Thứ Ba, 9 tháng 8, 2016

Ăn dặm kiểu Nhật - Trong bữa ăn của người Nhật rau củ chiếm một tỉ lệ rất lớn. Rau và hoa quả cung cấp vitamin quan trọng như vitamin C và acid folic. 

Ngoài ra chúng giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư và bệnh tim mạch. Chính vì vậy việc cho trẻ ăn rau và khuyến khích trẻ ăn rau củ và trái cây là rất quan trọng trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé.

Dayconkieunhat.info xin chia sẻ đến bạn một số cách các bà mẹ có thể áp dụng vào thực đơn ăn dặm kiểu Nhật để khuyến trẻ ăn rau nhiều hơn:

ăn dặm kiểu nhật

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật luôn luôn có rau củ

·         -   Đầu tiên nói chuyện với trẻ về lợi ích của việc ăn rau

·         -   Sau đó thuyết phục trẻ ăn một ít rau trong bữa ăn( không ép trẻ phải ăn hết)

-   Khuyến khích trẻ bằng cách đặt mình vào vị trí của trẻ ( bạn có thể nói với trẻ chẳng hạn như: nếu mẹ là con...)

-   Nghĩ ra một trò chơi nào đó để biến việc ăn rau trở thành niềm vui cho trẻ

-   Làm món rau trộn cùng với các loại thức ăn dặm kiểu Nhật khác để trẻ thích nghi dần.

-   Hãy làm một tấm gương tốt cho trẻ. Trẻ em xem người lớn là chuẩn để học theo và nghe theo chính vì vậy nếu bạn phàn nàn về việc ăn một thứ gì đó thì trẻ sẽ nhìn vào đó và cũng sẽ ghét ăn loại thực phẩm đó. Chính vì vậy nếu muốn con bạn thích và tích cực ăn rau bạn tuyệt đối không được phàn nàn về món rau trong bữa ăn.

-   Đừng biến việc ăn rau trở thành nỗi sợ: Không được ép con bạn phải ăn rau nếu trẻ chưa thực sự sẵn sàng vì việc ép buộc sẽ khiến trẻ sợ và ám ảnh với điều đó.

ăn dặm kiểu nhật
Ăn dặm kiểu Nhật - Hãy để bé cùng chế biến thức ăn với mẹ

·       -   Để trẻ chuẩn bị bữa ăn cùng: việc cho trẻ giúp đỡ mẹ chuẩn bị các món ăn hay sơ chế thực phẩm sẽ giúp trẻ có thêm nhiều kinh nghiệm cũng như sẽ bồi đắp tình yêu của trẻ với đồ ăn hay rau củ.

·       -   Nói với con bạn những loại rau củ mà bạn yêu thích nhất. Trẻ em thường có xu hướng làm theo bố mẹ, việc nói với trẻ những loại rau củ bạn yêu thích cũng là một phương pháp giúp trẻ cởi mở hơn với rau củ.

-   Chú ý những loại thứ ăn mà trẻ không thích. Lí do trẻ không thích ăn rau không chỉ là do mùi vị, có thể là do cách bạn nấu hoặc hình dáng của nó. Chính vì vậy bạn cần tìm hiểu sở thích của trẻ để điều chỉnh cho phù hợp.

  Chúc bạn thành công với phương pháp ăn dặm kiểu Nhật này!

Thứ Hai, 8 tháng 8, 2016

 Hiện nay phương pháp dạy con kiểu Nhật đang được các mẹ áp dụng cho con của mình. Vậy người Nhật Bản nuôi dạy con như thế nào?

