Kết quả tìm kiếm:

Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2016

Cho con cùng dọn dẹp nhà cửa, đi mua sắm, làm bài tập ở nhà, lên kế hoạch vui chơi… là những việc cha mẹ nên khuyến khích con làm trong dịp Tết.

TS Vũ Thu Hương, giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học – Đại học Sư phạm Hà Nội - chia sẻ, với kỳ nghỉ Tết dài như hiện nay, các bé thường được cha mẹ cho nghỉ “tẹt ga”. Nhưng sau đó, khi quay trở lại trường học, các bé trở nên chểnh mảng, mệt mỏi, ghét học hơn hẳn. Đó là chưa kể nghỉ dài, trẻ dễ nghịch dại vì thời gian chơi quá nhiều. Có gia đình lại cho con chơi Ipad, Iphone liên tục khiến trẻ có nguy cơ bị tật về mắt hoặc có các vấn đề sức khỏe.
Vậy thời gian nghỉ Tết, con nên làm gì? Dưới đây là 11 điều TS Vũ Thu Hương đưa ra để các bậc phụ huynh tham khảo, giúp con có cái Tết ý nghĩa, vui tươi.
dạy con kiểu nhật và cách dạy con ngày tết
Dạy con kiểu Nhật cho con làm việc nhà là cách để giúp trẻ thấy hứng thú khi đón Tết. 
Cùng con sửa sang nhà cửa. Rất nhiều gia đình mua sắm thêm đồ đạc, sơn sửa lại nhà cửa đón Tết. Nếu công việc không quá nặng nhọc thì các cha mẹ có thể rủ con làm cùng.
Ví dụ, con có thể sơn nhà cùng bố. Cha mẹ chỉ cần mặc cho con bộ quần áo cũ, hướng dẫn sơn thì chúng ta sẽ có thêm một "thợ sơn" rất nhiệt tình. Những khe nhỏ của tường nhà, góc nhà sẽ là nhiệm vụ của con và chiếc chổi sơn.
Cho con cùng tham gia ý kiến khi mua sắm. Cả nhà có thể họp gia đình, bàn bạc xem trong Tết này sẽ mua sắm thứ gì. Nếu con đã biết chữ, cha mẹ có thể nhờ con làm “thư ký” để ghi những món đồ cần mua lại. Điều này sẽ khiến con cảm thấy mình trưởng thành hơn.
Cùng con đi chợ Tết mua sắm. Các cha mẹ đều đưa con đi chợ Tết cùng, nhưng rất ít cha mẹ giao trọng trách chọn đồ để mua cho các con. Việc này các con làm rất dễ mà lại có thể tranh thủ dạy con về kỹ năng mua sắm. Các cha mẹ có thể nhờ con chọn mặt hàng cần mua, xem ngày sản xuất, hạn sử dụng, số lượng… của món hàng.
Khi đi mua, nhớ dặn con chọn các đồ đông lạnh sau cùng để khỏi bị tan đá trước khi về đến nhà. Các cha mẹ chắc chắn sẽ thấy con ngoan ngoãn, chỉn chu và người lớn hơn khi chung tay đi chợ cùng cả gia đình.
Cùng con chuẩn bị bánh chưng. "Khi tôi mới 5 tuổi đã được bố mẹ và ông bà cho gói chiếc bánh chưng đầu tiên trong đời. Có lẽ đó là trải nghiệm tuyệt vời rất Tết mà cả đời tôi không thể quên. Đồng thời với trải nghiệm đó, những đêm thức cùng đun bánh chưng với bố là điểm nhấn vô giá của những cái Tết trong suốt tuổi thơ của tôi.
Các em bé sẽ làm được nếu có sự hướng dẫn tỉ mỉ của cha mẹ. Hãy cho các bé làm để các con vừa học kỹ năng sống, vừa trải nghiệm Tết thật rõ nét và chân thực nhé” – nhà giáo Vũ Thu Hương chia sẻ.
