Dạy con kiểu Nhật luôn
thấu hiểu, là những bậc bố mẹ, dù rất lo lắng cho tương lai của con, nhưng
chúng ta không thể biết trước được tương lai và chuẩn bị tất cả cho con mình.
Tuy nhiên, bố mẹ có thể trang bị cho con các kỹ năng để thích nghi với mọi hoàn
cảnh, học hỏi mọi điều và giải quyết được mọi khó khăn con gặp phải trên đường
đời.
Chúng ta luôn mong muốn
những đứa trẻ có khả năng tự học bởi vì khi trẻ có thể tự học chúng ta không
cần thiết phải dạy cho trẻ mọi thứ. Bất cứ thứ gì trẻ cần học trẻ đều có thể tự
nghiên cứu được. Bước đầu tiên của việc tự học được là cần phải biết đặt câu
hỏi.
Việc đặt câu hỏi của trẻ
diễn ra hết sức tự nhiên, nên các bậc cha mẹ cần khuyến khích việc đặt câu hỏi
của trẻ. Cách tốt nhất để hình thành kỹ năng đặt câu hỏi cho trẻ là làm gương
trước. Khi bạn và con cùng gặp những điều mới lạ hãy đặt câu hỏi và cùng con
khám phá những câu trả lời có thể xảy ra. Khi trẻ đặt câu hỏi thay vì mắng
phạt hãy khen ngợi trẻ và cố gắng trả lời trẻ.
Thay đổi tương lai của
trẻ bằng những câu hỏi? “Khóa huấn luyện giúp con cái tự tìm ra được việc muốn
làm”
Dạy con kiểu Nhật dạy trẻ phải biết chia sẻ mọi thứ |
Ông bố A có 3 đứa con, 1
đứa là học sinh năm 2 trung học, một đứa là năm 4 tiểu học và đứa còn lại là
năm 2 tiểu học.
Ngày hôm trước, chúng tôi
có dịp đi chơi cùng bố con anh A. Chúng tôi vừa uống trà vừa trò chuyện, bọn
trẻ cũng đã chơi rất vui và càng trở nên thân thiết hơn.
Lúc đó, 2 đứa nhỏ tuổi
hơn giành nhau đồ chơi nên bầu không khí trở nên hơi đáng sợ một chút. Tôi ngồi
quan sát và nghĩ “ nếu cứ như thế thì sẽ cãi nhau mà xem, không biết rồi sẽ thế
nào nhỉ” vừa lúc đó cô con gái học trung học xen vào. Còn cậu con trai lớn thì
chỉ ngồi căng mắt ra nhìn.
Đưa ra quyết định bằng
những “ câu hỏi ”
Người anh trai bắt đầu
cất giọng.
“ em B, em muốn như
thế nào?”
“ em muốn chơi cái này!”
đứa em thứ là em B trả lời.
“ em cũng muốn chơi cái
này!” đứa e út C nói.
“ em C cũng nói như thế ,
em tính làm như thế nào B?” Người anh nói.
Chỉ có như vậy thôi mà
mắt tôi phải dán vào cả 3 người.
“ Em đã nói là e
chơi trước rồi mà em C cứ giành, em không chịu đâu “ B nói.
“Vậy nếu thế thì 2 đứa
tính làm thế nào thì hay nhất? Có đề xuất nào không?”
Tôi thoáng nghĩ, với câu
nói đó thì liệu cậu anh trai này có đúng thật sự là học sinh trung học hay
không? Dù là người lớn cũng không nhiều người biết cách ăn nói giao tiếp giống
như thế đâu.
“ Có cách rồi, anh sẽ
chơi 5 phút rồi đổi nhé! Sau đó, em C chơi xong 5phút thì lại đổi lượt cho anh.
Đổi nhưng cũng có thể chơi cùng, được không?”
“ ừm”
Đề xuất của em B đưa ra
có vẻ là được em C đồng ý. Cũng chính nhờ thế mà tránh được va chạm chân tay.
“Anh trai, tới lượt a rồi đó!” giờ thì quang cảnh chỉ có mỗi câu đó.
Những câu hỏi mang tính
đề xuất, xây dựng, sáng tạo
“ Anh A , những đứa
con của anh thật là tuyệt nhỉ! Khi nào anh cũng để chúng tự giải quyết
những việc như thế này à? Làm thế nào mà anh nuôi dạy chúng được thành những
đứa trẻ như thế này thế?” Tôi hỏi và anh A vừa cười vừa trả lời.
“ Tôi lúc nào cũng
đưa ra những câu hỏi cho các con và nghĩ chúng cũng sẽ làm thế. Nếu có vấn đề
gì xảy ra thì tôi sẽ đưa ra những câu hỏi cho chúng như là “ tại sao lại như
vậy” “ Con muốn thế nào” hay là “ Con nghĩ làm thế nào thì tốt?” , những lúc
chúng cảm thấy không hài lòng thì tôi nói là : “ kêu ca hay phàn nàn đều không
thay đổi được gì đâu nên hãy đưa ra cách giải quyết làm thế nào thì tốt ấy.”.
Cứ như thế tự nhiên những đứa con của tôi cũng bị nhiễm, bây giờ chúng cũng làm
như vậy đó.”
Quả thật ấn tượng. Đúng
thật là như vậy nhỉ! Những bất bình, bất mãn xảy ra dù có nổi nóng hay chửi
mắng thì những bất bình, bất mãn ấy cũng không thể biến mất được nếu không có
cách giải quyết. Những câu hỏi mang tính hướng đến suy nghĩ về cách giải quyết
nếu được đưa ra thường xuyên thì sẽ tạo được thói quen cho trẻ “ nói chuyện với nhau và
cùng tìm ra hướng giải quyết phù hợp!.”
Hướng tới ý thức của
người được đặt câu hỏi
Dạy con kiểu Nhật với câu hỏi sẽ luôn giúp trẻ biết chia sẻ và yêu thương nhau hơn |
Trong câu hỏi , sẽ hiệu
quả nếu “hướng tới ý thức của người được đặt câu hỏi”. Nếu được hỏi “ Lý
do, tại sao không thể trở nên tốt hơn?” thì người được hỏi đó sẽ nghĩ tới
câu “ Mình là đứa trẻ không thể trở nên tốt”. Nếu hỏi “ tại sao lại không nói?”
thì sẽ có thể nhận được câu trả lời rằng “ bố/mẹ đừng nghe lời của một
đứa trẻ xấu”
Chính vì hỏi những câu
như là “ có chuyện gì thế”, “ con muốn như thế nào” hay “con nghĩ làm như thế
nào thì sẽ tốt” thì tự nhiên ý thức của con chúng ta sẽ bắt đầu hướng tới suy
nghĩ tự mình tìm cách giải quyết. Để con có thể làm những việc chúng muốn làm
thì nếu cần thiết phải thương lượng với đối phương thì chúng cũng sẽ bắt đầu
nghĩ tới phương pháp đó.
Tương lai, khi bước ra
ngoài xã hội, năng lực giao tiếp và năng lực suy nghĩ như thế này sẽ trở thành
một tài sản vô cùng lớn. Ý thức của con chúng ta từ bây giờ chẳng phải bị chi
phối bởi những câu hỏi như thế sao. Một lần nữa, tôi đã thực sự ngạc nhiên về
những tác động của những “ câu hỏi” tới việc ý thức được giải pháp để giải
quyết vấn đề của bọn trẻ.