời gian hầm cháo )

Phí nguyên liệu:  Khoảng 20.000 (tương đương 1 phần ăn)

Các bước thực hiện:

thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho trẻ 6 tháng tuổi


Bước 1: Xà lách nấu mềm, sau đó cắt nhỏ.

Bước 2: Cho xà lách đã cắt nhỏ vào cháo, cho thêm một ít phô mai.

thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho trẻ 6 tháng tuổi


Thông tin bổ sung

Phô mai tốt cho tiêu hóa, nó còn là nguyên liệu giàu protein và canxi. Ngoài ra, phô mai còn chứa hàm lượng chất béo và hàm lượng muối cao nên cần chú ý sử dụng một lượng phù hợp. Thêm vào món ăn một ít phô mai giúp cho hương vị món ăn trở nên ngon hơn và kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn. 

Công thức 2: Món mỳ ống cá ngừ

Nguyên liệu:

thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho trẻ 6 tháng tuổi

Mỳ ống         6-7 khúc     
Cá ngừ hộp      1 muỗng canh nhỏ
Măng tây (phần búp)         1 khúc nhỏ
Cà chua bi       2 quả
Canh rau          3 muỗng canh
Bột năng          một lượng nhỏ

Thời gian ướp gia vị: Khoảng  20 phút

Phí nguyên liệu: Khoảng 90.000 (tương đương 1 phần ăn)

Các bước thực hiện:

thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho trẻ 6 tháng tuổi

Bước 1: Mỳ ống nếu mềm, giã nhuyễn

Bước 2: Măng tây nấu mềm, giã nhuyễn

Bước 3: Cà chua bi bóc vỏ, tách hạt, giã nhuyễn

Bước 4: Cá thu cho vào nước, đun nóng, vớt ra bát rồi giã nhuyễn.

Bước 5: Cho hỗn hợp ở bước 1,2,3,4 vào 1 cái chảo nhỏ. Cho nước canh rau vào, đun nóng.  Đun đến khi sôi cho bột năng vào khuấy đều thành hỗn hợp dạng sệt.

thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho trẻ 6 tháng tuổi

Thông tin bổ sung

Ở thời kì này, có rất nhiều đứa trẻ thích ăn những món kết hợp giữa rau và những nguyên liệu giàu protein. Bố mẹ hãy tự tạo ra thật nhiều món ăn dặm đơn giản cho bé từ những nguyên liệu này nhé.

Công thức 3: Món mỳ udon

Nguyên liệu:

thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho trẻ 6 tháng tuổi

Sợi mỳ udon đã luộc chín      10g
Thịt gà                                    10g
Củ cải trắng                             1 khúc dài khoảng 2cm
Cà rốt                                       1 củ dài, cắt thành từng lát dày khoảng 1cm
Nước dùng                               ½ cốc
Bột năng                                  một lượng nhỏ

Thời gian ướp gia vị: Khoảng  15 phút

Phí nguyên liệu: Khoảng 40.000 (tương đương 1 phần ăn)

Các bước thực hiện:

thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho trẻ 6 tháng tuổi

Bước 1: Mỳ udon giã nhỏ, nấu mềm.

Bước 2: củ cải, cà rốt giã nhỏ

Bước 3: Cho thịt gà và nước dùng vào chảo nhỏ rồi đun nóng. Trước khi nấu nhớ băm nhỏ thịt gà. Cho củ cải, cà rốt đã băm nhỏ vào đun cùng. Cho thêm một nửa lượng nước dùng còn lại vào chảo. Sau khi sôi cho mỳ udon đã giã nhuyễn vào. 

Bước 4: Cho bột năng vào, khuấy đều, tắt lửa.

thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho trẻ 6 tháng tuổi


Thông tin bổ sung

Nếu một ngày cho trẻ ăn hai lần thì nên thay đổi món ăn với nhiều loại thịt khác nhau. Trước tiên nên dùng loại thịt dễ băm và ít chất béo như thịt gà, thịt ức…Trước khi đun nóng, nên tạo ra hỗn hợp nước và nước dùng cho vào món ăn để món ăn mau nhừ hơn.