Chuẩn bị quần áo đẹp đón Tết. Tủ quần áo của con đầy ắp những quần áo đẹp. Nhưng Tết luôn là dịp để chúng ta trưng diện. Con cũng cần có niềm vui đó. Tuy nhiên, con sẽ có những sở thích ăn mặc riêng. Vậy nên việc cha mẹ cho con lựa chọn quần áo mặc Tết, tự tay giặt sạch, phơi khô, gấp gọn gàng sẽ giúp con có thêm niềm háo hức đón Tết.
dạy con kiểu nhật và cách dạy con ngày tếtDạy con kiểu nhật bố mẹ đừng quên lên kế hoạch chơi tết
Lên kế hoạch vui chơi. Ngày Tết là dịp nghỉ rất dài. Đi chúc Tết ở đâu, chúc như thế nào, đi đâu du Xuân… là những việc mọi khi cha mẹ vẫn hay tính toán. Gia đình nên cùng nhau bàn bạc việc đó và cho con tham gia lập kế hoạch nghiêm túc.
Nhân tiện đó, cha mẹ cũng dặn dò con cách chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, chúc Tết, cách nhận phong bao lì xì, cách giữ tiền để khỏi mất mát, cách giữ im lặng khi người lớn đang nói chuyện, cách ăn uống sao cho lịch sự…. Các em bé nếu được dặn dò trước chắc chắn sẽ ngoan ngoãn và lễ phép hơn là không được dặn dò.
Dọn nhà đón Xuân. Công việc dọn nhà thật mệt mỏi, đặc biệt là những gia đình có con nhỏ. Nhưng các bạn ấy ai cũng có thể giúp cha mẹ dọn dẹp nhà nếu được yêu cầu. Những lời khen ngợi kịp thời sẽ làm các bạn ấy hào hứng hơn và sẽ giữ nhà sạch hơn nhiều đấy nhé!
Cùng ông bà, cha mẹ chắp tay cúng tổ tiên. Thờ cúng tổ tiên là phong tục của dân tộc Việt. Các em nhỏ tuy còn bé nhưng cũng nên dần tiếp cận phong tục này bằng việc cùng cả nhà chắp tay lễ tại bàn thờ ngày Tết. Các bé cũng học được phong tục chờ cho hương tàn rồi mới thụ lộc Tết. Điều này còn giúp các bé tăng khả năng kiên nhẫn.
Làm bài tập. Bao giờ cũng vậy, bài tập Tết luôn dài nhất. Để con không quá mệt mỏi với lượng bài tập này, các cha mẹ nên chia nhỏ ra thành các cụm bài. Mỗi ngày, các cha mẹ yêu cầu con giải quyết hết một cụm nhỏ.
Con có thể nghỉ ngày 30, mùng 1, mùng 2 Tết; sau đó, bắt đầu từ mùng 3, con lại tiếp tục giải quyết nốt những cụm bài còn lại. Công việc này sẽ giúp con nhanh chóng lấy lại tư thế học hành sau kỳ nghỉ Tết dài.
Tập thức dậy sớm. Thường sau một kỳ nghỉ quá dài, các bé rất ngại dậy sớm. Đặc biệt khi Tết thường là những khoảng thời gian rét mướt. Tuy nhiên, cha mẹ cũng nên tập cho con thức dậy đúng giờ đi học trước ngày nhập học trở lại độ 2, 3 ngày. Thói quen được dần hình thành thì khi con quay trở lại lớp học, con sẽ không cảm thấy quá ngại và mệt mỏi.
Vui mừng trở lại lớp học. Để con có thể hào hứng đi học, ngoài các bước chuẩn bị như trên, các cha mẹ nên chuẩn bị cho con một gói kẹo để con đến làm quà mừng tuổi cho cô giáo và bạn bè. Điều này sẽ giúp buổi học đầu tiên của con sau Tết trở nên đáng yêu hơn nhiều.
TS Vũ Thu Hương khẳng định: “Tết là thời gian nghỉ rất dài. Nếu con làm được 11 việc như trên, con sẽ cảm nhận sâu sắc hương vị Tết đặc trưng cổ truyền.
Ngoài ra, con cũng sẽ trưởng thành hơn, chỉn chu hơn; sẵn sàng và nhiệt tình hơn với buổi học sau Tết và dễ dàng quay lại nhịp học tập bình thường”.

Dạy con kiểu Nhật chúc bạn nhân dịp Tết có thể dạy con tốt hơn.

