Thứ Tư, 21 tháng 12, 2016

Cách chữa trẻ chậm nói

Chậm nói là vấn đề đáng quan tâm ở trẻ em. Nó không chỉ gây ra sự sốt ruột cho các gia đình mà còn cản trở quá trình giao tiếp và hòa nhập cộng đồng của các cháu. Làm thế nào đây?

Để hiểu rõ hơn vấn đề này và có cách giải quyết tốt nhất dạy con kiểu Nhật xin chia sẻ đến bạn đọc một vài thông tin hữu ích sau:

Chịu khó ngồi chơi với con. Chơi bất cứ trò gì cháu thích. Vừa chơi, vừa trò chuyện. 

dạy con kiểu nhật chăm sóc trẻ chậm nói

Bắt đi cướp xôi

Bế trên tay cháu nhỏ 2 tuổi không phản ứng gì, không trả lời, gọi hỏi không đáp ứng, chính xác là đáp ứng rất hạn chế, chị Nguyễn Thanh T. 30 tuổi khá mệt mỏi. Bên cạnh chị là bà ngoại cháu đi cùng. Bà thở ngắn than dài về tình trạng cháu nhỏ và luôn miệng con gái là kêu trứng đòi khôn hơn vịt.

Chả là cháu Đỗ Tùng Luyến, 2 tuổi, con trai chị bị rơi vào tình trạng chậm nói. So với bạn cùng trang lứa đã bi bô trò chuyện rôm rả thì cháu cứ im ỉm. Cháu không hé răng lấy nửa lời, nếu có chăng chỉ là phản ứng nhất định theo cảm xúc. Cháu cũng không có phản xạ bắt chước ngôn ngữ của người lớn. Nhiều lúc chị muốn cháu gọi mẹ ơi nhưng cháu cũng không làm theo. Tệ hơn, lúc chị hướng dẫn cháu nói, cháu còn tát vào mặt chị tỏ vẻ không thích.

Bà ngoại xót cháu, suốt ngày bắt chị phải thực hiện theo mẹo cổ xưa, chỉ cần ra chợ, cướp lấy xôi, bỏ vào miệng là nói được. Bà quả quyết cho rằng đó là mẹo cướp lời, cứ làm là có hiệu nghiệm, các cụ đã dạy rồi, không sai đâu.

Chị Thanh T. thì bức xúc vì cách làm thiếu tin cậy ấy. Phần vì không tin, phần vì xấu hổ, chị không dám làm. Chị thật không thể tưởng tượng được ra cảnh chị sẽ ra ngoài chợ, ngồi rình mò người ta ăn, thật mất mặt. Đã thế, lại còn chạy ra cướp miếng xôi của người ta đang bỏ vào miệng. Thấy nó thật kinh khủng. Sự mâu thuẫn này lên tới đỉnh điểm khi đến 2 tuổi, bé Luyến vẫn không nói được lời nào ra hồn. Ba bà cháu đành thỏa thuận đưa nhau đến bệnh viện và bác sỹ bảo làm sao thì làm vậy.

Liệu pháp tại gia đơn giản

Trên thực tế, vấn đề giao tiếp, nói, là những vấn đề của sự trưởng thành về mặt tâm lý. Nó liên quan tới các cấu trúc chức năng cao cấp của não bộ hơn là liên quan tới vấn đề ăn xôi, cướp xôi hay chữa mẹo. Đa phần các em bé sẽ lớn dần các trung khu thần kinh chức năng cao cấp. Nhưng một số đứa trẻ không may mắn có sự phát triển chậm hơn các trung tâm này. Vì thế chúng trở lên kém phát triển tâm lý hơn và đồng nghĩa đó là kém phát triển kỹ năng giao tiếp, trong đó có ngôn ngữ.

Vậy nên thủ thuật chữa mẹo cướp xôi của người khác đang ăn rồi bỏ vào miệng cháu trở nên vô nghĩa và là một thủ thuật không có giá trị gì trong điều trị chứng chậm nói ở trẻ em. Cách điều trị cần phải tác động vào thần kinh làm lớn nhanh hơn các trung tâm ngôn ngữ 2 bán cầu và sự kết nối 2 bán cầu. Nhưng trước khi áp dụng một số cách điều trị, chúng ta cần hiểu khi nào được coi là chậm nói.