Công thức 4: Món cháo sữa chua dâu tây 

Nguyên liệu:

thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho trẻ 6 tháng tuổi

Dâu tây                                        1/3 quả
Bánh mì (cắt thành 8 lát)             ¼ lát
Sữa  tươi                                      2 muỗng canh
Sữa chua                                      một lượng nhỏ

Thời gian ướp gia vị: Khoảng  10 phút

Phí nguyên liệu: Khoảng 25.000 (tương đương 1 phần ăn)

Các bước thực hiện:

thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho trẻ 6 tháng tuổi

Bước 1: Dâu tây giã nhuyễn

Bước 2: Bánh mỳ cắt nhỏ, cho vào chảo nhỏ và cho thêm sữa tươi vào, nấu mềm

Bước 3: Cho hỗn hợp dâu tây giã nhuyễn vào chảo, sau đó cho sữa chua vào khuấy đều.

thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho trẻ 6 tháng tuổi

Thông tin bổ sung

Hoa quả có vị ngọt nên dễ ăn. Những nguyên liệu khô rất khó nuốt, chính vì vậy các bậc cha mẹ cần chế biết cách kết hợp chúng với những nguyên liệu khác để có thể tạo ra những món ăn vừa dễ ăn, vừa khiến trẻ thích thú. Khi món cháo có vị quá chua, nên bỏ chúng vào lò vi sóng để giảm bớt vị chua.

Công thức 5: Món cháo đậu nành+đậu bắp

Nguyên liệu:

thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho trẻ 6 tháng tuổi

Đậu nành giã nhỏ     1 muỗng canh nhỏ
Đậu bắp                    ½ trái
Cháo                          3 muỗng canh

Thời gian ướp gia vị: Khoảng  10 phút (không tính thời gian hầm cháo)

Phí nguyên liệu: Khoảng 30.000 (tương đương 1 phần ăn)

Các bước thực hiện:

thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho trẻ 6 tháng tuổi

Bước 1: Đậu bắp nấu mềm, giã nhỏ

Bước 2: Trộn đậu nành cùng với cháo đã nấu mềm vào.

thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho trẻ 6 tháng tuổi

Thông tin bổ sung

Đậu nành đã lên men giàu chất dinh dưỡng như protein, vitamin b2 và sắt. Nó được dùng nhiều để chế biến các món ăn kiêng. Đặc biệt nếu trẻ bị táo bón, ăn chúng cũng rất tốt. Đậu bắp chứa thành phần chất nhờn nên rất dễ ăn, nó là một thực phẩm rất có lợi cho dạ dày và đường ruột.

Chúc bạn có được một thực đơn ăn dặm kiểu Nhật hợp lí và đầy đủ dinh dưỡng nhất cho bé, để bé có khởi đầu mới tốt hơn.

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2016

Các bố mẹ thường rất ngạc nhiên khi nghe các chuyên gia chia sẻ rằng họ không dùng bất kỳ hình phạt nào với con, nhưng bọn trẻ vẫn luôn cư xử tốt. Bí quyết dạy con của họ có thể khiến bạn bất ngờ.


Trẻ em luôn học hỏi từ chính cuộc sống hàng ngày và cách hiệu quả nhất để dạy bọn trẻ là làm mẫu và đối xử với chúng theo cách mà bạn muốn chúng đối xử với người khác, bằng tình thương và sự thấu hiểu chứ không phải la mắng hay sử dụng các biện pháp kỷ luật.
Điều đó không có nghĩa rằng bạn không đưa ra những quy tắc hành xử. Không chạy ngoài đường, không đánh em, không đi tiểu trên thảm, không hái trộm hoa của hàng xóm, không làm tổn thương các con vật... đều là những nguyên tắc mà bạn tự lập ra để dạy con nhưng không cần phải phạt trẻ chỉ để ép chúng làm đúng các quy định đó.
dạy con kiểu nhật nuôi dạy con ngoan không cần roi vọt
Dạy con kiểu Nhật dạy con không cần dùng roi vọt. Ảnh minh họa.
Chắc bạn sẽ thắc mắc làm sao trẻ có thể học cách không mắc lại sai lầm cũ nếu bạn không phạt chúng ở lần sai đầu. Bạn luôn cho rằng phải phạt bọn trẻ để dạy cho chúng một bài học. Thực tế, các nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng hình phạt với trẻ sẽ tạo ra những hành động sai trái hơn.
Khi bị phạt, trẻ sẽ cảm thấy tức giận và trở nên phòng thủ với mọi thứ xung quanh. Một loại hóc-môn có tên là Adrenalin sẽ nhấn chìm bọn trẻ trong cảm giác muốn chiến đấu thay vì hòa bình, hợp tác. Trẻ sẽ sớm quên những hành động xấu khiến chúng bị phạt và tạo cảm giác sợ hãi, muốn che đậy ở trẻ.
Thay vì phạt trẻ, bạn hãy quan tâm, yêu thương và trở thành những tấm gương để chúng noi theo. Khi đó, trẻ sẽ chấp nhận những quy tắc chúng ta đưa ra một cách dễ dàng hơn.
Vậy, chúng ta có thể làm gì để giúp trẻ sống có kỷ luật?