Hãy cùng dạy con kiểu Nhật tham khảo những phương pháp dạy con kiểu nhật để có thêm kiến thức nuôi dạy con ngoan nhé!
 Giáo dục Nhật Bản chú trọng vào việc phát triển toàn diện của con người,quan tâm đến sự phát triển tự nhiên của cá nhân, chính vì thế trong trường học ở Nhật luôn có đầy đủ các bộ môn năng khiếu cho trẻ. Hơn nữa, trẻ em Nhật đã được tập cho bản tính tự lập, biết cảm ơn khi nhận sự giúp đỡ và đặc biệt biết rèn luyện sức khỏe để trở nên mạnh mẽ, kiên cường hơn trong cuộc sống ngay từ nhỏ.
Phương pháp dạy con kiểu Nhậtdạy trẻ có tính tự giác cao
phương pháp dạy con kiểu nhật
Phương pháp dạy con kiểu Nhật - Trẻ em Nhật tự đi tới trường mà không cần sự giúp đỡ từ người lớn
Ở Nhật, trẻ  học cách độc lập từ khi các em mới chỉ 2,3 tuổi. Các em được rèn luyện tính kỉ luật một cách bài bản và chặt chẽ. Trẻ phải tự tay xách các loại túi đến trường mà không cần bất cứ sự giúp đỡ nào của cha mẹ hay người lớn đi cùng. Khi tới trường trẻ mang theo rất nhiều túi: Túi sách vở, túi bao ngoài, túi dụng cụ ăn uống, túi đựng áo quần,vv Đặc biệt , mỗi loại túi lại có chiều dài và chiều rộng nhất định. Việc này giúp cho trẻ  luôn ý thức được việc phân loại đồ dùng và rác. Trẻ tự ý thức rằng đó là công việc của mình cũng như khi các em chơi đồ chơi xong, thường tự giác cất gọn vào các túi, hộp đựng đồ mà không cần bất cứ sự nhắc nhở nào. Ở trường trẻ thay quần áo liên tục, chính điều đó cũng khiến trẻ chủ động trong việc cá nhân  và không cần ai giúp đỡ.
Phương pháp dạy con kiểu NhậtTăng sự tự tin và kỹ năng hòa nhập:
phương pháp dạy con kiểu nhật
Phương pháp dạy con kiểu nhật - Trẻ em Nhật được tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa bổ ích
Các bố mẹ Nhật luôn khuyến kích con mình tham gia vào các hoạt động thể chất và đồng đội. Ngay khi chưa đầymột tuổi trẻ trẻ đã được tham gia vào các hoạt động ngoại khóa ngoài trời. Theo quan điểm của bố mẹ Nhật, điều đầu tiên mà các bậc ch mẹ cần dạy cho con đó là sự mạnh dạn, bản lĩnh chứ không phải là kiến thức. Việc tham gia thi đấu, biểu diễn sẽ rèn giũa thêm cho con của họ bản lĩnh khi đứng trước đám đông. Thậm trí, các em bé gái 3-4 tuổi đã được bố mẹ cho tham gia vào đội bóng đá nữ. Ngoài ra, ở các trường mầm non ở Nhật sau 3h chiều các em sẽ ra sân chơi cùng nhau. Các trò chơi tập thể luôn được ưu tiên nhằm giúp trẻ em có tính hòa nhập và tăng tinh thần đồng đội cho trẻ. Trẻ Nhật thường có tính cộng đồng rất lớn, các em sẵn sàng chia đồ chơi cho bạn mình và thân thiết như chị em trong nhà. Điều đó giúp các em hòa nhập nhanh và có cách cư xử lịch sự với mọi người. 
Phương pháp dạy con kiểu Nhật: Cho trẻ phát triển một cách tự nhiên
Khi tới trường mẫu giáo, trẻ không cần phải mang theo bất cứ sách hay vở gì mà được lựa chọn những môn học mình yêu thích. Vì vậy trẻ không có cảm giácgò bó bị ép buộc phải làm cái này cái kia.  Thêm vào đó, trẻ luôn có những giờ học ngoại khóa rất bổ ích như tham gia làm bánh, tới các buổi giao lưu, những đền chùa, các buổi triển lãm,vv. Những hoạt động ngoại khóa như vậy không chỉ cung cấp cho trẻ thêm kiến thức mà còn giúp trẻ tự tin và hòa nhập tốt hơn với mọi người.
Phương pháp vẫn chỉ là phương pháp , sự thành công còn tùy thuộc vào sự nỗ lực  của các bậc cha mẹ. Điều quan trọng nhất là hãy giúp mỗi đứa trẻ được phát huy tối đa những khả năng vô hạn  của  trẻ từ mới  khi sinh ra để trẻ có tảng vững chắc để có thể trở thành một người vừa hiểu biết, tự tin, tự lập và vừa biết yêu thương người khác.

