Kết quả tìm kiếm:

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2016

Ăn dặm kiểu Nhật - Hầu hết các mẹ mỗi khi cho trẻ ăn thường cho trẻ xem tivi hoặc chạy nhảy vui đùa.

 Nhưng bạn không biết một điều đó là khi cho trẻ xem tivi hoặc phân tán sự chú ý của trẻ khi trong khi ăn sẽ khiến trẻ hấp thu thức ăn một cách thụ động, không những không tốt cho hệ tiêu hóa mà còn khiến trẻ hình thành những thói quen xấu khi ăn.
 Với mẹ Nhật họ có cách dạy con, cho con ăn rất khoa học. Tuy nhiên không ít mẹ khi áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật đã phải đầu hàng khi con bỏ bữa, nguyên nhân có thể là do thức ăn, khả năng tập trung hoặc không gian xung quanh khi cho trẻ ăn.
Hãy cùng mẹ Nhật áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật tìm hiểu và giải quyết chứng biếng ăn của trẻ nhé.
1. Ăn dặm kiểu Nhật - Mẹ Nhật làm gì khi trẻ không muốn ăn
Nguyên nhân khi bé không hứng thú với thức ăn có thể là do bé đang cảm thấy không đói, buồn ngủ hoặc có thể do mệt mỏi. Khi đó thay vì cố ép con ăn, mẹ Nhật thường thay đổi thời gian cho bé ăn, để bé được nghỉ ngơi, dắt bé đi bộ hoặc cho bé ngủ một giấc ngắn.
Một trong những nguyên nhân khiến bé bỏ bữa cũng có thể là do thức ăn nhìn không hấp dẫn. Ở Nhật, các mẹ thường tranh thủ làm thức ăn trong khi bé đang ngủ và cố làm thức ăn trông sao thật màu mè, hấp dẫn nhất có thể khiến các bé khi nhìn thấy sẽ cảm thấy muốn ăn ngay lập tức.
ăn dặm kiểu nhật
Ăn dặm kiểu Nhật - Bento hấp dẫn mẹ Nhật tự tay làm giúp bé hết biếng ăn
Hoặc đôi khi cũng giống như các mẹ Việt, mẹ Nhật cũng hay gọi tên bé khi cho bé ăn, hoặc nói những câu như “Nào! Ngon này!” khiến các bé cảm thấy được cổ vũ và không khí bữa ăn cũng vui vẻ hơn rất nhiều. 
2. Ăn dặm kiểu NhậtMẹ Nhật làm gì khi trẻ không chịu nuốt thức ăn
Bé nhà bạn thường hay ngậm thức ăn? Nguyên nhân khiến bé ngậm thức ăn có thể là do bé không thích hương vị của món ăn, một số bé sẽ thích những món ăn có mùi vị giống nhau nhưng một số thì lại muốn được ăn những món ăn mới. Với trường hợp này, mẹ Nhật sẽ thử nghiệm các thành phần khác nhau để bé hứng thú khám phá bữa ăn và giúp bé cảm nhận mùi vị riêng của từng món ăn.
ăn dặm kiểu nhật
Ăn dặm kiểu Nhật - Mẹ Nhật thường làm các món ăn với từng vị riêng để bé cảm nhận hương vị của nó
Việc bé không chịu nuốt thức ăn có thể còn do thức ăn quá cứng, mặc dù ở Nhật trẻ con được ăn thô sớm nhưng độ cứng của thức ăn cũng khiến các mẹ gặp không ít rắc rối. Hãy tăng độ thô của thức ăn từ từ để chắc rằng em bé của bạn có thể nuốt được chúng.
3. Ăn dặm kiểu NhậtMẹ Nhật làm gì khi trẻ không chịu ngồi ăn
Không ít mẹ Nhật cũng gặp rắc rối với việc bé quấy khóc không chịu ngồi ăn hoặc đùa nghịch và bỏ ăn. Điều này có thể là do bé cảm thấy chán bị mẹ đút cho ăn, muốn được tự cầm thìa để xúc ăn, khi đó, mẹ Nhật sẽ cho bé được tự cầm thìa để tập xúc ăn. 
ăn dặm kiểu nhật
Ăn dặm kiểu Nhật - Mẹ Nhật cho bé ngồi ghế và tự dùng muỗng xúc ăn
Hầu như trẻ nào cũng thích đồ chơi và các chương trình hấp dẫn trên tivi và không thích ngồi ăn một chỗ, hiểu được điều này thay vì chiều con các mẹ Nhật sẽ cố gắng cho con ăn trong khoảng 20 – 30 phút. Đây là thời gian bé có thể tập trung vào bữa ăn trước khi cảm thấy chán nản.
Chiều cao của ghế cũng là điều các mẹ Nhật rất quan tâm khi cho bé ăn. Mẹ Nhật thường chỉnh ghế sao cho bé nhìn thấy rõ nhất thức ăn trước mặt, khi bé tỏ ra không thoải mái mẹ cũng sẽ lập tức điều chỉnh để bé có thể ngồi yên trong ghế đến hết bữa ăn, kiên quyết không bế rong bé khi ăn.
Đó là những phương pháp ăn dặm kiểu Nhật thú vị và hiệu quả mà các mẹ Nhật thường áp dụng để giúp chữa bệnh biếng ăng ở trẻ nhỏ. 