Có phải không nói được là chậm nói? Không phải. Bởi không đứa trẻ nào sinh ra là đã nói được ngay. Nó là một kỹ năng thứ 2 của hệ thần kinh được hình thành qua học tập.
Chậm nói được xác nhận khi một đứa trẻ đến hết 18 tháng tuổi mà không bập bẹ một tiếng nào như bà, cha, ca, ma ma...Đây là những từ đơn rất đơn giản và dễ dàng thực hiện. Không cần phải đợi đến 3 tuổi, 4 tuổi hay 5 tuổi có vấn đề này vấn đề khác xuất hiện thì mới gọi là chậm nói. Còn mọi đứa trẻ đã phát âm được trước thời gian này đều không được gọi là chậm nói và bố mẹ không cần thiết phải lo lắng. Đó chỉ là sự trì hoãn thời điểm khởi phát ngôn ngữ mà thôi. Tuy nhiên, nếu chậm được chẩn đoán và phát hiện, bé sẽ kém hòa nhập, kém học tập và bị tụt hậu so với bạn cùng trang lứa.

Một số dấu hiệu sớm nhận ra tình trạng chậm nói: bé không chịu bắt chước ngôn ngữ, bé không có xu hướng thích lặp lại từ cuối cùng trong câu nói của bà hoặc mẹ, bé không thích định hướng, bé không thích chỉ trỏ, bé không quay đầu khi bạn gọi yêu.

Đã xác định được rồi phải làm thế nào đây? Can thiệp điều trị chậm nói không có thuốc điều trị. Chúng ta chỉ áp dụng các biện pháp tâm lý thần kinh mà thôi. Có 4 cấp độ điều trị, tùy thuộc vào sự cần thiết có mặt của bác sỹ hay không, nhập viện hay không? Tuy nhiên, bạn là mẹ, bạn có thể áp dụng khẩn trương những cách hiệu quả sau:

- Quan sát bé xem màu nào bé thích. Ví dụ màu đỏ. Bạn hãy mua 1 cái ca màu đỏ, 1 quả cà chua màu đỏ, 1 cái ô tô màu đỏ...rồi dạy bé các từ đơn. Ví dụ ca, nhà, chua, tô...Những từ không có dấu với chữ a rất dễ phát âm. Phát âm theo sở thích sẽ kích thích trung tâm ngôn ngữ chịu làm việc.

- Chịu khó ngồi chơi với con. Chơi bất cứ trò gì cháu thích. Vừa chơi, vừa trò chuyện. Bạn không được độc thoại mà hãy tích cực giao tiếp với cháu. Ví dụ: con lấy cái nào, mẹ lấy cái kia cho con nhé, đến khi nào bé nói được chữ "nhé" theo là thành công.

- Tích cực rủ các bạn cùng tuổi nhưng đã nói sõi vào nhà chơi hoặc các bạn lớn chừng 1-2 tuổi. Nếu rủ các cháu lớn hơn, các từ cháu nói sẽ quá dài và quá phức tạp, cháu không chịu bắt chước theo, và cũng không có khả năng bắt chước. Nếu rủ các cháu chậm nói như cháu, thì chúng cùng rủ nhau chậm nói theo. Sau khi rủ được đúng đối tượng bạn cần, bạn chỉ việc để chúng chơi với nhau, thi thoảng hỗ trợ, cháu sẽ tập nói theo bạn và tình hình sẽ được cải thiện.

- Đừng khép kín cháu trong 4 bức tường và chỉ vòng tay mẹ. Hãy cho cháu ra ngoài sân chơi rộng, ở đó có nhiểu bạn, nhiều người, nhiều đồ vật. Bé sẽ khám phá thêm và cảm thấy sinh động, có nhu cầu muốn giao tiếp.

- Không giữ khư khư trong nhà. Hãy cho trẻ đi lớp, nhà trẻ, mẫu giáo, mặc dù bạn có thừa điều kiện để thuê người giúp việc hoặc giáo viên đến nhà trông. Đi lớp là môi trường cực kỳ sôi động. Cháu sẽ phải tự lực nhiều thứ như tự ăn, tự uống, tự đòi đi vệ sinh và ngôn ngữ cháu buộc phải biết để hòa nhập. Chứng chậm nói sẽ tự khắc phục được. Tất nhiên, bạn nhớ dặn cô giáo cần để mắt tới cháu, nhớ đừng tự đưa cho cháu mà hãy hỏi cháu để cháu bật ra lời. Thời gian ở lớp phải nhiều hơn thời gian chơi ở nhà. Bạn đừng xót con nhé.

dạy con kiểu nhật chăm sóc trẻ chậm nói
Không giữ khư khư trẻ trong nhà. Hãy cho trẻ đi lớp, nhà trẻ, mẫu giáo, mặc dù bạn có thừa điều kiện để thuê người giúp việc. 