Điều chỉnh cảm xúc của bản thân
Đó cũng là một điểm bọn trẻ sẽ học từ bạn. Đừng hành động nóng vội khi đang tức giận hay chán nản. Hãy hít thở thật sâu, đợi đến khi bạn bình tĩnh hơn và làm chủ được tình hình.

Học cách thấu hiểu
Bạn phải hiểu rằng khi bọn trẻ nóng giận thì chúng không thể học được gì. Thay vì giảng giải, hãy đưa chúng đến một nơi yên tĩnh, giúp chúng bình tĩnh lại. Đó không phải là một hình phạt mà là một cơ hội để bạn hiểu con hơn. Nếu trẻ vẫn tỏ ra sợ hãi và hoảng sợ, đừng cố giải thích về lỗi lầm của con. Thay vào đó, bạn hãy tạo cho trẻ một cảm giác an toàn và được yêu thương. Sau đó, khi con cảm thấy bình tĩnh hơn, bạn có thể gần gũi con và nói cho con hiểu vấn đề.

dạy con kiểu nhật nuôi dạy con ngoan không cần roi vọt
Dạy con kiểu nhật thay vì quát mắng nặng lời, hãy thấu hiểu con bằng những cử chỉ yêu thương và lời nói nhẹ nhàng. (Ảnh minh họa)
Giúp đỡ con
Lấy ví dụ như việc tập ngồi bô, bạn sẽ phải giúp con ở những lần đầu. Nhưng khi con đã làm nhiều lần, chúng sẽ tự tin hơn và có thể tự làm. Điều này cũng tương tự như khi bạn dạy con nói lời Cảm ơn, Đợi đến lượt, Không làm quên đồ, Làm bài tập về nhà và nhiều điều khác nữa. Tạo thói quen là một điều rất quan trọng giúp trẻ có những khung hướng dẫn xây dựng những kỹ năng cơ bản, giúp hình thành tính cách cho trẻ. Bạn có thể nổi điên với việc trẻ liên tục quên áo khoác nhưng việc la mắng không giúp trẻ ghi nhớ.

Kết nối trước khi đưa yêu cầu
Trước khi bạn đưa ra những hướng dẫn hay những yêu cầu đối với con, hãy cho trẻ thời gian để làm quen với bạn, đánh thức ham muốn học hỏi từ trẻ. Hãy nhớ rằng trẻ sẽ cư xử sai khi chúng cảm thấy tiêu cực về bản thân và không có sự kết nối với người xung quanh.
Ví dụ:
- Cúi xuống và nhìn ngang tầm mắt con: “Con đang cư xử không tốt đâu… Hãy nói cho mẹ điều con muốn.... và không được cắn”
- Ôm con: “Con ước rằng mình có thể chơi lâu hơn…nhưng đến giờ đi ngủ rồi”
- Ánh mắt âu yếm: “Trông con có vẻ đang rất buồn”

Đưa ra những quy tắc với sự đồng cảm
Tất nhiên bạn sẽ muốn nhấn mạnh vào một vài quy tắc nhưng bạn cũng cần quan tâm đến cảm xúc của trẻ. Khi trẻ cảm thấy được hiểu, chúng sẽ chấp nhận những nguyên tắc dễ dàng hơn.