Hãy là những bậc cha mẹ thông minh với phương pháp dạy con kiểu nhật bạn nhé!

Chủ Nhật, 7 tháng 8, 2016

Phương pháp dạy con kiểu Nhật mang đến cho các bậc bố mẹ rất nhiều điều hay và thú vị trong cách dạy con.

Dạy con kiểu Nhật - Dưới đây là 19 lời khuyên của các chuyên gia các bậc bố mẹ cần phải nhớ nếu muốn con bạn thông minh hơn:

dạy con kiểu nhật
Dạy con kiểu Nhật -  bé thông minh hơn chỉ với 19 điều này.

1. Thời kì lặp đi lặp lại khi bạn dạy trẻ những gì thì bạn hãy nhớ quan sát để xem trẻ có hứng thú với cái đó không? hứng thú với hình khối, hội họa, âm nhạc hay sách truyện, ...để từ đó chuyển qua giai đoạn tạo hứng thú cho trẻ.

2. Khi trẻ đang tập trung hay có hứng thú làm gì thì bạn không nên ngắt giữa chừng mà cứ để trẻ làm, dù lúc đó chuẩn bị ăn cơm hay có việc gì.

3. Dạy con kiểu Nhật - Để tạo hứng thú cho trẻ bạn nên khen trẻ hơn là chê, vì nếu ba mẹ chê việc gì trẻ làm thì tự nhiên trẻ sẽ không có tự tin để làm cái đó nữa.

4. Khi khen trẻ hãy khen là tốt, con đã cố gắng, con làm cái này cái kia giỏi quá và thể hiện sự hài lòng, vui mừng của mình hơn là việc đánh giá việc trẻ làm là đẹp hay xấu. Nghĩa là chú ý đến quá trình trẻ cố gắng hơn là kết quả mà trẻ đã làm được tốt hay xấu. và nhớ hãy khen trẻ theo từng việc cụ thể để trẻ biết cố gắng hơn, đừng khen kiểu chung chung. Ví dụ: hãy khen con học môn toán giỏi quá, chứ không nên khen con tôi giỏi qua, như thế trẻ sẽ nghĩ mình giỏi và không biết cố gắng.

5. Dạy con kiểu Nhật - Tránh dùng những từ ra lệnh với trẻ ví dụ mẹ cấm con..., hãy ăn cơm đi, hãy tắm đi, hãy thu dọn đồ chơi vào...mà thay bằng những từ như sao con không... nếu con làm...thì mẹ sẽ rất vui...

6. Nếu trẻ không ăn thì hãy nghĩ cách cải thiện món ăn để phù hợp với trẻ thay vì ép trẻ ăn đến phát khóc. Như thế vô tình bạn đã làm trẻ trở nên sợ món ăn này.

7. Cha mẹ cùng học với con cái là cách tốt nhất giúp con học hiệu quả. Ví dụ khi cho trẻ xem ti vi  thì nên ngồi bên cạnh coi cùng trẻ rồi giải thích cho trẻ thay vì để trẻ ngồi coi ti vi một mình, cùng đọc truyện, cùng chơi...

dạy con kiểu nhật

8. Để trẻ trong trạng thái đói sẽ là điều kiện kích thích khả năng thích ứng của trẻ.

9. Dạy con kiểu Nhật - Không phải lúc nào cũng đáp ứng mọi đòi hỏi của trẻ, mà hãy đẻ trẻ trải qua cảm giác không có được điều mình muốn. Và đừng bao giờ đánh mất quyền và sự uy nghiêm của một người mẹ đó là con cái phải biết vâng lời và sợ lời mẹ nói. Nếu ta quá nuông chiều và cung phụng trẻ thì uy quyền của người mẹ sẽ không còn, con cái sẽ không còn sợ lời mẹ nói nữa.