Sau khi các biện pháp cải thiện trên không đạt, việc mời bác sỹ điều trị và nhập viện là khả năng cần tính đến. Lúc đó, hãy để nhân viên y tế lo cho bạn.

Có 2 điểm chúng tôi muốn lưu ý: trong quá trình điều trị bằng biện pháp tâm lý trước khi nhập viện, phụ thuộc vào mức đầu tư của bạn với con, kết quả sẽ đạt được khả quan sau từ 3-6 tháng. Bạn không được nóng vội sau 1 tuần đã bỏ.

Chậm nói chỉ đơn thuần là sự chậm lại của vấn đề tâm sinh lý, ít khi hoặc hầu như không liên quan tới sự phát triển trí tuệ. Do đó, bạn không cần phải lo lắng là mai sau cháu sẽ học dốt hơn bạn cháu, đó là điều không có cơ sở. Nhiều nhà khoa học lỗi lạc đã bị chậm nói và bạn chỉ cần đầu tư đúng mức. Ngôn ngữ và quá trình tâm sinh lý có đặc điểm tốc độ phát triển có khác nhau ở các cháu khác nhau, nhưng những cháu chậm, sau khi được khởi phát, sẽ bằng hoặc vượt xa các bạn cùng tuổi. Vì thế, bạn là mẹ, xin đừng nản lòng và mất kiên nhẫn.

BS. Yên Lâm Phúc
(Nguồn: webtretho.com)

Thứ Hai, 19 tháng 12, 2016

Ăn dặm kiểu Nhật đúng cách giàu dinh dưỡng là phương pháp được nhiều mẹ Việt áp dụng vì đây là một cách làm khoa học và rất hiệu quả giúp bé biết ăn nhanh.

Tuy nhiên nhiều bà mẹ vẫn chưa hiểu rõ cách thực hiện khoa học cũng như những ưu nhược điểm của nó. Hãy cùng tham khảo những thông tin dưới đây để hiểu thêm về phương pháp cho bé ăn dặm kiểu Nhật này và có thêm nhiều gợi ý cho các món ăn dặm cho bé nhé!
Hiện nay, tùy theo sự phát triển của bé mà các mẹ sẽ quyết định thời gian cho con ăn dặm. Thông thường, 5-6 tháng tuổi là thời gian phù hợp để con bắt đầu ăn dặm. Cho trẻ ăn dặm gần giống với những món người lớn có thể ăn để phù hợp với sự phát triển cơ thể của trẻ. Thời kì khoảng 5,6 tháng là thời kì mà trẻ có thói quen bặm môi và nuốt. Khi trẻ nhìn chằm chằm người lớn ăn, nước dãi sẽ chảy ra, nếu thấy miệng trẻ chép chép như thế thì hãy bắt đầu cho trẻ ăn dặm. Trong bài này dayconkieunhat.info sẽ giới thiệu một số công thức ăn dặm đơn giản nhưng giàu dinh dưỡng tốt cho bé.
Công thức 1:  Đậu hũ, mì và bí ngô
Nguyên liệu
công thức ăn dặm kiểu nhật
Nguyên liệu cần có cho món ăn dặm kiểu nhật
Mì luộc : 15g
Bí: 10g
Đậu hũ non: 5g
Nước dùng: Vừa đủ
Thời gian nấu: Khoảng 20p
Chi phí nguyên liệu: Khoảng 25.000 VND (1 phần ăn)

Cách làm
1. Mì luộc cắt nhỏ, bí cắt khúc khoảng 1cm
Công thức món ăn dặm kiểu nhật

2. Bỏ những thứ đã cắt ở bước 1 vào nồi nhỏ rồi thêm nước vào luộc cho mềm, sau đó vớt ra nghiền nát, sau thêm nước dùng vào để được hỗn hợp thức ăn nhuyễn.
3. Đậu hũ non thì luộc bằng nước sôi sau đó vớt ra nghiền nát rồi trộn với hỗn hợp ở bước 2.

Công thức món ăn dặm kiểu nhật

Lưu ý
Nước dùng thường được làm từ tảo bẹ và cá ngừ khô, hoặc có thể thay cá ngừ khô bằng cá mòi khô vào để làm nước dùng đều được. Khi nấu quá nhiều. bạn có thể cho vào khay đá hay bỏ vào túi khóa trong tủ lạnh, như vậy bạn có thể dùng nhiều lần và rất tiện lợi.