Hãy cùng dạy con kiểu Nhật chia sẻ nhiều hơn nữa nhưng phương pháp ăn dặm kiểu nhật nhé.

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2016

 Dạy con kiểu Nhật - Các mẹ thường có thói quen tắm cho trẻ khi thấy nhiệt độ cơ thể trẻ cao hoặc thấy cơ thể trẻ bẩn.

 Nhưng các mẹ có biết được những tác hại khôn lường khi tắm cho trẻ không đúng lúc. Hãy cùng Dạy con kiểu Nhật tìm hiểu xem tắm như thế nào mới là tốt cho trẻ nhé.

 1.  Dạy con kiểu Nhật - Sau khi tiêm chủng

dạy con kiểu nhật
Dạy con kiểu Nhật - Khi trẻ mới tiêm phòng xong các mẹ không nên tắm cho trẻ

        Điều đầu tiên mà các mẹ nên chú ý khi tắm cho bé chính là lúc bé vừa tiêm vắc xin xong. Sau khi tiêm phòng vắc xin trên da em bé sẽ có một lỗ nhỏ, nếu cho bé tiếp xúc với nước ngay vi khuẩn có trong nguồn nước sẽ xâm nhập vào bên trong gây nhiễm trùng, lở loét hoặc sưng tấy cho vùng tiêm. Điều này không tốt cho em bé. Vì thế, mẹ cần lưu ý sau khi tiêm phòng cần cho bé nghỉ ngơi vài tiếng đồng hồ, hoặc dùng khăn lau người cho bé thay vì tắm để tránh nước bắn vào chỗ tiêm. 

2. Dạy con kiểu NhậtTrẻ bị sốt cao

dạy con kiểu nhật

 Nhiều bà mẹ nghĩ rằng, tắm sẽ giúp thân nhiệt của bé hạ thấp, nên có tác dụng hạ sốt. Tuy nhiên, đây là cách làm phản khoa học, khi trẻ bị sốt cao trên 37 độ C nếu tắm cho bé, trẻ dễ bị ớn lạnh, các lỗ chân lông sẽ co lại khiến nhiệt độ của bé càng tăng cao hơn. Nguy hiểm hơn trẻ có thể bị co giật. Vì lúc này các cơ quan như huyết quản, mao mạch da toàn thân nở ra, gây xung huyết, máu không đủ cung cấp cho các cơ quan nội tạng của bé nên rất nguy hiểm cho trẻ. Các bác sĩ khuyến cáo phải đợi sau 48 giờ bé hạ sốt mới được tắm. Vì nếu tắm sớm trẻ dễ bị nhiễm phong hàn, cơn sốt có thể tái phát lại.
 Để hạ sốt an toàn cho bé các bác sĩ khuyên mẹ nên dùng khăn nhúng nước ấm rồi chườm nóng cho trẻ, kèm theo uống thuốc hạ sốt và dung dịch bù điện giải nếu cần thiết để chống mất nước và kiệt sức cho bé.

3. Dạy con kiểu NhậtSau bữa ăn

dạy con kiểu nhật

 Sau bữa ăn, lúc này dạ dày của bé đang co bóp, nhào trộn để tiêu hóa thức ăn. Nếu tắm ngay trẻ dễ bị nôn ói, gây hại cho dạ dày. Chưa kể đến, sau khi ăn nếu tắm liền các mạch máu sẽ giãn nỡ, làm máu dồn ứ về vùng da nhiều hơn trong khi đó máu lưu thông đến hệ tiêu hóa lại giảm đi khiến cho việc hấp thu dinh dưỡng gặp khó khăn. Vì vậy, các chuyên gia khuyên, thời điểm lý tưởng để tắm cho bé là từ 1-2 giờ sau bữa ăn. 

4. Dạy con kiểu NhậtTrẻ bị nôn ói

dạy con kiểu nhật

 Khi trẻ bị nôn ói, cha mẹ chỉ nên cho bé nằm yên một chỗ, hạn chế di chuyển và vận động. Nếu mẹ mang bé đi tắm cho sạch sẽ như thế sẽ khiến bé bị nôn ói nhiều hơn. Điều này vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe của bé.

