Thứ Năm, 2 tháng 7, 2020

Tiêu chảy là bệnh về đường tiêu hóa khá phổ biến trong các bệnh về đường tiêu hóa. Mặc dù ban đầu tuy đơn giản, nhưng để lâu ngày bệnh tiêu chảy cấp trở thành nỗi lo ngại của nhiều người, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Khi trẻ bị tiêu chảy cấp nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng. Và có thể các mẹ chưa biết rằng tiêu chảy là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong cho trẻ em, đặc biệt có tới 80% ca tử vong do tiêu chảy xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi.

Bé bị tiêu chảy

Ảnh: Lamchame

Thắc mắc của các mẹ có con bị tiêu chảy.

Bé cứ bú vào là bị tiêu chảy, có phải tại sữa của em không tốt?

Chào bác sĩ,

Em đang hoang mang và lo lắng quá. Bé nhà em mới sinh được 5 ngày. Từ chiều tối hôm qua bé nhà em bị đi phân lỏng và mỗi lần đều phát ra tiếng kêu như là tiếng xì hơi. Bé bị như vậy liên tục, cứ bú ti mẹ vào là bé lại bị đi ị ngay.

Vì mấy ngày trước em chưa có sữa nên có cho bé dùng sữa ngoài nhưng dùng có 2 muỗng rồi thôi vì sau đó em có sữa. Đến hôm sau thì bé bị đi ị như vậy, nhưng hôm đó em bị đau bụng và muốn đi ngoài, nhưng không bị tiêu chảy. Em lo là do sữa của em làm cho bé bị đi ngoài như vậy.

Sáng nay em lo quá, cho bé đi viện nhi của tỉnh khám, nhưng BS ở đó chỉ nhìn qua phân của bé rồi kết luận bé bị tiêu chảy cấp và kê đơn thuốc: Oralzin Syrup, Emedimum, Smecta, Oresol. Nhưng em cho bé uống rồi mà bé vẫn bị như vậy. Vừa uống xong thuốc hoặc bú ti mẹ xong là bị đi ngoài luôn. Bây giờ em phải là sao ạ, em có nên cho bé bú ti mẹ nữa không ạ? (Minh Hiền – TPHCM)

Bác sĩ trả lời:

Sữa mẹ là nguồn thức ăn chính cho bé dưới 6 tháng tuổi, ngoại trừ mẹ có bệnh lý gì đó mà không thể cho bé bú mẹ mới dùng sữa ngoài. Do vậy, em yên tâm cho bé bú mẹ, nhất là trong giai đoạn này, em cần cho bé tăng cường bú mẹ, càng nhiều càng tốt để bù lại lượng nước mất qua tiêu chảy .

Em không cho biết mỗi lần đi bé đi ngoài số lượng nước có nhiều không, có đàm máu hoặc nhầy nhớt gì không…? Nếu mỗi lần đi ngoài với lượng nước nhiều, đi nhiều lần trong ngày hoặc trong phân có đàm máu hay nhầy nhớt hoặc bé không đáp ứng với điều trị thì em cần nhanh chóng cho bé vào viện.

Nếu bé chỉ tiêu chảy cấp thì em cần cho bé uống men vi sinh và sirô kẽm, kết hợp bù nước bằng cách tăng cường cho bé bú mẹ.

Bú sữa mẹ, bé đi tiêu phân lỏng nhiều lần trong ngày

Kính thưa Bác sĩ, em có chuyện này muốn nhờ Bác sĩ giải đáp cho em! Em có con gần 4 tháng tuổi, (3 tháng 28 ngày), từ lúc sinh ra đến lúc bé 2 tháng tuổi bé ăn và ngủ, đi cầu bình thường, đúng 2 tháng tuổi em cho bé đi vacxin thì bé về bị sốt và khóc nhiều sau đó bị viêm hô hấp trên (em cho bé đi khám)

Bác sĩ cho em 3 ngày thuốc kháng sinh và hạ sốt về cho bé uống, sau đó hết em ra lấy tiếp 3 ngày nữa, sau khi uống thuốc bé bị táo bón, em đã mua sorbiton và men tiêu hóa sống cho bé uống, (em cho bé uống một ngày) tình trạng đã cải thiện hơn nhưng hai ngày hoặc ba ngày bé mới đi cầu phân màu vàng hoa cải, 3 tháng đầu bé tăng ký tốt lần lượt là 1,6kg, 1,4kg, và 1kg.

Khi bé tròn 3 tháng em cho bé đi uống vacxin rota virut, 3 ngày sau khi về bé không đi cầu sang ngày thứ 4 bé đi cầu phân màu vàng hoa cải, nhưng từ đó đến 7 ngày tiếp theo bé đi cầu nhiều phân toàn nước và có chất nhày, màu xanh, có mùi hôi va chua đến ngày thứ 3 em ra Trung tâm chăm sóc bà mẹ trẻ em hỏi thì tư vấn viên ở đây nói là bé uống vacxin rota virut nên đi cầu như vậy là bình thường do đó là tác dụng phụ của vacxin.