Công thức 2: Cháo bánh mì sữa và khoai lang
Nguyên liệu
Công thức món ăn dặm kiểu nhật

Khoai tây: 1củ, cắt khúc 1.5cm
Bánh mì gối: Cắt 8 miếng
Sữa: ½ ly
Thời gian chế biến: Khoảng 15 phút.
Phí nguyên liệu: Khoảng 20.000 VND ( 1 phần)


Cách làm
Công thức món ăn dặm kiểu nhật

1.     Bánh mì bỏ viền, cắt khúc 1cm.
2.     Bỏ khoai lang cùng với bánh mì đã bỏ viền và cắt khúc ở bước 1 vào nồi, đổ sữa vào và đun lửa nhỏ cho mềm sau đó nghiền nát.

Kết quả
Công thức món ăn dặm kiểu nhật







Lưu ý
Khoai lang có độ ngọt cao nên bé sẽ dễ quen với mùi vị của thức ăn, vitamin C trong khoai lang cũng rất nhiều, nên đây là một nguyện liệu phổ biến thường được các bà mẹ bỉm sữa sử dụng. Tuy nhiên, phần gần vỏ và phần đỉnh của khoai tây có nhiều sợi cứng nên hãy chú ý sử dụng phần ruột trong để nghiền thì dễ hơn.

Công thức 3: Cháo bánh mì và chuối
Nguyên liệu
Công thức món ăn dặm kiểu nhật
Chuối : Cắt lát dày 5mm
Bánh mì gối: Cắt 8 miếng
Sữa: ½ cốc
Thời gian chế biến: Khoảng 15 phút.
Chi phí nguyên liệu: Khoảng 30.000 VND ( 1 phần)

Cách làm
Công thức món ăn dặm kiểu nhật

Bước 1: Bánh mì bỏ viền, cắt khúc 1cm
Bước 2: Đổ sữa cùng với bánh mì đã cắt ở bước 1 vào nồi nhỏ, đun nhỏ lửa cho mềm, sau đó nghiền nát ra.
Bước 3: Nghiền chuối sau đó trộn với hỗn hợp có được ở bước 2.

Kết quả
Công thức món ăn dặm kiểu nhật

Lưu ý
Chuối có nhiều chất đường nên có thể dùng nó làm thức ăn chính cho trẻ ăn dặm. Hơn nữa, vì chuối mềm, dễ nghiền mịn nên có thể cho trẻ ăn bằng cách nghiền ra nếu chuối đã chín mọng. Sữa thì hãy sử dụng loại sữa hòa tan chỉ dành riêng cho trẻ em.

Công thức 4: Cháo cà chua

Công thức món ăn dặm kiểu nhật
Nguyên liệu
Cà chua bi: 1 quả
10 muỗng cháo
Thời gian chế biến: Khoảng 10 phút.
Chi phí nguyên liệu: Khoảng 15.000 VND ( 1 phần)

Cách làm
Công thức món ăn dặm kiểu Nhật

Bước 1: Cà chua bi luộc bằng nước sôi sau đó lột vỏ, cắt nửa và bỏ hạt, sau đó nghiền mịn.
Bước 2: Đổ hỗn hợp ở bước 1 vào 10 muỗng cháo.

Kết quả:

Công thức món ăn dặm kiểu Nhật

Lưu ý
Cà chua mà trồng được khoảng 12 tháng thì hãy bỏ vỏ. Ngoài cách lột vỏ bằng nước sôi thì cũng có thể dùng nĩa.

Công thức 5: Cháo cà rốt
Công thức món ăn dặm kiểu Nhật
Nguyên liệu
Cà rốt: Cắt lát dày 5mm
10 muỗng cháo
Thời gian chế biến: Khoảng 15 phút( không tính thời gian nấu cháo)
Chi phí nguyên liệu: Khoảng 20.000 VND( 1 phần)

Cách làm

Bước 1: Bỏ cà rốt vào nồi nhỏ, sau đó rưới nước lên đun lửa nhỏ, luộc cho tới khi cà rốt mềm.
Bước 2: Nghiền mịn cà rốt đã luộc ở b1
Bước 3: Trộn hỗn hợp đã nghiền ở bước 2 với 10 muỗng cháo.