10. Khi trẻ hỏi vì sao thì không nên giả vờ bỏ qua mà hãy trả lời. Nếu ta không biết câu trả lời thì hãy thành thực với trẻ và trả lời là để cha mẹ sẽ tìm hiểu sau. Không nhất thiết phải giải đáp cặn kẽ, hãy để câu trả lời sẽ là một kích thích để trẻ muốn tìm hiểu sâu hơn.

11. Học và chơi kết hợp song song chứ không nhất thiết phải phân biệt rõ ràng 2 công việc này.

12. Dạy con kiểu Nhật - Đối với những khái niệm trừu tượng thì hãy lấy hình ảnh hay tự mình làm ví dụ để minh họa.

13. Hãy chọn những đồ chơi kích thích khả năng sáng tạo của trẻ thì trẻ sẽ không bị mau chán. Ví dụ như chơi ghép hình, lấy cây gỗ để xếp nhà, nặn đất sét, vẽ tranh....

dạy con kiểu nhật


14. Đối với hứng thú của trẻ thì không nên đánh giá cái nào là tốt hơn. Cái nào trẻ tỏ ra có hứng thú ta cũng đều nên ủng hộ hết. Nó sẽ giúp trẻ tự tin, đồng thời đó là cách giúp cha mẹ tìm ra được năng khiếu đặc biệt ở trẻ để có thể giúp trẻ phát huy tối đa khả năng đó.

15. Khi dạy nói cho trẻ thì không nên phân biệt ngôn ngữ trẻ con với ngôn ngữ người lớn, hãy dạy tiếng chuẩn, ngôn ngữ người lớn luôn cho trẻ để sau này không mất công đoạn trẻ chuyển từ ngôn ngữ trẻ con sang ngôn ngữ chuẩn. Ví dụ dạy là “con chó” tốt hơn là dạy từ “con cún”.

16. Dạy con kiểu Nhật - Đừng bao giờ so sánh trẻ với đứa trẻ khác vì như thế sẽ làm chúng mất tự tin, nhút nhát và không muốn cố gắng. Khi có hai anh em (chị em) thì cũng không nên so sánh hai anh em với nhau sẽ làm chúng trở nên không yêu thương nhau.

17. Trong học tập thì hãy ưu tiên dành thời gian dạy đứa lớn thì sẽ hiệu quả hơn. Khi đang chỉ bài cho đứa lớn mà đứa em cũng sà vào muốn làm theo thì hãy khuyến khích đứa em, hãy để đứa em học cùng anh. Hãy chuẩn bị hai bộ dụng cụ giấy bút để đứa em cũng có thể tham gia học hành hay chơi cùng. Đó là phương pháp rất hiệu quả để kích thích tinh thần ham học của đứa em. Hãy để hai anh em cùng học cùng chơi với nhau.

18. Dạy con kiểu Nhật - Khi hai anh em tranh giành đồ chơi thì hãy công bằng với cả hai. Nếu đứa em muốn có đồ chơi là đồ chơi của anh thì hãy nói đứa em xin phép anh để chơi, không nên can thiệp bảo anh hãy nhường cho em.

19. Đừng mua quá nhiều đồ chơi cho trẻ vì nó sẽ làm trẻ chóng chán và giảm hứng thú học hành. 

Dạy con kiểu Nhật giúp các mẹ thành công!

Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2016

Khi trẻ bước vào giai đoạn 1-2 tuổi các mẹ Nhật sẽ xây dựng phương pháp dạy con kiểu Nhật mới, không còn là việc lặp đi lặp lại một vài câu với trẻ mà thay vào đó các mẹ sẽ dạy cho trẻ nhiều điều thú vị hơn.


Hãy cùng tìm hiểu phương pháp dạy con kiểu Nhật giai đoạn trẻ từ 1 - 2 tuổi nhé.
Vào thời điểm này trẻ bắt đầu tập trung vào việc tập đi, tập nói và chơi và xử lí các đồ chơi.