Nhưng đã gần một tháng trôi qua mà bé vẫn đi cầu phân lỏng, tuy đi không nhiều có ngày đi 3 lần, 4 lần có ngày đi 6 lần và có ngày không đi, trong các ngày đi cầu lần đầu tiên phân có màu vàng có lẫn ít nước màu xanh, nhưng những lần sau toàn đi ra nước lẫn hạt phân màu vàng, có thêm một ít chất nhầy có mùi hôi và chua.

Sắp đến ngày bé uống liều hai vacxin rota virut em có nên cho bé uống nữa không. Và tháng thứ 4 này bé chỉ tăng khoảng 0,5kg. Em rất mong Bác sĩ tư vấn cho em. Em xin chân thành cảm ơn! (Thùy Linh – Hà Nội)

Bác sĩ nhi khoa trả lời:

Bạn không nói với chúng tôi là con bạn hiện đang được nuôi theo chế độ dinh dưỡng gì? Nếu nuôi theo sữa mẹ thì như vậy là rất tốt, bé lên cân tốt và bạn cũng nên nhớ rằng khi trẻ càng lớn sự lên cân của trẻ sẽ giảm dần, 1 tháng lên đến 0,5kg là rất tốt. Còn vấn đề đi tiêu lỏng của con bạn, theo tôi thì không có gì quan ngại lắm. Nếu bé bú sữa mẹ, cháu có thể đi phân lỏng hoa cà hoa cải, bé không sốt, không sụt cân, tiêu không máu và số lần đi tiêu dưới 3 lần trong ngày.

Nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy và cách phòng, chữa bệnh cho trẻ.

Trẻ bị tiêu chảy mẹ nên làm gì và ăn gì?

Nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy là do: rối loạn tiêu hóa bình thường ở trẻ, nhiễm trùng đường ruột, khả năng dung nạp thức ăn kém hay dị ứng thực phẩm. Mẹ có thể dễ dàng nhận biết trẻ bị tiêu chảy qua những dấu hiệu sau:

  • Trẻ đi ngoài phân lỏng hơn bình thường.
  • Bé đi ngoài nhiều lần trong ngày: trên 3 lần/ngày.

Vậy bé bị tiêu chảy phải làm thế nào? Ngay khi vừa phát hiện trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, các mẹ cần áp dụng những cách xử lý sau để ngăn chặn triệt để căn bệnh nguy hiểm này:

  • Mẹ cho trẻ uống nhiều sữa hơn bình thường để bù vào lượng nước đã mất.
  • Cho trẻ uống 50-100ml oresol sau mỗi lần đi ngoài.
  • Ngoài sữa mẹ, mẹ có thể cho trẻ uống thêm 100-200ml nước sôi để nguội/ngày.
  • Mẹ cần vệ sinh hai tay sạch sẽ khi cho trẻ bú và khi thay tã cho trẻ.

Cha mẹ quan sát và nếu phát hiện trẻ tiêu chảy có những dấu hiệu bất thường sau thì cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để chuẩn đoán và điều trị hiệu quả:

  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi.
  • Trẻ tiêu chảy trên 2 ngày mà không giảm.
  • Trẻ có dấu hiệu mất nước nặng: miệng, lưỡi khô khốc, mắt trũng hơn bình thường, khóc không có nước mắt,…
  • Trẻ bị nôn ói nhiều và không thể ăn uống.
  • Trẻ bị sốt cao, từ 38.5 độ trở lên.
  • Bụng trẻ đau khi ấn vào.
  • Phân trẻ có lẫn máu.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì vậy đề phòng trẻ sơ sinh bị tiêu chảy là điều cần thiết và là biện pháp an toàn mà cha mẹ nên làm. Sau đây là cách phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ sơ sinh, cha mẹ cần lưu ý:

  • Mẹ cho bé bú cần chú ý giữ gìn vệ sinh khi ăn uống, bổ sung đủ nước, vitamin, chất xơ, chất khoáng trong chế độ ăn hàng ngày.
  • Mẹ cho bé uống sữa ngoài lưu ý sử dụng nguồn nước sạch khi pha sữa, rửa kỹ tay khi chăm sóc và cho trẻ ăn.
  • Cha mẹ lưu ý không cho trẻ sơ sinh uống kháng sinh bừa bãi, dễ gây nên tác dụng phụ là tiêu chảy.

Những thực phẩm mẹ ăn gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Trẻ bi tiêu chảy mẹ nên làm gì và ăn gì?

Thực phẩm mẹ ăn gây ra tiêu chảy cho bé?. (Source: Internet)

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường là do nguồn thức ăn mà bé ăn hoặc vệ sinh không sạch sẽ. Tuy nhiên đôi khi là do thức ăn của mẹ. Dưới đây là một số loại thường gặp:

1. Những thực phẩm dễ gây dị ứng.

Thủ phạm thường gặp là sữa, đậu nành, lúa mì, đậu phộng, hải sản,…Trong thực tế, đã có nhiều trường hợp bị dị ứng bởi các thực phẩm quen thuộc này, và đây cũng là nguyên nhân đầu tiên gây cho bé bị tiêu chảy.