5. Dạy con kiểu Nhật - Khi da trẻ bị tổn thương

dạy con kiểu nhật

 Khi trẻ bị tổn thương dưới da như viêm loét, rách da, vết thương hở, lở loét… mẹ nên hạn chế tắm cho bé. Vì khi tắm vi khuẩn có trong nước sẽ xâm nhập vào vết thương gây nhiễm trùng và làm vùng lở loét lan rộng ra. Cách tốt nhất mẹ chỉ nên dùng nước lau người cho bé, hạn chế tắm. Hoặc khi tắm dùng dụng cụ băng bó vết thương để tránh nước bắn vào. 

6. Dạy con kiểu NhậtTrẻ sinh non, nhẹ cân

dạy con kiểu nhật

 Những em bé sinh non, hoặc có trọng lượng dưới 2,5kg mẹ cần phải cẩn thận khi cho em bé tắm. Nên hạn chế tắm cho bé vì chất béo dưới da của trẻ rất mỏng, chức năng điều hòa thân nhiệt của trẻ không được tốt nên rất nhạy cảm với những biến đổi về nhiệt độ của môi trường sống xung quanh. 
 Với những em bé này, mẹ chỉ nên dùng nước ấm và khăn mềm lau nhẹ nhàng để vệ sinh cho bé sẽ tốt hơn. Chú ý khi tắm hoặc vệ sinh cho bé, không nên đặt bé ở những nơi có nhiều cửa, gió lùa vào mà hãy tắm cho bé ở trong phòng kín.

Bạn hãy luôn nhớ những điều này để không làm hại trẻ nhé. Dạy con kiểu Nhật chúc bé luôn khỏe và thông minh.

Thứ Năm, 11 tháng 8, 2016

Từ việc tập cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật trẻ có thể làm quen và tiến gần đến việc ăn những thức ăn giống như người lớn theo từng giai đoạn phát triển của trẻ.


Dưới đây là các mẹo giúp bé không cần miễn cưỡng mà có thể ăn dặm kiểu Nhật 1 cách vui vẻ nhất.

Những hiểu biết cơ bản về vấn đề ăn dặm kiểu Nhật:

Tại sao cần cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật? Cần tuân thủ những quy tắc gì về phương pháp ăn dặm kiểu Nhật?

Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp thúc đẩy trẻ tiến gần đến thức ăn của người lớn nhưng vẫn phù hợp với sự phát triển của trẻ.

ăn dặm kiểu Nhật

+  Ăn dặm kiểu Nhật là quá trình để trẻ trải nghiệm thức ăn, cách ăn, mùi vị thức ăn, đến giai đoạn nào đó mà trẻ có thể ăn thức ăn giống người lớn. Hòa hợp giữa cử động của miệng và sự phát triển chức năng tiêu hóa của trẻ, dần dần làm quen, giúp cơ thể cũng như trái tim trẻ không miễn cưỡng mà vẫn có thể tiếp nhận thức ăn.
 
Mỗi bé có sự phát triển khác nhau và theo từng giai đoạn vì thế các mẹ cần chú ý đến từng giai đoạn tuổi của bé để có những món ăn phù hợp cho trẻ. Với mỗi trẻ sẽ có một cách thích ứng khác nhau vì thế mà lượng thức ăn thích hợp cho từng trẻ cũng khác nhau, vì thế hãy nhớ không nên so sánh trẻ với những bé khác nhé.

Khi bạn muốn cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật ở giai đoạn quá sớm hoặc quá trễ hay bạn nhận thấy trẻ không tăng cân nên muốn cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ thì hãy nhớ hỏi ý kiến của bác sĩ trước nhé.

ăn dặm kiểu Nhật

Việc tạo cho trẻ hứng thú trong ăn uống cũng cực kì quan trọng và bạn cần tìm ra phương pháp ăn dặm phù hợp cho trẻ để trẻ không cần miễn cưỡng mà luôn vui vẻ ăn uống.

Khi bạn đã chuẩn bị một bữa ăn dặm thật tỉ mỉ cho trẻ nhưng trẻ lại từ chối bữa ăn đó, trẻ quấy khóc và không muốn ăn, bạn cảm thấy thật buồn và thất vọng, kèm theo sự lo lắng.

Nhưng thay bằng sự thất vọng và ép trẻ ăn bằng được bạn hãy chuẩn bị sẵn sàng tâm lý khi muốn cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật, việc ép bé ăn sẽ khiến bé trở nên sợ thức ăn và lo lắng hơn mỗi lúc thấy mẹ đưa thức ăn đến gần trẻ.