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2016

Các bố mẹ thường rất ngạc nhiên khi nghe các chuyên gia chia sẻ rằng họ không dùng bất kỳ hình phạt nào với con, nhưng bọn trẻ vẫn luôn cư xử tốt. Bí quyết dạy con của họ có thể khiến bạn bất ngờ.


Trẻ em luôn học hỏi từ chính cuộc sống hàng ngày và cách hiệu quả nhất để dạy bọn trẻ là làm mẫu và đối xử với chúng theo cách mà bạn muốn chúng đối xử với người khác, bằng tình thương và sự thấu hiểu chứ không phải la mắng hay sử dụng các biện pháp kỷ luật.
Điều đó không có nghĩa rằng bạn không đưa ra những quy tắc hành xử. Không chạy ngoài đường, không đánh em, không đi tiểu trên thảm, không hái trộm hoa của hàng xóm, không làm tổn thương các con vật... đều là những nguyên tắc mà bạn tự lập ra để dạy con nhưng không cần phải phạt trẻ chỉ để ép chúng làm đúng các quy định đó.
dạy con kiểu nhật nuôi dạy con ngoan không cần roi vọt
Dạy con kiểu Nhật dạy con không cần dùng roi vọt. Ảnh minh họa.
Chắc bạn sẽ thắc mắc làm sao trẻ có thể học cách không mắc lại sai lầm cũ nếu bạn không phạt chúng ở lần sai đầu. Bạn luôn cho rằng phải phạt bọn trẻ để dạy cho chúng một bài học. Thực tế, các nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng hình phạt với trẻ sẽ tạo ra những hành động sai trái hơn.
Khi bị phạt, trẻ sẽ cảm thấy tức giận và trở nên phòng thủ với mọi thứ xung quanh. Một loại hóc-môn có tên là Adrenalin sẽ nhấn chìm bọn trẻ trong cảm giác muốn chiến đấu thay vì hòa bình, hợp tác. Trẻ sẽ sớm quên những hành động xấu khiến chúng bị phạt và tạo cảm giác sợ hãi, muốn che đậy ở trẻ.
Thay vì phạt trẻ, bạn hãy quan tâm, yêu thương và trở thành những tấm gương để chúng noi theo. Khi đó, trẻ sẽ chấp nhận những quy tắc chúng ta đưa ra một cách dễ dàng hơn.
Vậy, chúng ta có thể làm gì để giúp trẻ sống có kỷ luật?

Điều chỉnh cảm xúc của bản thân
Đó cũng là một điểm bọn trẻ sẽ học từ bạn. Đừng hành động nóng vội khi đang tức giận hay chán nản. Hãy hít thở thật sâu, đợi đến khi bạn bình tĩnh hơn và làm chủ được tình hình.

Học cách thấu hiểu
Bạn phải hiểu rằng khi bọn trẻ nóng giận thì chúng không thể học được gì. Thay vì giảng giải, hãy đưa chúng đến một nơi yên tĩnh, giúp chúng bình tĩnh lại. Đó không phải là một hình phạt mà là một cơ hội để bạn hiểu con hơn. Nếu trẻ vẫn tỏ ra sợ hãi và hoảng sợ, đừng cố giải thích về lỗi lầm của con. Thay vào đó, bạn hãy tạo cho trẻ một cảm giác an toàn và được yêu thương. Sau đó, khi con cảm thấy bình tĩnh hơn, bạn có thể gần gũi con và nói cho con hiểu vấn đề.

dạy con kiểu nhật nuôi dạy con ngoan không cần roi vọt
Dạy con kiểu nhật thay vì quát mắng nặng lời, hãy thấu hiểu con bằng những cử chỉ yêu thương và lời nói nhẹ nhàng. (Ảnh minh họa)
Giúp đỡ con
Lấy ví dụ như việc tập ngồi bô, bạn sẽ phải giúp con ở những lần đầu. Nhưng khi con đã làm nhiều lần, chúng sẽ tự tin hơn và có thể tự làm. Điều này cũng tương tự như khi bạn dạy con nói lời Cảm ơn, Đợi đến lượt, Không làm quên đồ, Làm bài tập về nhà và nhiều điều khác nữa. Tạo thói quen là một điều rất quan trọng giúp trẻ có những khung hướng dẫn xây dựng những kỹ năng cơ bản, giúp hình thành tính cách cho trẻ. Bạn có thể nổi điên với việc trẻ liên tục quên áo khoác nhưng việc la mắng không giúp trẻ ghi nhớ.