2. Những thức ăn không đảm bảo vệ sinh.

Những thức ăn mà người Việt rất ưa thích như rau sống, tiết canh, gỏi cá, nem chạo, nem chua, mắm tôm, mắm tép… có rất nhiều loại vi khuẩn, vi rút, kí sinh trùng, sán, giun đang ẩn nấp và sinh sôi.

Nước lã hoặc thức ăn chưa nấu chín cũng có thể là nguyên nhân.

3. Những thực phẩm bị nhiễm độc.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng hoặc bị nhiễm độc. Những chất này dù ít hay nhiều cũng có thể đi theo đường sữa mẹ và vào cơ thể non nớt của bé.

4. Thuốc uống bổ sung.

Những loại thuốc uống bổ sung vitamin, sắt,..hoặc thuốc chữa bệnh của mẹ cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.

Cơ thể non yếu của trẻ sơ sinh cực kì nhạy cảm với các thành phần của thuốc. Đặc biệt những loại thuốc kém chất lượng còn nguy hiểm hơn.

5. Những chất kích thích.

Các loại cà phê, rượu, thuốc lá, hoặc một số loại trà thảo mộc cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.

6. Những thức ăn cay, nhiều gia vị và tạo khí.

Một số gia vị có trong thức ăn có thể đi theo và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa còn non yếu của bé thông qua con đường sữa mẹ.

Cách ăn uống cho trẻ bị tiêu chảy

Bù nước khi bé bị tiêu chảy


  • Bé tiêu phân nhiều nước nên bao giờ cũng bị mất nước. Cơ thể thiếu nước sẽ đưa đến những biến chứng nặng nề, có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy bị tiêu chảy nhưng đường ruột vẫn hấp thu nước được. Vì vậy, phải cho bé uống bù nước ngay khi biết bé bị tiêu chảy. 

  • Các dung dịch bù nước thông dụng là dung dịch ORS (oresol), ORS II, viên hydrite. Pha dung dịch bù nước đúng là điều quan trọng giúp bé mau hồi phục và giảm thiểu tình trạng sụt cân.

  • Một số bé khi tiêu chảy kèm theo ói nhiều, nên việc bù nước cần thực hiện hết sức từ từ, cho bé uống từng ít một (15-20ml tương đương với 5-10 muỗng cà phê nước cho một lần uống), mỗi 15 phút uống một lần. Bé được bù đủ nước sẽ đi tiểu nhiều, linh động, da và môi tươi tắn. Việc cho uống bù nước phải được duy trì đến khi bé đi tiêu phân sệt và dưới 3 lần mỗi ngày.


Thức ăn cho trẻ tiêu chảy


1. Trẻ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ

  • Tiếp tục cho bú bình thường và tăng số lần bú. Vì sữa mẹ vẫn được dung nạp rất tốt khi bị tiêu chảy, khi trẻ bú mẹ thì tiêu chảy ít hơn, nhanh khỏi hơn, do sữa mẹ có chứa đường Lactoza nên vẫn được hấp thu rất tốt khi bị tiêu chảy.

  • Nếu trẻ không có sữa mẹ thì cho trẻ ăn sữa bò hoặc sữa bột mà trước đó trẻ vẫn ăn những phải cho ăn từng ít một và ăn nhiều bữa trong ngày. Nếu bú bình thì cần pha loãng hơn (giảm nửa lượng sữa, giữ nguyên lượng nước), cho ăn ít nhất 3 giờ một lần.

2. Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên

  • Ngoài bú sữa mẹ, nên cho ăn những thực phẩm dễ tiêu hoá như: Bột gạo, khoai tây, thịt gà, thịt lợn nạc, sữa chua, sữa đậu nành, cà rốt, chuối tiêu, hồng xiêm. Bữa ăn vẫn cần có chất béo để tăng thêm năng lượng khẩu phần, bạn nên thay mỡ bằng dầu ăn.

  • Trong thời gian này bạn chỉ nên cho bé ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hoá như cháo (cháo thịt gà băm nhỏ có tác dụng tốt trong quá trình điều trị tiêu chảy), súp, các món ninh, hầm nhừ, cơm nát.

  • Thức ăn cần nấu kỹ, cho ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh giảm nguy cơ bội nhiễm, nếu phải cho trẻ ăn những thức ăn đã nấu sẵn thì cần phải đun lại trước khi cho ăn.

  • Khi chế biến thức ăn cho trẻ cần rửa tay sạch bằng xà phòng và đảm bảo vệ sinh. Bát, đũa, cốc, chén, muôi, thìa… sau khi rửa sạch bằng nước lã cần được nhúng vào nước đang đun sôi trước bữa ăn.

  • Nên cho trẻ ăn thêm quả chín, hoặc nước quả chín: Chuối, cam, xoài, hồng xiêm để tăng lượng kali. Táo ninh nhừ hay táo nướng sẽ giúp trẻ dễ tiêu hoá hơn.