Sau một thời gian trẻ sẽ quen dần và hứng thứ, vui vẻ trong việc ăn uống hơn.

Ăn dặm kiểu Nhật - bé khỏe mẹ an tâm!

Thứ Tư, 10 tháng 8, 2016

 Khi trẻ bước vào giai đoạn từ 12-24 tháng, ngoài sữa mẹ ra, trẻ cần được bổ sung dinh dưỡng nhiều hơn qua các món ăn dặm kiểu Nhật hàng ngày.

Và cháo là một trong những lựa chọn hàng đầu của các bà mẹ do cháo có tính mềm, dễ tiêu hóa, thích hợp cho trẻ trong giai đoạn ăn dặm kiểu Nhật.
Thế nhưng, làm sao để món cháo với những hạt gạo nhạt nhẽo có thể hấp dẫn trẻ nhưng vẫn bảo đảm cung cấp đủ dinh dưỡng và đúng khoa học lại là một câu hỏi đang cần lời giải đáp.

Dưới đây Dạy con kiểu Nhật sẽ mách các mẹ một vài món cháo dinh dưỡng lạ miệng cho các bé. Cách chế biến không tốn nhiều thời gian nhưng vẫn giữ đúng dinh dưỡng khoa học cho trẻ nhỏ - rất thích hợp những bà mẹ bận rộn.

1.  Ăn dặm kiểu Nhật - Cháo gan, cải thìa
ăn dặm kiểu nhật
Ăn dặm kiểu Nhật - Cháo gan cải thìa món bổ dưỡng cho bé ăn dặm kiểu Nhật

Các mẹ thường nấu cháo thịt đơn giản cho các bé ăn dặm kiểu Nhật, nhưng lại quên rằng, còn một loại thực phẩm cũng cung cấp dinh dưỡng không kém – đó là gan lợn.

Theo nghiên cứu cho thấy cứ trong 100g gan lợn chứa 21,3g protein, 25mg sắt, 8700 đơn vị quốc tế Vitamin A, trong khi ở 100g thịt có nửa mỡ nửa nạc thì số lượng này sẽ là 9,5g protein, 1,4 mg sắt, không có vitamin A.

 -  Protein đóng góp vào sự phát triển tầm vóc và sức đề kháng của trẻ.

-  Chất sắt : nguyên liệu tạo ra huyết sắc tố, có tác dụng chữa trị và phòng chống thiếu máu.

 -  Vitamin A: phát triển và giúp trẻ sáng mắt.

Công thức nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật - cháo gan cải thìa

   - Nguyên liệu:

Gạo 30g (3 muỗng canh đầy)

Gan heo: 20g (1 muỗng canh)

Rau giền cải thìa: 10g (1 muỗng canh)

Dầu ăn tinh luyện: 5g (1 muỗng canh)

 -  Cách chế biến:

Gạo rửa sạch, ngâm 30 phút, giã nhỏ và nấu thành cháo

Gan heo rửa thật sạch, nêm nếm, nấu chín và nghiền nhỏ 

Rau ghiền, cải thìa cắt nhỏ và luộc trong nước sôi trong khoảng 3 phút. Cho ít muối vào nước luộc để rau có vị hơn

Cháo nấu như bình thường, nêm nếm theo khẩu vị của trẻ. Sau đó cho hỗn hợp gan, rau nghiền và cải thìa vào cháo, nêm lại lần nữa. 

Đổ cháo ra chén, cho ½ muỗng dầu ăn vào cháo, và cho bé dùng

2.  Ăn dặm kiểu Nhật - Cháo nghêu, rau mồng tơi

ăn dặm kiểu nhật
Ăn dặm kiểu Nhật - Món cháo nghêu nhiều dinh dưỡng cho bé yêu ăn dặm kiểu Nhật

Nghêu chứa nhiều canxi, photpho – chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển xương và răng của trẻ trong giai đoạn này. Ngoài ra, axit béo omega 3 và vitamin A đóng góp cho sự hình thành, phát triển não bộ và hỗ trợ thị giác cho trẻ từ 12-24 tháng.

Rau mồng tơi đơn giản, dễ nấu lại rất giàu chất kẽm – rất hiệu quả với các bé bị táo bón.

Công thức nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật - cháo nghêu

    -  Nguyên liệu:

Gạo 30g (3 muỗng canh đầy)

300g nghêu sống

3-5 lá mồng tơi

   -  Chế biến:

Gạo rửa sạch, ngâm 30 phút, giã nhỏ và nấu thành cháo

Nghêu rửa thật sạch luộc sơ cho há miệng, nhặt lấy thịt nghêu và bỏ vỏ. Thịt nghêu băm nhỏ. Lọc lấy 1 bát nước luộc nghêu nhỏ,nước phải trong.