Kết nối trước khi đưa yêu cầu
Trước khi bạn đưa ra những hướng dẫn hay những yêu cầu đối với con, hãy cho trẻ thời gian để làm quen với bạn, đánh thức ham muốn học hỏi từ trẻ. Hãy nhớ rằng trẻ sẽ cư xử sai khi chúng cảm thấy tiêu cực về bản thân và không có sự kết nối với người xung quanh.
Ví dụ:
- Cúi xuống và nhìn ngang tầm mắt con: “Con đang cư xử không tốt đâu… Hãy nói cho mẹ điều con muốn.... và không được cắn”
- Ôm con: “Con ước rằng mình có thể chơi lâu hơn…nhưng đến giờ đi ngủ rồi”
- Ánh mắt âu yếm: “Trông con có vẻ đang rất buồn”

Đưa ra những quy tắc với sự đồng cảm
Tất nhiên bạn sẽ muốn nhấn mạnh vào một vài quy tắc nhưng bạn cũng cần quan tâm đến cảm xúc của trẻ. Khi trẻ cảm thấy được hiểu, chúng sẽ chấp nhận những nguyên tắc dễ dàng hơn.

dạy con kiểu nhật nuôi dạy con ngoan không cần roi vọt
Đừng trách móc, chỉ trích trẻ, hãy luôn rộng lượng và giúp con biết cách sửa sai, đó là cách dạy con nghe lời khôn ngoan của cha mẹ thông thái. (Ảnh minh họa)
Hướng dẫn trẻ cách sửa sai
Hãy hướng dẫn trẻ bài học này thật sớm để bạn có thể truyền tải những thông điệp của bản thân một cách dễ dàng nhất. Ví dụ như việc bạn dùng khăn giấy lau sạch sữa đổ của con, không phàn nàn và không xấu hổ. Khi trẻ lớn hơn, chúng sẽ bình tĩnh khi xử lý những cơn cáu giận với các em. Tấm gương về sửa lỗi và xin lỗi sẽ giúp con học một cách nhanh nhất.
Hãy nhớ rằng tất cả các hành vi sai trái cũng là một cách ứng xử theo một nhu cầu chính đáng nào đó (mặc dù sai).
Khi con hành động sai, chúng cũng có những lí do riêng. Lúc đó, bạn nên quan sát xem có phải trẻ đang cáu vì thiếu ngủ hay vì một lí do nào đó không. Hãy trò chuyện với con hoặc cho trẻ thời gian riêng để khóc và giải phóng cảm xúc xáo trộn bị kìm nén. Sau khi trẻ thỏa mãn những nhu cầu cơ bản trên, chúng sẽ hiểu và dừng những hành vi sai trái.

Gia tăng kết nối với con hàng ngày
Hãy tắt điện thoại, máy tính và trò chuyện với con để nghe con thủ thỉ những điều thầm kín nhất. Khi bạn trở thành một người bạn của trẻ, chúng sẽ dễ hợp tác hơn.

Hãy nhớ rằng sự tốt bụng là một phép màu
Tất nhiên là bạn phải tốt với con nhưng hãy làm như vậy với bản thân mình nữa. Bạn không thể là những người cha mẹ giàu tình thương nếu bạn không yêu chính bản thân mình. Hơn thế, con của bạn có thể sẽ hành động đúng như những gì chúng thấy từ bố mẹ. Do vậy, hãy bắt đầu yêu thương bản thân ngay từ hôm nay nhé!

Dạy con kiểu Nhật chúc bạn thành công!

(Theo Trí Thức Trẻ)

Thứ Hai, 19 tháng 12, 2016

Ăn dặm kiểu Nhật đúng cách giàu dinh dưỡng là phương pháp được nhiều mẹ Việt áp dụng vì đây là một cách làm khoa học và rất hiệu quả giúp bé biết ăn nhanh.