Mẹ ăn gì để trẻ không bị tiêu chảy?

trẻ ăn gì khi bị tiêu chảy

Ảnh: Internet

Thực phẩm mẹ nên ăn:

Chế độ ăn uống của mẹ cũng quan trọng không kém, mẹ nên áp dụng chế độ dinh dưỡng đủ nước, giàu vitamin, chất xơ và chất khoáng để đảm bảo chất lượng sữa và tăng sức đề kháng cho trẻ. Bản thân người mẹ cũng không cần kiêng khem nhiều mà chỉ nên kiêng ăn đồ ngọt.

Những thực phẩm không nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy:

  • Đường hay các loại đồ ăn có chứa nhiều đường, bánh, kẹo các loại nước giải khát công nghiệp có thể sẽ chính là “thủ phạm” làm cho tình trạng tiêu chảy ngày càng tệ hơn. Do tăng áp lực thẩm thấu trong lòng ruột kéo nước trong tế bào vào lòng ruột.

  • Tránh dùng các loại thực phẩm có nhiều xơ hoặc ít chất dinh dưỡng như: Các loại rau thô (măng, rau cần), tinh bột nguyên hạt (ngô, đỗ) khó tiêu hóa.

  • Tuyệt đối không cho trẻ ăn rau sống, tiết canh, gỏi cá, nem chạo, nem chua, mắm tôm, mắm tép… chưa nấu chín và không uống nước lã.

Những quan niệm sai lầm khi cho bé ăn

  • Nhiều người cho rằng, sữa sẽ làm “bụng trẻ óc ách” nên dừng cho con bú trong thời điểm trẻ đang tiêu chảy hoặc bản thân người mẹ không dám ăn uống gì (chỉ ăn cơm với muối) để “sữa lành” – đó là những quan điểm không chính xác, ảnh hưởng đến việc tiết sữa của người mẹ.

  • Thực chất, bú mẹ là cách giúp trẻ giảm nguy cơ mất nước do tiêu chảy, vì thế nên cho trẻ bú theo nhu cầu, và tăng số lần bú càng nhiều càng tốt.
  • Cũng có trường hợp kiêng sữa chua. Song, bạn nên cho trẻ ăn sữa chua vì sữa chua làm giảm thời gian và độ nặng của đợt tiêu chảy, do quá trình lên men đã chuyển phần lớn đường lactose (loại đường khó hấp thu) trong sữa bò sang một dạng dễ hấp thu hơn.

  • Ngoài ra, một số chủng vi khuẩn trong sữa chua có khả năng ức chế sự phát triển và gây bệnh của các vi sinh vật có hại trong đường tiêu hóa, tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch.

  • Một số khác cho rằng, cần phải kiêng đồ tanh vì rất khó tiêu nên tuyệt nhiên không cho con ăn dầu mỡ, tôm cá…

  • Nhưng những thực phẩm đó chứa rất nhiều vitamin A (hoặc tiền vitamin A), kẽm, protein, lipid v.v… là những chất rất cần thiết để tái tạo lại niêm mạc đường tiêu hóa và tăng cường dinh dưỡng cho trẻ

  • Sự kiêng kỵ đó sẽ khiến trẻ lâu bình phục hơn, vì những thực phẩm ấy chứa các chất rất cần thiết cho việc tái tạo niêm mạc đường tiêu hóa và tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.

Để con hết bị tiêu chảy các mẹ nhớ ăn uống đúng và đủ chất nhé, nhớ cho bé ti nhiều để bé khỏe và phòng tiêu chảy cho bé nhé.

Nguồn: https://dayconkieunhat.vn/tre-bi-tieu-chay-me-nen-lam-gi-va-an-gi/

Thứ Năm, 21 tháng 5, 2020

1. Thời điểm bắt đầu ăn dặm?

Ăn dặm bé tự chỉ huy
Nguồn: Envato
Thời điểm khuyến nghị nên bắt đầu ăn dặm là 6 tháng tuổi.
Bạn có thể quan sát 1 số dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm như: bé có thể tự ngồi (hoặc chỉ cần 1 chút hỗ trợ là có thể ngồi được), thò tay cầm đồ vật, đưa tay cầm chính xác cho vào mồm, bé gặm đồ chơi nhai nhóp nhép.

2. Tìm hiểu về phương pháp ăn dặm tự chỉ huy ở đâu?

Phương pháp cho bé ăn dặm
Nguồn: Envato
Trước khi bắt đầu cho con ăn dặm, mẹ hãy dành thời gian nghiên cứu kĩ càng, trang bị kiến thức qua sách vở để nắm rõ cách làm cũng như những điểm cần chú ý.
“Phương pháp ăn dặm bé chỉ huy Baby-led Weaning” và “Ăn dặm không phải là cuộc chiến” là 2 trong số những cuốn sách về phương pháp ăn dặm tự chỉ huy đầy đủ kiến thức và dễ hiểu các mẹ có thể tham khảo.