Kết quả
Công thức món ăn dặm kiểu Nhật
Công thức món ăn dặm kiểu Nhật

Lưu ý
Cà rốt không cắt mà để như vậy luộc sẽ tốt hơn cắt các lát tròn. Khi nghiền cà rốt hãy thêm một ít nước luộc để hỗn hợp được mịn. Nó là loại thực phẩm thích hợp cho trẻ bắt đầu ăn dặm.

Ở Nhật, việc cho bé ăn dặm bắt đầu từ khá sớm. Theo truyền thống, sau khi sinh 100 ngày, các bé ở Nhật sẽ được mẹ tập cho ăn dặm. Cho con ăn dặm ở Nhật chủ yếu chú trọng đến việc giúp bé làm quen với mùi vị thức ăn, phát triển khả năng vị giác của bé. Vì vậy, mỗi ngày, mẹ chỉ cho bé ăn 1 bữa. Sữa vẫn là bữa ăn chính trong ngày của trẻ.
Ăn dặm kiểu Nhật đòi hỏi mẹ phải đầu tư nhiều thời gian và công sức trong thời gian đầu. Tại Nhật, các mẹ có thể dễ dàng mua thực phẩm ăn dặm cho con tại các nhà thuốc hoặc siêu thị. Sản phẩm ăn dặm ở đây đa dạng về chủng loại và phù hợp với bé theo từng tháng tuổi. Ở Việt Nam, rất khó để tìm mua thực phẩm đóng gói sẵn phù hợp cho bé. Vì vậy, nếu theo phương pháp này, các mẹ nên thu xếp thời gian biểu của mình hợp lý để có thể tự tay chế biến những món ăn này cho trẻ.

Hy vọng những món ăn dặm kiểu Nhật này sẽ giúp các mẹ không phải đau đầu suy nghĩ mỗi khi chế biến thức ăn cho trẻ ăn dặm.

Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2016

Dạy con kiểu Nhật biết rằng việc đánh thức trẻ dậy mỗi buổi sáng luôn là vấn đề đau đầu của nhiều bà mẹ, đa phần các mẹ thường phải hét lớn “dậy đi” thì trẻ mới chịu dậy. 

Nhưng nếu mẹ nào đang sử dụng phương pháp dạy con kiểu Nhật thì không nên làm vậy nhé, hãy làm theo cách mẹ Nhật dạy con.

Buổi sáng là khoảng thời gian bận rộn nhất trong ngày, bạn phải cho trẻ ăn, đưa trẻ đến trường hay đưa trẻ đi mẫu giáo nhưng khổ nỗi trẻ cứ oằn người trên giường mãi không chịu dậy. Bạn rất bực mình và đôi lúc phải hét lớn: “dậy đi” thì trẻ mới rời khỏi chiếc giường thân yêu của chúng và việc này đã trở thành thói quen của bạn, thậm chí là ác mộng. Đôi lúc, việc này cũng làm cho không khí trong gia đình trở nên căng thẳng.

Vậy sao bạn không tìm cách để trẻ tự thức dậy?  Bạn sẽ rất vui vì chỉ cần gọi một lần là trẻ đã thức dậy ngay, buổi sáng của gia đình bạn cũng không căng thẳng nữa mà nhẹ nhàng hơn, vui vẻ hơn. 

Bài viết này sẽ cho bạn biết nguyên nhân tại sao trẻ không chịu dậy vào buổi sáng và phương pháp đánh thức trẻ hiệu quả được các mẹ Nhật áp dụng rất nhiều trong việc nuôi dạy con kiểu Nhật. Hy vọng bài viết này sẽ trang bị cho các bậc cha mẹ Việt cách đánh thức trẻ hiệu quả vào mỗi buổi sáng.

Buổi sáng không thể dậy được cũng có thể là một căn bệnh

dạy con kiểu nhật dạy trẻ tự lập
Phương pháp dạy con kiểu Nhật giúp bé thoát khỏi triệu chúng mất ngủ hoặc ngủ không chịu dậy

Trường hợp trẻ đánh thức thế nào cũng không dậy thì không phải đơn giản là không muốn dậy mà có thể là do bị rối loạn giấc ngủ.  Đối với những trường hợp như thế này, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện để chẩn đoán.