- Dạy con kiểu Nhật - Thời điểm thử nghiệm từ 1 đến 1 tuổi 8 tháng: bạn hãy cho trẻ làm bất cứ điều gì trẻ muốn, dạy trẻ học bất cứ điều gì. Mỗi hành động của trẻ không còn vô thức như lúc dưới 1 tuổi mà đều có mục đích hay bao hàm suy nghĩ của trẻ, từ việc trẻ cầm đồ đạc để ném cũng mang ý nghĩa nhất định rằng đó là cách trẻ khám phá thế giới. Lúc này cha mẹ không được ngăn cấm “không được ném”… mà hãy để trẻ tự khám phá thế giới thông qua mỗi hành động của trẻ.

Dạy con kiểu Nhật - Chọn đồ chơi giúp kích thích khả năng trí tuệ và sự tò mò của trẻ.
dạy con kiểu nhật
Dạy con kiểu Nhật - Lựa chọn những món đồ chơi phát triển trí tuệ mà mẹ có thể chơi cùng bé

Các đồ chơi đạt 3 yêu cầu: Trẻ thu được bài học gì từ đồ chơi đó, không gửi quá nhiều bài học trong mỗi đồ chơi, mẹ có thể tham gia chơi cùng trẻ. Đó là những yêu cầu đặt ra khi các bặc bố mẹ Nhật chọn đồ chơi cho trẻ.

Khi chơi cùng trẻ bạn hãy luôn kết hợp những trò chơi như so sánh nặng nhẹ, nhiều ít, to nhỏ, cho xem các hiện tượng tự nhiên để trẻ nhận thức và hiểu được vấn đề. Đừng quên kết hợp dạy trẻ làm theo yêu cầu” đưa cho mẹ”, dạy trẻ nói “cảm ơn” khi chơi cùng trẻ các mẹ nhé.

Dạy con kiểu NhậtDạy trẻ tập nói mỗi khi có cơ hội như khi tắm, đi dạo công viên, siêu thị: Bạn hãy dạy cho trẻ đọc Ehon từ khi 6 tháng tuổi và hãy lặp đi lặp lại suốt việc này. Thời kì này trẻ có tư duy phát triển rất nhanh và bắt chước cũng rất nhanh nên việc dạy nói cho trẻ hay cho trẻ biết nhiều từ vựng là một môi trường phong phú để trẻ phát triển.

- Dạy con kiểu Nhật - Cho trẻ chơi thú nhồi bông, cầu trượt, xếp hình, đếm thời gian, chữ, hoa quả, động vật thông qua các tấm card có in hình được bán ở hiệu sách. Đây là phương pháp rất hữu hiệu giúp trẻ phát triển tư duy và khả năng sáng tạo của trẻ.

- Dạy con kiểu NhậtĐừng cho trẻ nghe CD, DVD nhiều mà hãy cho nghe tiếng nói thực tế như tiếng nói của mẹ, của người thân vì tiếng nói của người có sự chủ động hơn chứ không thụ động như tiếng của máy móc. Đó là lí do hãy trò chuyện thật nhiều với trẻ thì trẻ sẽ nhanh biết nói hơn rất nhiều.

dạy con kiểu nhật
Dạy con kiểu Nhật - Hãy đọc sách và nói chuyện với bé thật nhiều để bé biết nói nhanh hơn

- Mỗi lần chơi trò đếm chữ nếu như trẻ hứng thú thì ta sẽ kéo dài thời gian ra so với lần trước 2-3 phút, nhưng mỗi trò chơi không kéo dài quá lâu, ban đầu chỉ 5-10 phút rồi sẽ kéo dài lâu hơn sau mỗi lần. Thời kì này khả năng tập trung của trẻ còn ngắn nên ta sẽ chia làm nhiều lần trong ngày để chơi với trẻ. Ví dụ như trò dạy biết mặt chữ mỗi lần cho trẻ nhìn 1 giây rồi lướt rất nhanh các chữ. Hãy dừng các trò chơi khi nhận thấy trẻ bắt đầu có dấu hiệu chán. Vì nếu trẻ chán rồi mà ta cứ cố ép trẻ chơi thì sẽ dẫn đến trẻ sẽ trở nên ghét trò chơi đó và ghét học hành. Điều này rất không tốt cho trẻ.