3. Cần chuẩn bị dụng cụ gì?

3.1. Đồ dùng cho bé

– Ghế ăn: bé nhất thiết cần có 1 chiếc ghế ăn phù hợp để có thể ngồi thoải mái khám phá đồ ăn. Bé ngồi thẳng lưng trong ghế ăn là một trong những điều kiện an toàn giúp bé giảm bớt tình trạng hóc nghẹn.
– Yếm máng: bé được tự mình cầm nắm khám phá thức ăn, nên không thể tránh khỏi tình trạng vương vãi thức ăn. Yếm máng là 1 dụng cụ hữu dụng để hứng phần thức ăn bị rơi vãi đó.
– Bát, đĩa ăn: giai đoạn đầu bé sẽ rất tò mò với tất cả mọi thứ xung quanh, không tránh khỏi tình trạng lật, ném đĩa, bát ăn. 1 chiếc khay ăn có thể dính vào mặt phẳng bàn ăn sẽ rất hữu dụng trong giai đoạn này. Mẹ cũng có thể chọn bát, đĩa ăn tùy theo nhu cầu sử dụng.
– Bình ống hút, cốc, thìa, nĩa: giúp bé học kĩ năng theo giai đoạn.
– Tấm trải: Nếu bạn dùng 1 tấm trải rồi đặt ghế ăn của bé lên, khi thức ăn vương vãi sẽ nằm trong tấm trải, giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian dọn dẹp.

3.2  Đồ dùng chế biến:

Dao lượn sóng, nạo: 1 chiếc dao lượn sóng sẽ giúp cắt đồ ăn có hình dạng phù hợp, không trơn trượt giúp bé dễ cầm nắm hơn.

4. Nếu bé vẫn chưa ngồi được thì có thể bắt đầu ăn dặm tự chỉ huy được không?

Một trong những dấu hiệu và điều kiện có thể bắt đầu ăn dặm là bé có thể tự ngồi thẳng. Tuy nhiên, trong trường hợp đã 6 tháng tuổi mà bé chưa thể ngồi được, thì mẹ có thể cân nhắc chờ đợi thêm đến khi bé ngồi được mới bắt đầu ăn dặm.
Hoặc nếu bé ngồi trong ghế ăn dặm, có chèn 1 chút ở lưng là có thể ngồi thẳng được thì mẹ có thể chèn lưng cho bé ngồi thẳng để bắt đầu ăn dặm.
Hãy nhớ ngồi thẳng trong ghế ăn dặm là 1 trong những điều kiện đảm bảo an toàn, giảm hóc nghẹn cho bé.