Tuy nhiên nhiều bà mẹ vẫn chưa hiểu rõ cách thực hiện khoa học cũng như những ưu nhược điểm của nó. Hãy cùng tham khảo những thông tin dưới đây để hiểu thêm về phương pháp cho bé ăn dặm kiểu Nhật này và có thêm nhiều gợi ý cho các món ăn dặm cho bé nhé!
Hiện nay, tùy theo sự phát triển của bé mà các mẹ sẽ quyết định thời gian cho con ăn dặm. Thông thường, 5-6 tháng tuổi là thời gian phù hợp để con bắt đầu ăn dặm. Cho trẻ ăn dặm gần giống với những món người lớn có thể ăn để phù hợp với sự phát triển cơ thể của trẻ. Thời kì khoảng 5,6 tháng là thời kì mà trẻ có thói quen bặm môi và nuốt. Khi trẻ nhìn chằm chằm người lớn ăn, nước dãi sẽ chảy ra, nếu thấy miệng trẻ chép chép như thế thì hãy bắt đầu cho trẻ ăn dặm. Trong bài này dayconkieunhat.info sẽ giới thiệu một số công thức ăn dặm đơn giản nhưng giàu dinh dưỡng tốt cho bé.
Công thức 1:  Đậu hũ, mì và bí ngô
Nguyên liệu
công thức ăn dặm kiểu nhật
Nguyên liệu cần có cho món ăn dặm kiểu nhật
Mì luộc : 15g
Bí: 10g
Đậu hũ non: 5g
Nước dùng: Vừa đủ
Thời gian nấu: Khoảng 20p
Chi phí nguyên liệu: Khoảng 25.000 VND (1 phần ăn)

Cách làm
1. Mì luộc cắt nhỏ, bí cắt khúc khoảng 1cm
Công thức món ăn dặm kiểu nhật

2. Bỏ những thứ đã cắt ở bước 1 vào nồi nhỏ rồi thêm nước vào luộc cho mềm, sau đó vớt ra nghiền nát, sau thêm nước dùng vào để được hỗn hợp thức ăn nhuyễn.
3. Đậu hũ non thì luộc bằng nước sôi sau đó vớt ra nghiền nát rồi trộn với hỗn hợp ở bước 2.

Công thức món ăn dặm kiểu nhật

Lưu ý
Nước dùng thường được làm từ tảo bẹ và cá ngừ khô, hoặc có thể thay cá ngừ khô bằng cá mòi khô vào để làm nước dùng đều được. Khi nấu quá nhiều. bạn có thể cho vào khay đá hay bỏ vào túi khóa trong tủ lạnh, như vậy bạn có thể dùng nhiều lần và rất tiện lợi.

Công thức 2: Cháo bánh mì sữa và khoai lang
Nguyên liệu
Công thức món ăn dặm kiểu nhật

Khoai tây: 1củ, cắt khúc 1.5cm
Bánh mì gối: Cắt 8 miếng
Sữa: ½ ly
Thời gian chế biến: Khoảng 15 phút.
Phí nguyên liệu: Khoảng 20.000 VND ( 1 phần)


Cách làm
Công thức món ăn dặm kiểu nhật

1.     Bánh mì bỏ viền, cắt khúc 1cm.
2.     Bỏ khoai lang cùng với bánh mì đã bỏ viền và cắt khúc ở bước 1 vào nồi, đổ sữa vào và đun lửa nhỏ cho mềm sau đó nghiền nát.

Kết quả
Công thức món ăn dặm kiểu nhật







Lưu ý
Khoai lang có độ ngọt cao nên bé sẽ dễ quen với mùi vị của thức ăn, vitamin C trong khoai lang cũng rất nhiều, nên đây là một nguyện liệu phổ biến thường được các bà mẹ bỉm sữa sử dụng. Tuy nhiên, phần gần vỏ và phần đỉnh của khoai tây có nhiều sợi cứng nên hãy chú ý sử dụng phần ruột trong để nghiền thì dễ hơn.