Dùng nước luộc nghêu để luộc rau trong 3 phút. Sau đó, cho thịt nghêu, rau và cháo vào đảo đều cho sôi 

Đổ cháo ra chén, cho ½ muỗng dầu ăn vào cháo, và cho bé dùng

3.   Ăn dặm kiểu Nhật -Cháo cá lóc với khoai tây, cà rốt

ăn dặm kiểu nhật
Ăn dặm kiểu Nhật - Cháo cá lóc chứa nhiều chất đạm tốt cho sức khỏe bé trong quá trình ăn dặm kiểu nhật

So với thịt, cá có giá trị dinh dưỡng cao hơn – tỉ lệ chất đạm đáng kể, dễ tiêu và ít mỡ - rất thích hợp cho bé từ 12-24 tháng tuổi. Thêm nữa, cá lóc có khá nhiều axit amin cần thiết mà cơ thể bé không tự tạo ra được, hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa và tăng cường hấp thu các chất dinh dưỡng.

Công thức nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật - Cháo cá lóc

    -  Nguyên liệu

Gạo 30g (3 muỗng canh đầy)

Cà rốt: 10g

Cá lóc: 30g

Khoai tây: 10g

Dầu ăn tinh luyện: 5g (1 muỗng canh)

    -  Chế biến:

Làm sạch cá lóc, ướp với các gia vị, sau đó hấp cách thủy chín. Lấy thịt cá nghiền nhỏ.

Lọc bỏ xương cá.

Lưu ý: cá lóc có khá nhiều xương nhỏ. Các mẹ nên cẩn thận khi lọc, tránh cho bé mắc xương

Cà rốt, khoai tây luộc chín, rồi xắt nhỏ.  

Gạo rửa sạch, ngâm 30 phút, giã nhỏ.

Đun nước sôi nấu cháo bằng gạo đã băm nhỏ. Sau đó cho cá, khoai tây và cà rốt vào cháo. Nêm lại lần nữa, rồi tắt bếp.

Đổ cháo ra chén, cho ½ muỗng dầu ăn vào cháo, và cho bé dùng

Mách bạn:

Cá tuy dinh dưỡng cao, nhưng tuyệt đối không nên sử dụng cá kém tươi hoặc ươn. Như vậy, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Dưới đây là một số mẹo giúp các mẹ lựa được cá tươi, ngon để chế biến các món ăn dặm kiểu nhật cho bé.

Bộ phận
Dấu hiệu cá tươi
Dấu hiệu kém tươi hoặc ươn
Thân cá
- Co cứng, để trên bàn tay không thõng xuống.
- Mềm nhũn, để trên bàn tay quằn xuống dễ dàng.
Mắt cá
- Lồi, trong suốt.
- Mắt lõm và khô, đục.
Vẩy cá
- Vẩy tươi, sáng lóng lánh, dính chặt vào thân.
- Vẩy không sáng hoặc mờ, lỏng lẻo, dễ tróc, có mùi hôi ươn.
Bụng cá
- Bình thường, không phình, không bị vỡ, hậu môn nhỏ, lõm hoặc phẳng.
- Bụng phình, hậu môn lồi hoặc đỏ bầm.
Thịt cá
- Thịt rắn chắc, dính chặt vào xương sống.
- Thịt mềm, dùng ngón tay ấn vào để lại vết ấn trong thời gian lâu, thịt tróc ra khỏi xương dễ dàng.
Mùi
- Mùi tanh đặc trưng của cá, không có mùi lạ.
- Mùi hôi, ươn, mùi kháng sinh.

Hãy cùng Dayconkieunhat.info xây dựng cho trẻ một chế độ ăn dặm kiểu Nhật  lành mạnh và giàu dinh dưỡng, giúp trẻ phát triển tốt cả về sức khỏe và trí não.

Thứ Ba, 9 tháng 8, 2016

Ăn dặm kiểu Nhật - Trong bữa ăn của người Nhật rau củ chiếm một tỉ lệ rất lớn. Rau và hoa quả cung cấp vitamin quan trọng như vitamin C và acid folic. 

Ngoài ra chúng giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư và bệnh tim mạch. Chính vì vậy việc cho trẻ ăn rau và khuyến khích trẻ ăn rau củ và trái cây là rất quan trọng trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé.

Dayconkieunhat.info xin chia sẻ đến bạn một số cách các bà mẹ có thể áp dụng vào thực đơn ăn dặm kiểu Nhật để khuyến trẻ ăn rau nhiều hơn:

ăn dặm kiểu nhật

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật luôn luôn có rau củ

·         -   Đầu tiên nói chuyện với trẻ về lợi ích của việc ăn rau

·         -   Sau đó thuyết phục trẻ ăn một ít rau trong bữa ăn( không ép trẻ phải ăn hết)

-   Khuyến khích trẻ bằng cách đặt mình vào vị trí của trẻ ( bạn có thể nói với trẻ chẳng hạn như: nếu mẹ là con...)