Thứ Ba, 10 tháng 3, 2020

Sau khi nghe ý kiến từ Ban Chỉ đạo quốc gia và các bộ, ngành liên quan, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định cuộc chiến chống dịch Covid-19 bắt đầu sang một giai đoạn mới và “chúng ta cần nhìn nhận trạng thái mới của dịch bệnh Covid-19 ở nước ta một cách bình tĩnh”. Chúng ta đã có sự chuẩn bị tốt cho tình huống này và sẽ làm tốt hơn nữa các kịch bản.
Chính phủ luôn nắm rõ mọi tình hình, vào cuộc khẩn trương, quyết liệt, có phương án, kịch bản chủ động, phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương, Ban Chỉ đạo quốc gia, Bộ Y tế, các bộ, ngành có liên quan để hành động; Sẵn sàng hy sinh lợi ích kinh tế để bảo vệ tốt nhất sức khỏe của nhân dân.
Kiểm tra thân nhiệt tại sân bay. Nguồn: Lodyhelp.com
“Việt Nam đủ năng lực, đủ nguồn lực và tinh thần, kinh nghiệm để kiểm soát dịch bệnh”, Thủ tướng nêu rõ, sức khỏe của người dân là quan trọng nhất. Chính phủ sẽ không bị động, bất ngờ trên mặt trận bảo vệ sức khỏe của nhân dân, người dân không chỉ nâng cao kiến thức y tế mà cần phải nâng cao ý thức bảo vệ chính bản thân gia đình, bảo vệ cộng đồng. Phải chuẩn bị mọi điều kiện kịp thời, kể cả con người, phương tiện, cơ sở vật chất để sẵn sàng chiến đấu kịp thời, đặc biệt tăng cường năng lực y tế cả Trung ương và địa phương.
“Các đồng chí nói là chúng ta có khoa học công nghệ, có đội ngũ y bác sĩ giỏi, có bệnh viện lớn, chuyên sâu đã từng chữa cho 16 người khỏi bệnh, ra viện, chứ không phải dương tính là chết”, Thủ tướng một lần nữa biểu dương sự nỗ lực của TP. Hà Nội, Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và nhiều địa phương, bộ, ngành liên quan, sự nỗ lực của đội ngũ y bác sỹ, bệnh viện, các lực lượng tham gia quản lý cách ly… đã quyết liệt, kịp thời, xử lý ngay khi có thông tin về bệnh nhân số 17.
Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần hiểu rõ, hiểu đúng, hành động đúng, bình tĩnh nhưng không được lơ là, chủ quan, không để dịch bệnh lây lan, thiếu kiểm soát, không để đội ngũ phòng chống bệnh, đội ngũ quản lý cách ly hay người dân tại khu vực cách ly bị khó khăn, bị thiếu thốn hay có tâm lý hoang mang, mệt mỏi.
Tất cả địa phương trong cả nước phải nghiêm ngặt, chặt chẽ, kịp thời kiểm điểm, kiểm soát tốt hơn nữa nguồn lây từ ổ dịch trong nước và đặc biệt là nguồn lây từ nước ngoài.
Các lực lượng chức năng như hải quan, biên phòng, an ninh các cửa khẩu, sân bay phải kiểm soát nguồn nhập cảnh kỹ hơn, không để lọt lưới những người nhiễm bệnh hay nguy cơ nhiễm bệnh cao. Thắt chặt hơn nữa hoạt động du lịch, du lịch phải bảo đảm an toàn.
Cần phải xử lý nghiêm trường hợp khai báo không trung thực hoặc không khai báo theo pháp luật. Thủ tướng giao Bộ Tư pháp và Bộ Y tế xem xét những trường hợp cụ thể để xử lý theo đúng pháp luật, nhưng cần có thái độ dứt khoát để răn đe chung những cá nhân vi phạm, không trung thực khai báo khi đã biết mình có bệnh.
Thủ tướng cũng lưu ý việc nhận diện, khoanh vùng, cách ly, chữa bệnh, bảo đảm vững tâm lý, hành động hợp lý, đúng mức là nhiệm vụ ưu tiên số 1 hiện nay. Phản ứng nhanh và hiệu quả là phương châm hành động.
Trước hết, cần phải truy tìm và cách ly tất cả khách du lịch trong chuyến bay VN0054 đủ 14 ngày.
Việc công bố thông tin liên quan dịch Covid-19 phải bảo đảm minh bạch, kịp thời, truy tìm nguồn lây một cách nhanh nhất, những người tiếp xúc phải cách ly đầy đủ.
Những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, đặc biệt là lương thực, thực phẩm, thuốc men và các phương tiện khác bảo đảm đầy đủ để phục vụ nhu cầu của người dân. “Nhân đây, chúng tôi cũng đề nghị làm tốt hơn nữa thông tin đến người dân, tránh tình trạng đổ xô đi mua hàng tích trữ như một số trường hợp vừa qua”, Thủ tướng nói.
Các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là Hà Nội, Bộ Công Thương, các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, tập đoàn tư nhân đã đóng góp vào bình ổn thị trường. Các địa phương cũng phải chuẩn bị cơ số cần thiết, không để thiếu hàng, sốt giá. Nhà nước tiếp tục kiểm soát chặt chẽ giá cả, không để tình trạng lợi dụng tình hình dịch bệnh nâng giá hàng hóa quá đáng. Phải xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, tích trữ, nâng giá trái pháp luật.
Thủ tướng đề nghị Ban Chỉ đạo, Bộ Y tế, các bộ, ngành, địa phương, các bệnh viện, các trung tâm y tế, các tổ chức, doanh nghiệp, từng hộ gia đình lập hoặc cập nhật phương án, kịch bản đã có để luôn sẵn sàng hành động. Các ngành phải phối hợp tốt, chặt chẽ với nhau.
Ban Chỉ đạo phải thường xuyên báo cáo Thủ tướng những quyết định quan trọng, những vấn đề lớn để xem xét, cân nhắc mọi phương diện. Các cơ quan thông tin truyền thông phải đưa tin làm sao ổn định xã hội.
Lực lượng khoa học công nghệ, kể cả Bộ Khoa học và Công nghệ, các trung tâm nghiên cứu, các giáo sư bác sĩ đầu ngành, các viện tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu phương thức phòng, chống và chữa bệnh, gồm cả chẩn đoán, xét nghiệm, phác đồ điều trị, vaccine.
Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính sẵn sàng ưu tiên ngân sách xứng đáng cho công tác này.
Thủ tướng cũng đồng ý việc hạn chế họp hành, tụ tập đông người, không tổ chức các cuộc họp không cần thiết, tăng cường sử dụng công nghệ thông tin, áp dụng mạnh mẽ công nghệ trong họp, chỉ đạo điều hành, học tập, khai báo điện tử, dạy qua truyền hình…
Thủ tướng đồng ý việc tạm dừng đơn phương miễn thị thực đối với 8 nước châu Âu gồm Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển, Anh, Đức, Pháp và Tây Ban Nha.
Thủ tướng đồng ý kiến nghị của Ban Chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tạm thời không cử cán bộ đi học tập, công tác nước ngoài trừ trường hợp đặc biệt được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ.
Tâm lý lo sợ còn nguy hiểm hơn dịch bệnh
Các cơ quan truyền thông, các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là Bộ TT&TT thông tin kịp thời, minh bạch và chuẩn xác, kiên quyết chống lại, xử lý nghiêm minh thông tin sai lệch, thất thiệt, gây phức tạp xã hội. Phải làm công tác tuyên truyền thông tin đến nhân dân tốt hơn, tích cực hơn, như không những thông tin về dịch mà cả phương pháp chống dịch, mô hình tốt, cách làm tốt, nhất là những động lực tốt, hôm qua truyền hình đã làm việc này.
“Chính phủ đề nghị mỗi người dân, gia đình, tổ chức và doanh nghiệp tiếp nhận hợp lý, có sàng lọc đối với các thông tin về dịch Covid-19, cần phải hết sức bình tĩnh”, Thủ tướng nói. Tâm lý lo sợ của người dân còn nguy hiểm hơn là bệnh dịch. “Việt Nam sẽ kiểm soát tốt và chặn đứng dịch bệnh trong thời gian tới”. Tất cả người dân, mỗi cán bộ công chức, các lực lượng vũ trang cần có những biện pháp phù hợp, tự bảo vệ mình, gia đình mình, coi vệ sinh cá nhân, ăn uống sạch sẽ ,lành mạnh như thói quen hằng ngày, ăn ở lành mạnh và lạc quan, tránh tụ tập đông người, hạn chế hội họp liên quan, giao lưu không cần thiết. Bình tĩnh nhưng không duy ý chí, không được chủ quan, cố gắng duy trì thói quen tốt của người dân như tập luyện thể dục thể thao và những hoạt động giữ gìn sức khỏe...
Nhắc lại phương châm “vaccine có sẵn của người Việt Nam là tinh thần vượt khó, đoàn kết, sự kiên cường, càng khó càng mạnh mẽ, càng tiến lên”, Thủ tướng nêu rõ, trận chiến chống dịch bệnh có thể kéo dài nhưng dân tộc chúng ta là dân tộc bền chí, càng đánh càng giỏi, càng bình tĩnh để thắng lợi mà không phải thắng lợi đơn mà là thắng lợi kép.