Công thức 3: Cháo bánh mì và chuối
Nguyên liệu
Công thức món ăn dặm kiểu nhật
Chuối : Cắt lát dày 5mm
Bánh mì gối: Cắt 8 miếng
Sữa: ½ cốc
Thời gian chế biến: Khoảng 15 phút.
Chi phí nguyên liệu: Khoảng 30.000 VND ( 1 phần)

Cách làm
Công thức món ăn dặm kiểu nhật

Bước 1: Bánh mì bỏ viền, cắt khúc 1cm
Bước 2: Đổ sữa cùng với bánh mì đã cắt ở bước 1 vào nồi nhỏ, đun nhỏ lửa cho mềm, sau đó nghiền nát ra.
Bước 3: Nghiền chuối sau đó trộn với hỗn hợp có được ở bước 2.

Kết quả
Công thức món ăn dặm kiểu nhật

Lưu ý
Chuối có nhiều chất đường nên có thể dùng nó làm thức ăn chính cho trẻ ăn dặm. Hơn nữa, vì chuối mềm, dễ nghiền mịn nên có thể cho trẻ ăn bằng cách nghiền ra nếu chuối đã chín mọng. Sữa thì hãy sử dụng loại sữa hòa tan chỉ dành riêng cho trẻ em.

Công thức 4: Cháo cà chua

Công thức món ăn dặm kiểu nhật
Nguyên liệu
Cà chua bi: 1 quả
10 muỗng cháo
Thời gian chế biến: Khoảng 10 phút.
Chi phí nguyên liệu: Khoảng 15.000 VND ( 1 phần)

Cách làm
Công thức món ăn dặm kiểu Nhật

Bước 1: Cà chua bi luộc bằng nước sôi sau đó lột vỏ, cắt nửa và bỏ hạt, sau đó nghiền mịn.
Bước 2: Đổ hỗn hợp ở bước 1 vào 10 muỗng cháo.

Kết quả:

Công thức món ăn dặm kiểu Nhật

Lưu ý
Cà chua mà trồng được khoảng 12 tháng thì hãy bỏ vỏ. Ngoài cách lột vỏ bằng nước sôi thì cũng có thể dùng nĩa.

Công thức 5: Cháo cà rốt
Công thức món ăn dặm kiểu Nhật
Nguyên liệu
Cà rốt: Cắt lát dày 5mm
10 muỗng cháo
Thời gian chế biến: Khoảng 15 phút( không tính thời gian nấu cháo)
Chi phí nguyên liệu: Khoảng 20.000 VND( 1 phần)

Cách làm

Bước 1: Bỏ cà rốt vào nồi nhỏ, sau đó rưới nước lên đun lửa nhỏ, luộc cho tới khi cà rốt mềm.
Bước 2: Nghiền mịn cà rốt đã luộc ở b1
Bước 3: Trộn hỗn hợp đã nghiền ở bước 2 với 10 muỗng cháo.

Kết quả
Công thức món ăn dặm kiểu Nhật
Công thức món ăn dặm kiểu Nhật

Lưu ý
Cà rốt không cắt mà để như vậy luộc sẽ tốt hơn cắt các lát tròn. Khi nghiền cà rốt hãy thêm một ít nước luộc để hỗn hợp được mịn. Nó là loại thực phẩm thích hợp cho trẻ bắt đầu ăn dặm.

Ở Nhật, việc cho bé ăn dặm bắt đầu từ khá sớm. Theo truyền thống, sau khi sinh 100 ngày, các bé ở Nhật sẽ được mẹ tập cho ăn dặm. Cho con ăn dặm ở Nhật chủ yếu chú trọng đến việc giúp bé làm quen với mùi vị thức ăn, phát triển khả năng vị giác của bé. Vì vậy, mỗi ngày, mẹ chỉ cho bé ăn 1 bữa. Sữa vẫn là bữa ăn chính trong ngày của trẻ.
Ăn dặm kiểu Nhật đòi hỏi mẹ phải đầu tư nhiều thời gian và công sức trong thời gian đầu. Tại Nhật, các mẹ có thể dễ dàng mua thực phẩm ăn dặm cho con tại các nhà thuốc hoặc siêu thị. Sản phẩm ăn dặm ở đây đa dạng về chủng loại và phù hợp với bé theo từng tháng tuổi. Ở Việt Nam, rất khó để tìm mua thực phẩm đóng gói sẵn phù hợp cho bé. Vì vậy, nếu theo phương pháp này, các mẹ nên thu xếp thời gian biểu của mình hợp lý để có thể tự tay chế biến những món ăn này cho trẻ.