-   Nghĩ ra một trò chơi nào đó để biến việc ăn rau trở thành niềm vui cho trẻ

-   Làm món rau trộn cùng với các loại thức ăn dặm kiểu Nhật khác để trẻ thích nghi dần.

-   Hãy làm một tấm gương tốt cho trẻ. Trẻ em xem người lớn là chuẩn để học theo và nghe theo chính vì vậy nếu bạn phàn nàn về việc ăn một thứ gì đó thì trẻ sẽ nhìn vào đó và cũng sẽ ghét ăn loại thực phẩm đó. Chính vì vậy nếu muốn con bạn thích và tích cực ăn rau bạn tuyệt đối không được phàn nàn về món rau trong bữa ăn.

-   Đừng biến việc ăn rau trở thành nỗi sợ: Không được ép con bạn phải ăn rau nếu trẻ chưa thực sự sẵn sàng vì việc ép buộc sẽ khiến trẻ sợ và ám ảnh với điều đó.

ăn dặm kiểu nhật
Ăn dặm kiểu Nhật - Hãy để bé cùng chế biến thức ăn với mẹ

·       -   Để trẻ chuẩn bị bữa ăn cùng: việc cho trẻ giúp đỡ mẹ chuẩn bị các món ăn hay sơ chế thực phẩm sẽ giúp trẻ có thêm nhiều kinh nghiệm cũng như sẽ bồi đắp tình yêu của trẻ với đồ ăn hay rau củ.

·       -   Nói với con bạn những loại rau củ mà bạn yêu thích nhất. Trẻ em thường có xu hướng làm theo bố mẹ, việc nói với trẻ những loại rau củ bạn yêu thích cũng là một phương pháp giúp trẻ cởi mở hơn với rau củ.

-   Chú ý những loại thứ ăn mà trẻ không thích. Lí do trẻ không thích ăn rau không chỉ là do mùi vị, có thể là do cách bạn nấu hoặc hình dáng của nó. Chính vì vậy bạn cần tìm hiểu sở thích của trẻ để điều chỉnh cho phù hợp.

  Chúc bạn thành công với phương pháp ăn dặm kiểu Nhật này!

Thứ Năm, 4 tháng 8, 2016

Dạy con kiểu Nhật - giai đoạn trẻ từ 6-12 tháng tuổi là thời điểm trẻ phát triển mạnh về ngôn ngữ. 

Trẻ bắt đầu bập bẹ những âm tiết chưa tròn vành. Những lúc này bố mẹ hãy khuyến khích trẻ để trẻ nói thật nhiều.

Bước vào giai đoạn 6 tháng tuổi trẻ sẽ phát ra nhiều âm thanh mà trẻ học được, bắt chước được từ bố mẹ hoặc từ các sự vật xung quanh bé. Lúc này bé đã có thể nói “ba”, “mẹ”,… bạn hãy tập cho trẻ quen dần với ngôn ngữ bằng cách nói chuyện thường xuyên với bé, dù không hiểu bé nói gì bạn cũng nên hồi đáp lại lời nói của bé để bé cảm nhận bố mẹ hiểu bé và bé sẽ chăm nói hơn.

Trẻ trong giai đoạn này rất thích vận động, trẻ thích cầm nắm các  đồ vật, thích lăn lộn, bò, trườn, vươn người và luôn muốn có xu hướng ngồi dậy. Bạn đừng cản trẻ nhé mà hãy để trẻ làm những gì trẻ muốn, có như vậy thì trẻ mới nhanh cứng cáp và phát triển tốt hơn. Thời điểm này trẻ cũng đã phần nào nhận biết được tên riêng của trẻ, khi bạn gọi tên trẻ trẻ sẽ có phản ứng với bạn. 

Có một trò rất thú vị mà bất cứ trẻ nào cũng mong muốn. Từ nhỏ đến lớn có lúc nào trẻ nhìn thấy mặt trẻ đâu, vì vậy khi bạn đặt trẻ trước một tấm gương trẻ sẽ rất thích thú. Trẻ cứ luôn nghĩ rằng người trong gương là một người bạn của trẻ vì vậy trẻ sẽ cảm thấy rất thú vị và hay la hét, nói chuyện với em bé ở trong gương. Thật thú vị phải không các mẹ?