Nguồn: Báo Chính Phủ

Thứ Ba, 18 tháng 2, 2020


Chợ Bến Thành nằm ở trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam tại Quận 1 . Chợ là một trong những công trình kiến ​​trúc còn tồn tại sớm nhất ở Sài Gòn và là một biểu tượng quan trọng của thành phố. Chợ Bến Thành là một điểm đến nổi tiếng của nhiều khách du lịch trong và ngoài nước từ khắp nơi trên thế giới. Chợ hoạt động quanh năm và mở cửa vào khoảng 6 giờ sáng mỗi ngày cho đến khi đóng cửa chính thức lúc 6 giờ tối. Sau 6 giờ tối, chợ ban ngày chuyển sang chợ đêm kéo dài đến 10 giờ tối.
Ngày nay, chợ Bến Thành đón hơn 10.000 khách mỗi ngày để mua sắm và tham quan. Chợ có gần 1.500 gian hàng với hơn 6.000 doanh nghiệp nhỏ bán các mặt hàng bán buôn và bán lẻ từ hàng tiêu dùng đến hàng xa xỉ. Trao đổi tiền tệ không được yêu cầu bởi một số nhà cung cấp nhưng hầu hết thích tiền tệ của Việt Nam, đồng Việt Nam .  

Vị trí 



Tháp đồng hồ mang tính biểu tượng ở phía nam chợ Bến Thành.
Chợ Bến Thành nằm ở trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, phường Bến Thành, quận 1 . Chợ nằm trên một giao lộ của bốn con phố sầm uất. Lối vào chính hoặc Southside nằm trên đường Lê Lợi / bùng binh Quách Thị Trang, Northside trên Lê Thánh Tôn, Eastside trên Phan Bội Châu và Westside trên Phan Châu Trinh.
Chợ ban đầu có cấu trúc gần sông Sài Gòn. Là một khu chợ ẩm ướt trước đây, các kênh rạch xung quanh mang đến sự thuận tiện cho tàu thuyền đến lấy và thả các mặt hàng để buôn bán. Sau khi được di dời vào năm 1912 gần ga xe lửa Mỹ Tho (hiện là bến xe Sài Gòn, chợ sở hữu một trong những địa điểm tối ưu nhất ở quận 1.

Giới thiệu về chợ

Chợ ngày



Gian hàng trái cây trong chợ
Bốn cổng thị trường chính cũng phục vụ như một thư mục cho khách hàng của mình. Mỗi cổng có một khu vực được chỉ định để bán các mặt hàng đặc sản. Ví dụ, cổng phía nam được phân chia giữa hàng may mặc, dệt may và quần áo cùng với giày, trang sức và mỹ phẩm. Cổng phía Bắc là nơi mọi người có thể tìm thấy nhiều loại trái cây tươi, cá và gia cầm. Đây cũng là nơi các nhà cung cấp thực phẩm được thiết lập để bán các món ăn phổ biến của Việt Nam như phở , gạo tấm, bún bò , bún chả nương , bánh beo, hải sản nướng và món tráng miệng. Eastside cũng cung cấp các mặt hàng ăn được được đóng gói như hải sản khô và thịt gia cầm, đậu phộng rang, kẹo trái cây, hạt cà phê, trà, nước mắm, thảo mộc và gia vị. Ở phía đối diện, cổng phương Tây cung cấp chủ yếu là nghệ thuật và gốm sứ.