Nếu trẻ bị rối loạn giấc ngủ thì do 3 nguyên nhân sau:

Rối loạn do tư thế ngủ (OD)

Rối loạn do tư thế ngủ là một loại bệnh do máu khó lưu thông, do rối loạn cân bằng thần kinh thực vật.  Do huyết áp thấp nên biểu hiện đó là không thể dậy vào buổi sáng, hoa mắt chóng mặt, dễ mệt…

Hội chứng bệnh thiếu ngủ (ISS)

Hội chứng thiếu ngủ có rất nhiều biểu hiện, nhưng nguyên nhân chính là do thời gian ngủ chưa đủ. Nguyên nhân chính của việc ngủ không đủ giấc là do sự phát tác của bệnh kinh niên như hen suyễn, dị ứng, viêm mũi, ngưng thở khi ngủ.

Ngoài việc khó thức dậy thì người mắc hội chứng này còn có cảm giác buồn ngủ suốt ngày, làm giảm sự tập trung, và các triệu chứng khó chịu khác.

Hội chứng giai đoạn giấc ngủ

Hội chứng giai đoạn giấc ngủ là hội chứng được cho rằng các hoạt động trong ngày sẽ giảm xuống do thiếu ngủ mãn tính. Thời gian ngủ bị chia nhỏ ra, đêm ngày bị đảo ngược nên trẻ sẽ rất khó khăn trong việc tới trường do thời gian ngủ bị tách nhỏ ra.

Do không thể tập trung học được nên cũng có những trường hợp trẻ trở nên trầm cảm và không tới trường, vì vậy chăm sóc giấc ngủ ngay từ nhỏ cho trẻ rất quan trọng.
Bây giờ hãy cùng dạy con kiểu Nhật xem nguyên nhân nhé:

4 nguyên nhân trẻ không muốn dậy

Nguyên nhân khiến trẻ không muốn dậy phải chăng là do thể trạng? Thực chất thì nguyên nhân này không đáng kể.  Xác định được khuyên nhân tại sao trẻ không muốn dậy sẽ giúp bố mẹ biết được cách đánh thức trẻ đúng cách. Bây giờ hãy xem con bạn có đang sở hữu 4 nguyên nhân nào dưới đây không?


1.Ngủ chưa đủ hay ngủ quá nhiều

dạy con kiểu nhật dạy trẻ tự lập
Phương pháp dạy con kiểu Nhật giúp bé thoát khỏi triệu chúng mất ngủ hoặc ngủ không chịu dậy

Việc trẻ không muốn dậy mỗi sáng có lẽ là do ngủ chưa đủ giấc và ngủ quá nhiều.Không thể dậy do ngủ không đủ giấc có lẽ là điều bình thường, nhưng bố mẹ nên nhớ là nếu trẻ ngủ quá nhiều có thể dẫn đến đau đầu, người mỏi nhừ và đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ không thể dậy.

Nếu con bạn rơi vào trường hợp này thì điều đầu tiên và quan trọng nhất bạn cần làm là tìm hiểu về thời gian ngủ thích hợp đối với từng độ tuổi của con bạn để tạo cho con thói quen ngủ đúng giờ. Và bạn cũng nên chú ý đến việc con đã ngủ đủ giấc chưa? Con ngủ như vậy có nhiều không? Hãy tham khảo tiêu chuẩn thời gian ngủ thích hợp ứng với từng độ tuổi dưới đây để có thể đánh thức con trẻ dễ dàng:

Thời gian ngủ trung bình của từng độ tuổi khác nhau

1 tuổi đến 3 tuổi: khoảng 13 tiếng
4 tuổi đến 6 tuổi: khoảng 12 tiếng
6 tuổi đến 12 tuổi: khoảng 10 tiếng.

2. Vùi đầu vào chơi game và xem tivi ngay trước khi ngủ

Ngay trước khi ngủ nếu bị kích thích bởi game hay tivi thì tâm trạng của trẻ sẽ xốn xang  và không thể ngủ ngay được. Đặc biệt là tác động của ánh sáng tới mắt của trẻ sẽ khiến não trẻ trở nên hưng phấn, kết quả là dù vào trong chăn sớm nhưng mãi không ngủ được và cứ thức mãi cho tới khuya, dẫn đến ngủ muộn và sáng không thể dậy được. 

dạy con kiểu nhật dạy trẻ tự lập
Phương pháp dạy con kiểu Nhật giúp bé thoát khỏi triệu chúng mất ngủ hoặc ngủ không chịu dậy

Nguyên nhân này có lẽ rất phổ biến ở nhiều gia đình, bố mẹ cần lưu tâm đến điều này, quan trọng nhất là vẫn tạo cho trẻ thói quen sinh hoạt lành mạnh, quy định thời gian xem phim nhất định trong ngày, và tốt nhất là đừng cho trẻ xem phim vào buổi tối để tránh ảnh hưởng đến thời gian học và giấc ngủ của trẻ.