Ngoài ra, khi trông thấy hình ảnh trong gương, rồi chơi và làm nhiều thử nghiệm với nó, dần dần bé sẽ nhận ra đó là chính bé và có khái niệm tổng thể về cơ thể mình, nhận thức và có những phản ứng nhanh nhạy hơn.

dạy con kiểu nhật
Dạy con kiểu nhật - Bé quan tâm đến gương vì trong đó có những khuôn mặt tương tự và quen thuộc với bé và bé thích thú với điều đó. 

Dạy con kiểu Nhật - Đồ chơi tốt cho trẻ giai đoạn này chính là:

 Dạy con kiểu Nhật -  Cho trẻ chơi những đồ chơi có thể chơi giả vờ:  Búp bê, con rối, ô tô nhựa hay gỗ, và các đồ chơi có thể bỏ vào chậu tắm. Bé rất thích chơi với các đồ chơi trong lúc tắm. Không cần những loại “hải sản” tôm cá mực như trẻ lớn, trẻ sơ sinh chỉ cần những món đồ chơi đơn giản, một chiếc thuyền hay con vịt, con cá nhỏ bằng nhựa có thể bơi trong chậu tắm của bé. Bé có thể cầm, lắc, đập chúng xuống nước để nước bắn tung tóe.

Bạn cũng có thể tham gia vào trò chơi này với bé bằng cách tạo ra hiệu ứng âm thanh (kêu “bộp bộp” mỗi khi bé đập đồ chơi xuống nước) hoặc nói những câu khuyến khích bé với lấy đồ chơi “Con vịt đang bơi kìa, con hãy bắt nó đi”.

 Dạy con kiểu Nhật - Cho bé chơi những đồ chơi để thả và nhặt: Bát nhựa, bóng nhựa. Trước khi trở thành một cầu thủ, em bé của bạn có thể có nhiều trải nghiệm thú vị với những món đồ chơi có hình cầu như quả bóng. Những quả bóng thường có nhiều kích cỡ và chất liệu khác nhau.

Với bé sơ sinh, bạn có thể chọn những quả bóng nhỏ, mềm mại với nhiều màu sắc để tập cho bé cách nhìn và sờ đồ vật. Khi bé đã biết ngồi, hãy thả một quả bóng lớn hơn cho nó lăn giữa bé và bạn, bé có thể học cách phán đoán hướng đi của quả bóng, bắt được quả bóng đang lăn và đẩy hay ném quả bóng đi sau đó.

 Dạy con kiểu Nhật - Cho bé chơi những đồ chơi có thể xếp dựng:  Các khối hình bằng gỗ, bông hay nhựa. Đây là những món đồ chơi lý tưởng để giúp bé học ngồi đồng thời dạy bé về kích thước và màu sắc. Bạn có thể cầm các chiếc vòng để chỉ cho bé biết phân biệt các loại vòng lớn, vòng nhỏ khác nhau, cũng như giúp bé nhận biết các màu sắc "Con nhìn xem, đây là chiếc vòng màu xanh, còn kia là chiếc vòng màu đỏ”.

Khi bé đã phối hợp tay và mắt tốt hơn, bé có thể lấy những chiếc vòng hoặc ly ra khỏi vị trí, đây là bước đệm để bé học cách xếp chồng các chiếc vòng lên nhau hoặc làm tổ ly xếp. Những chiếc tách dùng làm tổ ly cũng có thể giúp bé chơi trong khi tắm với trò chơi dùng những chiếc tách nhỏ để múc nước đổ đầy vào chiếc tách lớn hơn.

dạy con kiểu nhật

Dạy con kiểu Nhật - Các khối hình bằng gỗ, bông hay nhựa là những món đồ chơi lý tưởng để giúp bé học ngồi đồng thời dạy bé về kích thước và màu sắc.

 Dạy con kiểu Nhật - Cho trẻ chơi n hững đồ chơi cần dùng sức: q uả bóng lớn, xe đẩy, xe tập đi, xe kéo nhựa. Khi được 12 tháng bé đã có thể men thành giường để di chuyển hoặc di chuyển được chiếc ghế nhựa cao gần bằng bé.

Lúc này, những chiếc xe tập đi hoặc xe kéo xe đẩy, quả bóng sẽ giúp bé tăng cường được kỹ năng vận động. Chắc chắn chúng sẽ rất thích thú vì được chơi ở những không gian rộng và thoả sức tìm hiểu như thế này.

 Dạy con kiểu Nhật - Cho trẻ chơi n hững đồ chơi cần kỹ năng quan sát và vận dụng cao hơn:  Sách, truyện tranh, bìa cứng có hình nhiều màu sắc hoặc theo chủ đề,... Dù chưa biết đọc nhưng bé rất thích khám phá các trang sách. Hãy chọn những cuốn sách có chất liệu giấy đủ dày hay sách bằng vải để có thể chịu được “sức công phá” của bé và để bé tự do cầm, quăng hay cắn xé tùy ý. Đây cũng là cách để cho bé làm quen với sách và học được cách nhìn tranh, ảnh trên các trang sách sau này.