Chợ đêm



Chợ Bến Thành về đêm
Chợ Bến Thành cũng rất sôi động về đêm. Vào lúc 6 giờ chiều UTC + 07:00 , các nhà cung cấp đã thiết lập các quầy hàng rực rỡ ở hai bên đường lớn Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh. Các quầy hàng cung cấp các mặt hàng tương tự như thị trường ban ngày nhưng chú trọng hơn vào thực phẩm. Một số quầy hàng trên đường phố mở rộng thành nhà hàng ngồi xuống cung cấp bàn và ghế. Nhiều người dân địa phương tụ tập đến khu vực này sau giờ làm việc và nó cũng phù hợp với khách du lịch vì họ cung cấp thực đơn kiểu phương Tây bằng tiếng Anh.

Lịch sử



Chợ cũ


Chợ mới
Chợ được phát triển từ những khu chợ không chính thức được tạo ra bởi những người bán hàng rong đầu thế kỷ 17 tụ tập gần sông Sài Gòn . Chợ được chính thức thành lập bởi các thế lực thực dân Pháp sau khi tiếp quản Thành Gia Định vào năm 1859 (xem Thành cổ Sài Gòn ). Khu chợ này đã bị hỏa hoạn phá hủy năm 1870 và được xây dựng lại để trở thành chợ lớn nhất của Sài Gòn. Năm 1912, chợ được chuyển đến một tòa nhà mới và được gọi là Chợ Mới Bến Thành để phân biệt với người tiền nhiệm. Tòa nhà được cải tạo vào năm 1985.
Thị trường ban đầu bắt đầu ra trong những năm đầu thế kỷ 17 như một chợ chính thức được thành lập bởi người bán hàng rong địa phương. Khi thành Gia Gia lân cận bị đế quốc Pháp lật đổ vào năm 1859, chợ được xây dựng đúng cách và tuyên bố thành lập chính thức dọc theo đường thuộc địa Pháp. Cấu trúc ban đầu bao gồm một mái tranh bằng gỗ mà sau đó sẽ bị hỏa hoạn phá hủy vào năm 1870 đã được xây dựng lại để được gọi là "Les Halles Centrales".
Năm 1912, chợ được chuyển vào tòa nhà mà mọi người quen thuộc ngày nay, sử dụng cấu trúc kim loại chống cháy để trở thành lớn nhất và trung tâm nhất của các chợ trong thành phố. Khi tất cả các nhà cung cấp chuyển đến tòa nhà chợ mới, tòa nhà cũ không bị phá hủy mà thay vào đó chuyển sang một chợ bán buôn được gọi là Chợ Cũ hoặc Chợ Cu. Đối với thị trường mới, tên được đổi thành Chợ Bến Thành để phân biệt với người tiền nhiệm. Cái tên Bến Thành bắt nguồn từ hai chữ "bến cảng" (Bến) và "thành quách" (Thanh).
Năm 1985, thị trường mới đã trải qua những đổi mới lớn để theo kịp sự tiến bộ của thành phố về sự pha trộn hiện đại. Mặc dù có nhiều lần phục hồi theo thời gian, chợ vẫn là một trong những công trình kiến ​​trúc còn tồn tại sớm nhất và mang tính biểu tượng nhất của Sài Gòn.

Kiến trúc



Trần gỗ
Chợ Bến Thành có tổng diện tích 13.056 mét vuông. Tòa nhà 100 tuổi có thiết kế Đông Dương độc đáo , nổi bật giữa các tòa nhà hiện đại và đương đại quanh trung tâm Sài Gòn. Trong suốt nhiều năm, thị trường đã trải qua những đổi mới lớn về cả ngoại thất và nội thất nhưng kiến ​​trúc tổng thể vẫn còn với tháp đồng hồ mang tính biểu tượng của nó ở phía trước.
Kể từ khi tòa nhà được xây dựng vào khoảng thời kỳ thuộc địa Pháp, tòa nhà có ảnh hưởng mạnh mẽ của Pháp. Khương Van Muoi, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư thành phố, cho biết tòa nhà đã thông qua một số tính năng độc đáo từ các kiến ​​trúc sư Pháp. Ông đề cập đến định hướng của tòa nhà và các biểu ngữ dọc theo mái nhà kéo dài trên thị trường để cung cấp bóng râm. Những thiết kế này được tích hợp đặc biệt cho điều hòa không khí tự nhiên.

Giao thông vận tải



Chợ Bến Thành nằm trên một ngã tư sầm uất, có thể đến được bằng xe buýt và xe máy.
Các sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất nằm trong giới hạn thành phố và chỉ 7 km từ thị trường. Từ sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất , chợ có thể dễ dàng truy cập bằng taxi (Vinasun / Mai Linh), Grab , xe máy, xe đạp hoặc xe buýt. Ngay đối diện chợ Bến Thành là bến xe Sài Gòn.
Ngoài việc là một trung tâm chính cho mạng lưới xe buýt thành phố phục vụ Thành phố Hồ Chí Minh , Chợ Bến Thành là một trung tâm cho một số tuyến của Tàu điện ngầm Thành phố Hồ Chí Minh theo kế hoạch Tuyến 1, đang được xây dựng, sẽ kết nối Bến Thành với Công viên Suối Tiên và Long Bình ở Quận 9. Các tuyến khác sẽ kết nối Bến Thành với Tham Lương tại Quận 12, và với Chợ Chợ và Bình Bình.