dạy con kiểu nhật nuôi dạy con ngoan không cần roi vọt
Đừng trách móc, chỉ trích trẻ, hãy luôn rộng lượng và giúp con biết cách sửa sai, đó là cách dạy con nghe lời khôn ngoan của cha mẹ thông thái. (Ảnh minh họa)
Hướng dẫn trẻ cách sửa sai
Hãy hướng dẫn trẻ bài học này thật sớm để bạn có thể truyền tải những thông điệp của bản thân một cách dễ dàng nhất. Ví dụ như việc bạn dùng khăn giấy lau sạch sữa đổ của con, không phàn nàn và không xấu hổ. Khi trẻ lớn hơn, chúng sẽ bình tĩnh khi xử lý những cơn cáu giận với các em. Tấm gương về sửa lỗi và xin lỗi sẽ giúp con học một cách nhanh nhất.
Hãy nhớ rằng tất cả các hành vi sai trái cũng là một cách ứng xử theo một nhu cầu chính đáng nào đó (mặc dù sai).
Khi con hành động sai, chúng cũng có những lí do riêng. Lúc đó, bạn nên quan sát xem có phải trẻ đang cáu vì thiếu ngủ hay vì một lí do nào đó không. Hãy trò chuyện với con hoặc cho trẻ thời gian riêng để khóc và giải phóng cảm xúc xáo trộn bị kìm nén. Sau khi trẻ thỏa mãn những nhu cầu cơ bản trên, chúng sẽ hiểu và dừng những hành vi sai trái.

Gia tăng kết nối với con hàng ngày
Hãy tắt điện thoại, máy tính và trò chuyện với con để nghe con thủ thỉ những điều thầm kín nhất. Khi bạn trở thành một người bạn của trẻ, chúng sẽ dễ hợp tác hơn.

Hãy nhớ rằng sự tốt bụng là một phép màu
Tất nhiên là bạn phải tốt với con nhưng hãy làm như vậy với bản thân mình nữa. Bạn không thể là những người cha mẹ giàu tình thương nếu bạn không yêu chính bản thân mình. Hơn thế, con của bạn có thể sẽ hành động đúng như những gì chúng thấy từ bố mẹ. Do vậy, hãy bắt đầu yêu thương bản thân ngay từ hôm nay nhé!

Dạy con kiểu Nhật chúc bạn thành công!

(Theo Trí Thức Trẻ)

Thứ Tư, 21 tháng 12, 2016

Cách chữa trẻ chậm nói

Chậm nói là vấn đề đáng quan tâm ở trẻ em. Nó không chỉ gây ra sự sốt ruột cho các gia đình mà còn cản trở quá trình giao tiếp và hòa nhập cộng đồng của các cháu. Làm thế nào đây?

Để hiểu rõ hơn vấn đề này và có cách giải quyết tốt nhất dạy con kiểu Nhật xin chia sẻ đến bạn đọc một vài thông tin hữu ích sau:

Chịu khó ngồi chơi với con. Chơi bất cứ trò gì cháu thích. Vừa chơi, vừa trò chuyện. 

dạy con kiểu nhật chăm sóc trẻ chậm nói

Bắt đi cướp xôi

Bế trên tay cháu nhỏ 2 tuổi không phản ứng gì, không trả lời, gọi hỏi không đáp ứng, chính xác là đáp ứng rất hạn chế, chị Nguyễn Thanh T. 30 tuổi khá mệt mỏi. Bên cạnh chị là bà ngoại cháu đi cùng. Bà thở ngắn than dài về tình trạng cháu nhỏ và luôn miệng con gái là kêu trứng đòi khôn hơn vịt.

Chả là cháu Đỗ Tùng Luyến, 2 tuổi, con trai chị bị rơi vào tình trạng chậm nói. So với bạn cùng trang lứa đã bi bô trò chuyện rôm rả thì cháu cứ im ỉm. Cháu không hé răng lấy nửa lời, nếu có chăng chỉ là phản ứng nhất định theo cảm xúc. Cháu cũng không có phản xạ bắt chước ngôn ngữ của người lớn. Nhiều lúc chị muốn cháu gọi mẹ ơi nhưng cháu cũng không làm theo. Tệ hơn, lúc chị hướng dẫn cháu nói, cháu còn tát vào mặt chị tỏ vẻ không thích.