Những cuốn sách để trẻ sơ sinh học hỏi tốt nhất là sách có hình ảnh đơn giản của vật quen thuộc với bé, kích thước khoảng một trang giấy. Chúng sẽ rất hiệu quả trong việc thu hút sự chú ý của bé, dù chỉ trong một, hai phút.

dạy con kiểu nhật

Dạy con kiểu Nhật - Những cuốn sách để trẻ sơ sinh học hỏi tốt nhất là sách có hình ảnh đơn giản của vật quen thuộc với bé, kích thước khoảng một trang giấy.

 Dạy con kiểu Nhật - Cho trẻ chơi những món đồ chơi có tiếng giúp luyện cho bé khả năng phát âm:  Sẽ dễ dàng hơn nếu bố mẹ cũng tham gia vào công việc này bằng cách nói và diễn đạt lại tiếng phát ra từ đồ chơi ấy. Ví dụ khi bạn bật một câu chuyện cho bé nghe, sau đó nhắc lại với giọng điệu nhấn mạnh và rõ ràng để bé thấy thích thú. Khi đó, bé sẽ cố gắng bắt chước và nhắc lại giọng của bố mẹ, đây cũng chính là cách luyện cho bé phát âm một cách tốt và nhanh nhất.

 Dạy con kiểu Nhật - Cho bé chơi trò chơi xếp hình: Bé sẽ bắt đầu tập xếp, ghép các hình với nhau và bật ra tiếng khi muốn lựa chọn các miếng xếp hình hoặc ngân giọng mỗi khi cần tìm những miếng ghép bị “biến mất”. Dần dần, những bộ đồ chơi xếp hình sẽ trở thành những người bạn thân thiết đối với bé.

Ngoài ra, trong giai đoạn này, mẹ nên bế hoặc cho bé ngồi xe đẩy đi dạo ở bên ngoài là một cách tuyệt vời để bé có thể được quan sát cảnh vật ngoài trời. Ánh mặt trời, không gian bên ngoài rất tốt cho sự phát triển của bé lúc này.

Khi bé đã biết ngồi, cứ để bé ngẩng lên, rướn người và tự chọn “view” mà bé muốn nhìn từ quang cảnh bên ngoài, Khi bé biết đi, bạn có thể vừa dắt tay vừa trò chuyện với bé hoặc cũng có thể để mặc bé tự do đi lại theo ý muốn trong tầm kiểm soát của bạn để đề phòng bé bị ngã hoặc đi lạc.

Người lớn đừng bao giờ lơ là, coi nhẹ kích thích của hoàn cảnh sống đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ. Các bậc cha mẹ hãy cố gắng tận dụng ngày nghỉ đưa con ra ngoài, như đi dạo chơi công viên, trong rừng cây, bên hồ…để bé được phát triển toàn diện nhất.

dạy con kiểu nhật
Dạy con kiểu Nhật - Đưa trẻ ra ngoài đi dạo để trẻ hít thở bầu không khí trong lành và khám phá thế giới mới.

Phương pháp dạy con kiểu Nhật - Những điều cha mẹ cần lưu ý:

Khi trẻ chơi, bố mẹ không nên cho trẻ quá nhiều đồ chơi, trẻ sẽ bị hoa mắt và dễ phân tán, lúc xem cái này lúc sờ cái kia. Kết quả là trẻ sẽ không thực sự chơi cái gì, không bồi dưỡng được tính kiên trì và sự chú ý của trẻ.

Chỉ nên để cho trẻ 1 hoặc 2 thứ đồ chơi, như vậy trẻ sẽ sáng tạo, tìm đủ mọi cách để tìm hiểu đồ chơi và bày ra nhiều trò khác nhau. Khi đã chơi chán rồi thì cha mẹ có thể cho trẻ chơi đồ vật khác. Ví dụ: đưa cho bé 1 quả bóng và dạy bé cách ném bóng cho mẹ sau đó lại dạy bé màu sắc trên quả bóng đó.

Đối với trẻ bé hơn, nếu lặp lại nhiều lần một trò chơi có ý nghĩa rất quan trọng. Khi lặp đi lặp lại cách chơi giúp cho trẻ tìm thấy cảm hứng, cho nên người lớn không cần chuẩn bị nhiều đồ chơi cho trẻ ở độ tuổi này.

Dạy con kiểu Nhật chúc các bậc bố mẹ có được những phương pháp dạy con tuyệt vời nhất!