Hy vọng những món ăn dặm kiểu Nhật này sẽ giúp các mẹ không phải đau đầu suy nghĩ mỗi khi chế biến thức ăn cho trẻ ăn dặm.

Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2016

Học mẹ Nhật chế biến công thức ăn dặm kiểu Nhật cho bé.

Để đáp ứng sự phát triển của trẻ, và mong muốn cho trẻ ăn theo thực đơn ăn dặm kiểu nhật của các bà mẹ Việt Nam, hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn một vài công thức được các mẹ Nhật ưa chuộng.

Thời kì 5-6 tháng tuổi là thời kì trẻ bắt đầu tập ăn. Khi thấy nước miếng dãi ra, miệng liên tục hé ra khép vào, thì bố mẹ hãy bắt đầu tập ăn cho trẻ ! Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu cách chế biến các món ăn dặm kiểu Nhật từ những nguyên liệu đơn giản.

Công thức 1: Cá thịt trắng và bông cải xanh.
công thức ăn dặm kiểu nhật cho bé


Nguyên liệu
công thức ăn dặm kiểu nhật cho bé

Cá thịt trắng                       1 lát cắt (5g)
Bông cải xanh                   1 bông
Sữa                                    3 muỗng canh
Một chút bột khoai tây trộn lẫn với nước  

Thời gian ướp gia vị
Khoảng 15 phút

Phí nguyên liệu
Khoảng 50.000 nghìn (tương đương 1 phần ăn)

Nơi mua nguyên liệu
Siêu thị hoặc chợ

Các bước thực hiện
-    Ninh cá nhừ, tán nhuyễn
-    Bông cải xanh cũng nấu mềm, sau khi để nguội cắt phần bông phía trước rồi tán nhuyễn.


công thức ăn dặm kiểu nhật cho bé

-    Cho cá và bông cải sau khi đã tán nhuyễn vào chảo nhỏ,cho sữa vào và nấu. Sau khi sôi cho bột khoai tây đã trộn lẫn nước vào khuấy đều cho đến lúc hỗn hợp sệt lại.

Lời khuyên
Bông cải xanh chứa các chất dinh dưỡng như vitamin C, sắt, canxi, kali rất tốt cho trẻ. Bông cải sau khi nấu mềm bạn cắt phần bông phía trước. Chỉ lấy phần nụ rồi giã nhỏ sẽ đơn giản hơn.

Xem thêm:  

Công thức 2: Cải bó xôi và  khoai tây

công thức ăn dặm kiểu nhật cho bé

Nguyên liệu
Cải bó xôi                  1 cây
Khoai tây                   20g
Nước dùng                1 muỗng canh


công thức ăn dặm kiểu nhật cho bé

Thời gian ướp gia vị
Khoảng 15 phút

Phí nguyên liệu
Khoảng 30.000 (tương đương 1 phần ăn)

Nơi mua nguyên liệu
Siêu thị hoặc chợ

Các bước thực hiện
-    Cải bó xôi nấu mềm, nghiền nhỏ.
     Khoai tây luộc mềm, tán nhuyễn

công thức ăn dặm kiểu nhật cho bé

   Trộn đều cải bó xôi nghiền nhỏ và khoai tây tán nhuyễn, cho nước dùng vào, đánh nhuyễn thành hỗn hợp dạng sệt.

Lời khuyên
Loại rau xanh như cải bó xôi vì cuống khá cứng nên khi chế biến món ăn dặm cho trẻ  từ 5-6 tháng tuổi thì nhất định phải tán nhuyễn. Chọn lá cải càng nhiều thịt càng tốt. Khi mùi vị rau xanh quá đặc trưng thì nên cho thêm sữa vào nước dùng. Như vậy sẽ tạo cho trẻ sự thích thú khi ăn.