Bà ngoại xót cháu, suốt ngày bắt chị phải thực hiện theo mẹo cổ xưa, chỉ cần ra chợ, cướp lấy xôi, bỏ vào miệng là nói được. Bà quả quyết cho rằng đó là mẹo cướp lời, cứ làm là có hiệu nghiệm, các cụ đã dạy rồi, không sai đâu.

Chị Thanh T. thì bức xúc vì cách làm thiếu tin cậy ấy. Phần vì không tin, phần vì xấu hổ, chị không dám làm. Chị thật không thể tưởng tượng được ra cảnh chị sẽ ra ngoài chợ, ngồi rình mò người ta ăn, thật mất mặt. Đã thế, lại còn chạy ra cướp miếng xôi của người ta đang bỏ vào miệng. Thấy nó thật kinh khủng. Sự mâu thuẫn này lên tới đỉnh điểm khi đến 2 tuổi, bé Luyến vẫn không nói được lời nào ra hồn. Ba bà cháu đành thỏa thuận đưa nhau đến bệnh viện và bác sỹ bảo làm sao thì làm vậy.

Liệu pháp tại gia đơn giản

Trên thực tế, vấn đề giao tiếp, nói, là những vấn đề của sự trưởng thành về mặt tâm lý. Nó liên quan tới các cấu trúc chức năng cao cấp của não bộ hơn là liên quan tới vấn đề ăn xôi, cướp xôi hay chữa mẹo. Đa phần các em bé sẽ lớn dần các trung khu thần kinh chức năng cao cấp. Nhưng một số đứa trẻ không may mắn có sự phát triển chậm hơn các trung tâm này. Vì thế chúng trở lên kém phát triển tâm lý hơn và đồng nghĩa đó là kém phát triển kỹ năng giao tiếp, trong đó có ngôn ngữ.

Vậy nên thủ thuật chữa mẹo cướp xôi của người khác đang ăn rồi bỏ vào miệng cháu trở nên vô nghĩa và là một thủ thuật không có giá trị gì trong điều trị chứng chậm nói ở trẻ em. Cách điều trị cần phải tác động vào thần kinh làm lớn nhanh hơn các trung tâm ngôn ngữ 2 bán cầu và sự kết nối 2 bán cầu. Nhưng trước khi áp dụng một số cách điều trị, chúng ta cần hiểu khi nào được coi là chậm nói.

Có phải không nói được là chậm nói? Không phải. Bởi không đứa trẻ nào sinh ra là đã nói được ngay. Nó là một kỹ năng thứ 2 của hệ thần kinh được hình thành qua học tập.
Chậm nói được xác nhận khi một đứa trẻ đến hết 18 tháng tuổi mà không bập bẹ một tiếng nào như bà, cha, ca, ma ma...Đây là những từ đơn rất đơn giản và dễ dàng thực hiện. Không cần phải đợi đến 3 tuổi, 4 tuổi hay 5 tuổi có vấn đề này vấn đề khác xuất hiện thì mới gọi là chậm nói. Còn mọi đứa trẻ đã phát âm được trước thời gian này đều không được gọi là chậm nói và bố mẹ không cần thiết phải lo lắng. Đó chỉ là sự trì hoãn thời điểm khởi phát ngôn ngữ mà thôi. Tuy nhiên, nếu chậm được chẩn đoán và phát hiện, bé sẽ kém hòa nhập, kém học tập và bị tụt hậu so với bạn cùng trang lứa.

Một số dấu hiệu sớm nhận ra tình trạng chậm nói: bé không chịu bắt chước ngôn ngữ, bé không có xu hướng thích lặp lại từ cuối cùng trong câu nói của bà hoặc mẹ, bé không thích định hướng, bé không thích chỉ trỏ, bé không quay đầu khi bạn gọi yêu.

Đã xác định được rồi phải làm thế nào đây? Can thiệp điều trị chậm nói không có thuốc điều trị. Chúng ta chỉ áp dụng các biện pháp tâm lý thần kinh mà thôi. Có 4 cấp độ điều trị, tùy thuộc vào sự cần thiết có mặt của bác sỹ hay không, nhập viện hay không? Tuy nhiên, bạn là mẹ, bạn có thể áp dụng khẩn trương những cách hiệu quả sau:

- Quan sát bé xem màu nào bé thích. Ví dụ màu đỏ. Bạn hãy mua 1 cái ca màu đỏ, 1 quả cà chua màu đỏ, 1 cái ô tô màu đỏ...rồi dạy bé các từ đơn. Ví dụ ca, nhà, chua, tô...Những từ không có dấu với chữ a rất dễ phát âm. Phát âm theo sở thích sẽ kích thích trung tâm ngôn ngữ chịu làm việc.