Để có được những phương pháp dạy con kiểu Nhật tốt hơn hãy thường xuyên theo dõi tin tức tại website dayconkieunhat.info nhé.

Thứ Năm, 4 tháng 8, 2016

Dạy con kiểu Nhật - giai đoạn trẻ từ 6-12 tháng tuổi là thời điểm trẻ phát triển mạnh về ngôn ngữ. 

Trẻ bắt đầu bập bẹ những âm tiết chưa tròn vành. Những lúc này bố mẹ hãy khuyến khích trẻ để trẻ nói thật nhiều.

Bước vào giai đoạn 6 tháng tuổi trẻ sẽ phát ra nhiều âm thanh mà trẻ học được, bắt chước được từ bố mẹ hoặc từ các sự vật xung quanh bé. Lúc này bé đã có thể nói “ba”, “mẹ”,… bạn hãy tập cho trẻ quen dần với ngôn ngữ bằng cách nói chuyện thường xuyên với bé, dù không hiểu bé nói gì bạn cũng nên hồi đáp lại lời nói của bé để bé cảm nhận bố mẹ hiểu bé và bé sẽ chăm nói hơn.

Trẻ trong giai đoạn này rất thích vận động, trẻ thích cầm nắm các  đồ vật, thích lăn lộn, bò, trườn, vươn người và luôn muốn có xu hướng ngồi dậy. Bạn đừng cản trẻ nhé mà hãy để trẻ làm những gì trẻ muốn, có như vậy thì trẻ mới nhanh cứng cáp và phát triển tốt hơn. Thời điểm này trẻ cũng đã phần nào nhận biết được tên riêng của trẻ, khi bạn gọi tên trẻ trẻ sẽ có phản ứng với bạn. 

Có một trò rất thú vị mà bất cứ trẻ nào cũng mong muốn. Từ nhỏ đến lớn có lúc nào trẻ nhìn thấy mặt trẻ đâu, vì vậy khi bạn đặt trẻ trước một tấm gương trẻ sẽ rất thích thú. Trẻ cứ luôn nghĩ rằng người trong gương là một người bạn của trẻ vì vậy trẻ sẽ cảm thấy rất thú vị và hay la hét, nói chuyện với em bé ở trong gương. Thật thú vị phải không các mẹ?

Ngoài ra, khi trông thấy hình ảnh trong gương, rồi chơi và làm nhiều thử nghiệm với nó, dần dần bé sẽ nhận ra đó là chính bé và có khái niệm tổng thể về cơ thể mình, nhận thức và có những phản ứng nhanh nhạy hơn.

dạy con kiểu nhật
Dạy con kiểu nhật - Bé quan tâm đến gương vì trong đó có những khuôn mặt tương tự và quen thuộc với bé và bé thích thú với điều đó. 

Dạy con kiểu Nhật - Đồ chơi tốt cho trẻ giai đoạn này chính là:

 Dạy con kiểu Nhật -  Cho trẻ chơi những đồ chơi có thể chơi giả vờ:  Búp bê, con rối, ô tô nhựa hay gỗ, và các đồ chơi có thể bỏ vào chậu tắm. Bé rất thích chơi với các đồ chơi trong lúc tắm. Không cần những loại “hải sản” tôm cá mực như trẻ lớn, trẻ sơ sinh chỉ cần những món đồ chơi đơn giản, một chiếc thuyền hay con vịt, con cá nhỏ bằng nhựa có thể bơi trong chậu tắm của bé. Bé có thể cầm, lắc, đập chúng xuống nước để nước bắn tung tóe.

Bạn cũng có thể tham gia vào trò chơi này với bé bằng cách tạo ra hiệu ứng âm thanh (kêu “bộp bộp” mỗi khi bé đập đồ chơi xuống nước) hoặc nói những câu khuyến khích bé với lấy đồ chơi “Con vịt đang bơi kìa, con hãy bắt nó đi”.