Xem thêm: 

Công thức 3:  Bí ngô


công thức ăn dặm kiểu nhật cho bé

Nguyên liệu
Bí ngô    10g
Đậu phụ non   15g


công thức ăn dặm kiểu nhật cho bé

Thời gian ướp gia vị
Khoảng 15 phút

Phí nguyên liệu
Khoảng 15.000 (tương đương 1 phần ăn)

Nơi mua nguyên liệu
Siêu thị hoặc chợ

Các bước thực hiện
-    Bí ngô bỏ vỏ, luộc chín rồi tán nhuyễn. Khi luộc cho thêm một ít nước để dễ tán nhuyễn
-    Đậu phụ non cũng luộc lên sau đó nghiền nhỏ.
-    Trộn bí đỏ và đậu phụ non đã tán nhuyễn lại với nhau.

công thức ăn dặm kiểu nhật cho bé
Lời khuyên
Bí đỏ khá dễ ăn bởi nó có vị ngọt. Đây là một trong những loại rau củ giàu vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng. Một khi bé đã ăn quen thì  nó sẽ là nguyên liệu mà bạn phải mua thường xuyên. Nấu nhiều bí sau đó tán nhuyễn,bỏ vào tủ lạnh dùng nhiều lần thật sự rất tiện lợi.

Xem thêm: Chế biến cháo bí đỏ bổ dưỡng cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật

Công thức 4: Cá thịt trắng và kem bắp


công thức ăn dặm kiểu nhật cho bé

Nguyên liệu
Cá thịt trắng              5g
Kem bắp                   1 gói nhỏ


công thức ăn dặm kiểu nhật cho bé

Thời gian ướp gia vị
Khoảng 10 phút

Phí nguyên liệu
Khoảng 50.000 nghìn

Nơi mua nguyên liệu
Siêu thị

Các bước thực hiện
-    Kem bắp cắt nhỏ, cho vào dụng cụ chịu nhiệt. Trộn lẫn bột kem bắp với nước nóng. Cho vào lò vi sóng (600w) khoảng 1 phút.
-    Cá thịt trắng luộc chín, tán nhuyễn.
-    Trộn lẫn 2 hỗn hợp trên lại với nhau

công thức ăn dặm kiểu nhật cho bé

Lời khuyên
Cá thịt trắng là một loại thực phẩm giàu protein chỉ xếp sau đậu nành. Hàm lượng mỡ rất ít (ví dụ: cá bơn), hơn nữa thịt mềm nên dễ ăn.  Bạn chỉ cần mua một lát nhỏ nhưng nhất định phải tươi để chế biến cho trẻ.

Xem thêm: 
Công thức 5: Rau cải và sợi mì trắng

công thức ăn dặm kiểu nhật cho bé

Nguyên liệu
Sợi mỳ trắng   1/10 bó
Rau cải ( phần lá )    1 nửa cây
Thịt cá trắng khô      1 muỗng café
Nước dùng                2 muỗng canh


công thức ăn dặm kiểu nhật cho bé

Thời gian ướp gia vị
Khoảng 15 phút

Phí nguyên liệu
Khoảng 80.000 nghìn ( tương đương với 1 phần ăn )

Nơi mua nguyên liệu
Siêu thị

Các bước thực hiện
-    Rau cải luộc chín, nghiền nhỏ
-    Sợi mì trắng bẻ gãy từng đoạn nhỏ khoảng 1cm, nấu  mềm. Sau đó cho thêm 1 ít nước vào, tán nhuyễn.

công thức ăn dặm kiểu nhật cho bé
-  
     Thịt cá trắng khô cho vào chén trà, nhúng qua nước nóng rồi xay nhuyễn.
-    Trộn lẫn mì và thịt cá trắng khô đã tán nhuyễn với nhau. Sau đó cho rau cải đã nghiền nhỏ rải lên trên.


Lời khuyên
Thịt cá trắng khô là thịt của loại cá mòi-loại cá giàu protein giống như đậu nành và cá thịt trắng, bạn có thể cho trẻ ăn khi trẻ được 6 tháng tuổi. Vì lượng muối nhiều nên nhất định bạn phải rửa qua nước nóng để loại bỏ bớt muối. Sau đó hãy nghiền nhỏ.


Bạn nên xem: 


Chúc các mẹ chế biến được những công thức món ăn dặm kiểu Nhật dinh dưỡng cho bé yêu.