- Chịu khó ngồi chơi với con. Chơi bất cứ trò gì cháu thích. Vừa chơi, vừa trò chuyện. Bạn không được độc thoại mà hãy tích cực giao tiếp với cháu. Ví dụ: con lấy cái nào, mẹ lấy cái kia cho con nhé, đến khi nào bé nói được chữ "nhé" theo là thành công.

- Tích cực rủ các bạn cùng tuổi nhưng đã nói sõi vào nhà chơi hoặc các bạn lớn chừng 1-2 tuổi. Nếu rủ các cháu lớn hơn, các từ cháu nói sẽ quá dài và quá phức tạp, cháu không chịu bắt chước theo, và cũng không có khả năng bắt chước. Nếu rủ các cháu chậm nói như cháu, thì chúng cùng rủ nhau chậm nói theo. Sau khi rủ được đúng đối tượng bạn cần, bạn chỉ việc để chúng chơi với nhau, thi thoảng hỗ trợ, cháu sẽ tập nói theo bạn và tình hình sẽ được cải thiện.

- Đừng khép kín cháu trong 4 bức tường và chỉ vòng tay mẹ. Hãy cho cháu ra ngoài sân chơi rộng, ở đó có nhiểu bạn, nhiều người, nhiều đồ vật. Bé sẽ khám phá thêm và cảm thấy sinh động, có nhu cầu muốn giao tiếp.

- Không giữ khư khư trong nhà. Hãy cho trẻ đi lớp, nhà trẻ, mẫu giáo, mặc dù bạn có thừa điều kiện để thuê người giúp việc hoặc giáo viên đến nhà trông. Đi lớp là môi trường cực kỳ sôi động. Cháu sẽ phải tự lực nhiều thứ như tự ăn, tự uống, tự đòi đi vệ sinh và ngôn ngữ cháu buộc phải biết để hòa nhập. Chứng chậm nói sẽ tự khắc phục được. Tất nhiên, bạn nhớ dặn cô giáo cần để mắt tới cháu, nhớ đừng tự đưa cho cháu mà hãy hỏi cháu để cháu bật ra lời. Thời gian ở lớp phải nhiều hơn thời gian chơi ở nhà. Bạn đừng xót con nhé.

dạy con kiểu nhật chăm sóc trẻ chậm nói
Không giữ khư khư trẻ trong nhà. Hãy cho trẻ đi lớp, nhà trẻ, mẫu giáo, mặc dù bạn có thừa điều kiện để thuê người giúp việc. 

Sau khi các biện pháp cải thiện trên không đạt, việc mời bác sỹ điều trị và nhập viện là khả năng cần tính đến. Lúc đó, hãy để nhân viên y tế lo cho bạn.

Có 2 điểm chúng tôi muốn lưu ý: trong quá trình điều trị bằng biện pháp tâm lý trước khi nhập viện, phụ thuộc vào mức đầu tư của bạn với con, kết quả sẽ đạt được khả quan sau từ 3-6 tháng. Bạn không được nóng vội sau 1 tuần đã bỏ.

Chậm nói chỉ đơn thuần là sự chậm lại của vấn đề tâm sinh lý, ít khi hoặc hầu như không liên quan tới sự phát triển trí tuệ. Do đó, bạn không cần phải lo lắng là mai sau cháu sẽ học dốt hơn bạn cháu, đó là điều không có cơ sở. Nhiều nhà khoa học lỗi lạc đã bị chậm nói và bạn chỉ cần đầu tư đúng mức. Ngôn ngữ và quá trình tâm sinh lý có đặc điểm tốc độ phát triển có khác nhau ở các cháu khác nhau, nhưng những cháu chậm, sau khi được khởi phát, sẽ bằng hoặc vượt xa các bạn cùng tuổi. Vì thế, bạn là mẹ, xin đừng nản lòng và mất kiên nhẫn.

BS. Yên Lâm Phúc
(Nguồn: webtretho.com)