 Dạy con kiểu Nhật - Cho bé chơi những đồ chơi để thả và nhặt: Bát nhựa, bóng nhựa. Trước khi trở thành một cầu thủ, em bé của bạn có thể có nhiều trải nghiệm thú vị với những món đồ chơi có hình cầu như quả bóng. Những quả bóng thường có nhiều kích cỡ và chất liệu khác nhau.

Với bé sơ sinh, bạn có thể chọn những quả bóng nhỏ, mềm mại với nhiều màu sắc để tập cho bé cách nhìn và sờ đồ vật. Khi bé đã biết ngồi, hãy thả một quả bóng lớn hơn cho nó lăn giữa bé và bạn, bé có thể học cách phán đoán hướng đi của quả bóng, bắt được quả bóng đang lăn và đẩy hay ném quả bóng đi sau đó.

 Dạy con kiểu Nhật - Cho bé chơi những đồ chơi có thể xếp dựng:  Các khối hình bằng gỗ, bông hay nhựa. Đây là những món đồ chơi lý tưởng để giúp bé học ngồi đồng thời dạy bé về kích thước và màu sắc. Bạn có thể cầm các chiếc vòng để chỉ cho bé biết phân biệt các loại vòng lớn, vòng nhỏ khác nhau, cũng như giúp bé nhận biết các màu sắc "Con nhìn xem, đây là chiếc vòng màu xanh, còn kia là chiếc vòng màu đỏ”.

Khi bé đã phối hợp tay và mắt tốt hơn, bé có thể lấy những chiếc vòng hoặc ly ra khỏi vị trí, đây là bước đệm để bé học cách xếp chồng các chiếc vòng lên nhau hoặc làm tổ ly xếp. Những chiếc tách dùng làm tổ ly cũng có thể giúp bé chơi trong khi tắm với trò chơi dùng những chiếc tách nhỏ để múc nước đổ đầy vào chiếc tách lớn hơn.

dạy con kiểu nhật

Dạy con kiểu Nhật - Các khối hình bằng gỗ, bông hay nhựa là những món đồ chơi lý tưởng để giúp bé học ngồi đồng thời dạy bé về kích thước và màu sắc.

 Dạy con kiểu Nhật - Cho trẻ chơi n hững đồ chơi cần dùng sức: q uả bóng lớn, xe đẩy, xe tập đi, xe kéo nhựa. Khi được 12 tháng bé đã có thể men thành giường để di chuyển hoặc di chuyển được chiếc ghế nhựa cao gần bằng bé.

Lúc này, những chiếc xe tập đi hoặc xe kéo xe đẩy, quả bóng sẽ giúp bé tăng cường được kỹ năng vận động. Chắc chắn chúng sẽ rất thích thú vì được chơi ở những không gian rộng và thoả sức tìm hiểu như thế này.

 Dạy con kiểu Nhật - Cho trẻ chơi n hững đồ chơi cần kỹ năng quan sát và vận dụng cao hơn:  Sách, truyện tranh, bìa cứng có hình nhiều màu sắc hoặc theo chủ đề,... Dù chưa biết đọc nhưng bé rất thích khám phá các trang sách. Hãy chọn những cuốn sách có chất liệu giấy đủ dày hay sách bằng vải để có thể chịu được “sức công phá” của bé và để bé tự do cầm, quăng hay cắn xé tùy ý. Đây cũng là cách để cho bé làm quen với sách và học được cách nhìn tranh, ảnh trên các trang sách sau này.

Những cuốn sách để trẻ sơ sinh học hỏi tốt nhất là sách có hình ảnh đơn giản của vật quen thuộc với bé, kích thước khoảng một trang giấy. Chúng sẽ rất hiệu quả trong việc thu hút sự chú ý của bé, dù chỉ trong một, hai phút.

dạy con kiểu nhật

Dạy con kiểu Nhật - Những cuốn sách để trẻ sơ sinh học hỏi tốt nhất là sách có hình ảnh đơn giản của vật quen thuộc với bé, kích thước khoảng một trang giấy.