3. Xáo trộn giấc ngủ do ngáy hay khó thở

Tình trạng khó thở và ngáy ở trẻ là do trong khi ngủ, không có lượng khí oxi đủ để thở, nồng độ oxi trong máu thấp, ảnh hưởng xấu đến chất lượng giấc ngủ của trẻ.

Nếu con bạn đang mắc phải tình trạng này thì bạn có thể thấy trẻ ngủ rất nhiều nhưng vẫn cảm thấy thiếu ngủ, đặc biệt là những trẻ béo phì và trẻ bị amidan ( vì cổ họng của trẻ hẹp hơn so với bình thường khiến trẻ ngáy và khó thở)

4. Bệnh huyết áp thấp, thiếu máu

Những trẻ bị huyết áp thấp và thiếu máu khi tỉnh dậy khí oxi không thể lên não ngay được nên trẻ không thể dậy đúng hơn là không muốn dậy vào mỗi buổi sáng. Hơn nữa khi bị thiếu máu, hồng cầu và huyết cầu tố không đủ dẫn tới tình trạng toàn thân không đủ oxi và không thể dậy nổi. 

Phương pháp dạy con kiểu Nhật đánh thức trẻ dậy vào mỗi buổi sáng 

Nhiều mẹ cảm thấy vô lý vì tại sao đã làm inh ỏi lên vậy mà bọn trẻ vẫn không chịu dậy? Nếu đã nói mãi mà không dậy như vậy thì các mẹ cần có phương pháp hiệu qủa để đánh thức trẻ. Sau đây là một vài phương pháp dạy con kiểu Nhật giúp đánh thức trẻ có thể giúp bạn: 

1. Mở rèm ra cho sáng cả căn phòng

Khi mở rèm ra, ánh sáng mặt trời chiếu vào tràn ngập cả căn phòng sẽ khiến cho hormone serotonin có trong cơ thể được tiết ra, giúp trẻ thức dậy một cách tự nhiên. Phương pháp này rất dễ áp dụng vào những ngày nắng, và chắc hẳn bây giờ các mẹ đang thắc mắc nếu những ngày trời u ám thì làm cách nào phải không? 

Rất đơn giản, nếu gặp thời tiết xấu, trời u ám, thì các mẹ hãy dùng đèn chiếu chiếu sáng cho căn phòng, phương pháp dạy con kiểu nhật này cũng đem lại hiệu quả tương tự như ánh sáng tự nhiên.

2. Bật nhạc mạnh( nhạc nhanh, nhạc sôi động)

Sử dụng phương pháp đánh thức bằng nhạc sôi động cũng hiệu quả không kém. Mỗi sáng, mở nhạc giống như vậy, trẻ sẽ dễ nhận thức được rằng trời đã sáng rồi.
Sử dụng chế độ cài đặt thời gian cho nhạc chạy trước thời gian dậy một chút thì tự nhiên trẻ có thể thức dậy đúng với thời gian bạn mong muốn.

3. Gọi với giọng điệu nhẹ nhàng

Thay vì la hét âm ỉ, bạn hãy thử gọi con dậy với một giọng điệu nhẹ nhàng, ấm áp thử xem, ví dụ “con ơi, trời sáng rồi đó”. Hét toáng khi gọi con dậy dường như là phương pháp phổ biến nhất của các bà mẹ nhưng không mang lại tác dụng gì, các mẹ cần nhớ rằng trẻ dù lớn hay nhỏ cũng mong muốn tình cảm ấm áp của bố mẹ, nên hãy gọi con dậy bằng trái tim của bạn. 

Bạn hãy thử phương pháp dạy con kiểu Nhật này và kiểm tra xem trạng thái thức dậy của trẻ: như là vừa gọi vừa xem trẻ đã dậy thật hay chưa và có dậy trong tình trạng chán chường hay không nhé.

4. Sửa soạn nhanh chóng thay quần áo cho trẻ

Sau khi bọn trẻ đã nhấc mình ra khỏi giường, điều đầu tiên bạn cần làm là đánh thức cơ thể trẻ để trẻ không ngủ lại nữa. Nếu có thể, hãy nhanh chóng thay đồ cho trẻ, khi đó trẻ sẽ tỉnh ngủ hoàn toàn đấy.