 Dạy con kiểu Nhật - Cho trẻ chơi những món đồ chơi có tiếng giúp luyện cho bé khả năng phát âm:  Sẽ dễ dàng hơn nếu bố mẹ cũng tham gia vào công việc này bằng cách nói và diễn đạt lại tiếng phát ra từ đồ chơi ấy. Ví dụ khi bạn bật một câu chuyện cho bé nghe, sau đó nhắc lại với giọng điệu nhấn mạnh và rõ ràng để bé thấy thích thú. Khi đó, bé sẽ cố gắng bắt chước và nhắc lại giọng của bố mẹ, đây cũng chính là cách luyện cho bé phát âm một cách tốt và nhanh nhất.

 Dạy con kiểu Nhật - Cho bé chơi trò chơi xếp hình: Bé sẽ bắt đầu tập xếp, ghép các hình với nhau và bật ra tiếng khi muốn lựa chọn các miếng xếp hình hoặc ngân giọng mỗi khi cần tìm những miếng ghép bị “biến mất”. Dần dần, những bộ đồ chơi xếp hình sẽ trở thành những người bạn thân thiết đối với bé.

Ngoài ra, trong giai đoạn này, mẹ nên bế hoặc cho bé ngồi xe đẩy đi dạo ở bên ngoài là một cách tuyệt vời để bé có thể được quan sát cảnh vật ngoài trời. Ánh mặt trời, không gian bên ngoài rất tốt cho sự phát triển của bé lúc này.

Khi bé đã biết ngồi, cứ để bé ngẩng lên, rướn người và tự chọn “view” mà bé muốn nhìn từ quang cảnh bên ngoài, Khi bé biết đi, bạn có thể vừa dắt tay vừa trò chuyện với bé hoặc cũng có thể để mặc bé tự do đi lại theo ý muốn trong tầm kiểm soát của bạn để đề phòng bé bị ngã hoặc đi lạc.

Người lớn đừng bao giờ lơ là, coi nhẹ kích thích của hoàn cảnh sống đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ. Các bậc cha mẹ hãy cố gắng tận dụng ngày nghỉ đưa con ra ngoài, như đi dạo chơi công viên, trong rừng cây, bên hồ…để bé được phát triển toàn diện nhất.

dạy con kiểu nhật
Dạy con kiểu Nhật - Đưa trẻ ra ngoài đi dạo để trẻ hít thở bầu không khí trong lành và khám phá thế giới mới.

Phương pháp dạy con kiểu Nhật - Những điều cha mẹ cần lưu ý:

Khi trẻ chơi, bố mẹ không nên cho trẻ quá nhiều đồ chơi, trẻ sẽ bị hoa mắt và dễ phân tán, lúc xem cái này lúc sờ cái kia. Kết quả là trẻ sẽ không thực sự chơi cái gì, không bồi dưỡng được tính kiên trì và sự chú ý của trẻ.

Chỉ nên để cho trẻ 1 hoặc 2 thứ đồ chơi, như vậy trẻ sẽ sáng tạo, tìm đủ mọi cách để tìm hiểu đồ chơi và bày ra nhiều trò khác nhau. Khi đã chơi chán rồi thì cha mẹ có thể cho trẻ chơi đồ vật khác. Ví dụ: đưa cho bé 1 quả bóng và dạy bé cách ném bóng cho mẹ sau đó lại dạy bé màu sắc trên quả bóng đó.

Đối với trẻ bé hơn, nếu lặp lại nhiều lần một trò chơi có ý nghĩa rất quan trọng. Khi lặp đi lặp lại cách chơi giúp cho trẻ tìm thấy cảm hứng, cho nên người lớn không cần chuẩn bị nhiều đồ chơi cho trẻ ở độ tuổi này.

Dạy con kiểu Nhật chúc các bậc bố mẹ có được những phương pháp dạy con tuyệt vời nhất!