Không dùng vũ lực mà hãy nói “ nào, thay đồ đi con nhé”  và thay cho trẻ.

Xem thêm: 

5. Thêm những món ăn mà trẻ thích vào bữa sáng của gia đình

Buổi sáng buồn ngủ sẽ nhanh chóng biến mất nếu trẻ được ăn những thứ chúng thích trong buổi sáng, và điều này thật sự có hiệu quả trong việc kích thích sự tỉnh giấc. Nếu được bạn hãy làm một thực đơn và cho trẻ xem vào mỗi buổi tối, trẻ sẽ cảm thấy hào hứng vào mỗi buổi sáng thức dậy đấy.

Thêm vào đó, nếu ăn sáng thì mức độ đường trong máu sẽ tăng khiến trẻ tỉnh táo hơn.

5 phương pháp để trẻ thức dậy dễ dàng

Để trẻ hoàn toàn thức giấc thì ngoài những phương pháp đánh thức trẻ hiệu quả thì cách trải qua một ngày hay một đêm cũng rất quan trọng. 

Để trẻ có thể thức dậy dễ dàng, bạn cần biết những phương pháp dạy con kiểu Nhật chủ yếu sau:

1. Ban ngày hãy vận động cơ thể một cách điều độ có chừng mực

Ban ngày, thay vì lúc nào cũng ở trong nhà vẽ tranh hay đọc truyện tranh, hãy cho trẻ vừa chơi vừa vận động cơ thể ở trong công viên, như vậy cơ thể sẽ mệt và sẽ dễ buồn ngủ hơn.

Tuy nhiên, nếu ban ngày quá hưng phấn thì trẻ cũng sẽ không ngủ được nên hãy cho trẻ vận động trong chừng mực, vừa phải.

2. Ăn trước khi ngủ tối thiểu 3 giờ đồng hồ

Để trẻ ngủ ngon, bạn cần chú ý tới thời gian ăn tối. Nếu trẻ ăn ngay trước khi ngủ thì tiêu hóa sẽ không tốt và chất lượng giấc ngủ sẽ giảm xuống, nên hãy cho trẻ ăn tối thiểu 3 giờ đồng hồ trước khi đi ngủ.

Hơn nữa, thời gian ngủ là thời gian hoạt động của hóc môn tăng trưởng nên đây là thời gian cân bằng chất dinh dưỡng trong cơ thể, vì vậy tốt nhất là trẻ không nên ăn trước khi ngủ hoặc gần thời gian ngủ.

3. Vào bồn tắm làm ấm cơ thể

Cho trẻ từ từ ngâm mình trong bồn tắm và làm ấm cơ thể ở một nhiệt độ thích hợp, trẻ sẽ dễ buồn ngủ hơn và ngủ sâu hơn. Hơn nữa, nước ấm sẽ làm cho máu lưu thông dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, nếu làm ấm cơ thể quá mức trước khi đi ngủ thì ngược lại sẽ không ngủ được nên nhớ là cần phải đưa trẻ ra khỏi bồn tắm 1 tiếng trước khi đi ngủ.

4. Trước khi ngủ hãy làm tối dần dần đèn chiếu sáng

Ngay trước khi đi ngủ mà ánh sáng đèn của căn phòng quá rực rỡ thì sẽ khó buồn ngủ nên sau khi ra khỏi bồn tắm, bạn hãy từ từ làm tối dần ánh sáng của đèn, sau đó chuẩn bị cho trẻ đi ngủ. Đặc biệt, trước khi ngủ thì ánh sáng của những gam màu nóng có thể giúp trẻ thư giãn đấy.

Ngược lại, ánh đèn xanh sẽ kích thích não và tránh buồn ngủ nên trước khi ngủ nên không cho trẻ chơi game hay dùng smartphone ( điện thoại).

5. Tạo ra môi trường dễ buồn ngủ

Hãy tạo cho trẻ một môi trường không có tiếng động, tiếng ồn để trẻ có thể ngủ. Có những trường hợp trẻ không ngủ được vì những tiếng ồn xung quanh chẳng hạn như tiếng ti vi quá to hay tiếng nói chuyện quá lớn.

Hơn nữa, chuẩn bị cho trẻ một chiếc giường ngủ sạch sẽ và xinh xắn, hay điều chỉnh độ ấm cho căn phòng của trẻ cũng là một việc quan trọng. Có nhiều trường hợp trẻ bị tỉnh giấc mấy lần giữa đêm do đắp chăn quá dày cho trẻ nên hãy chú ý điều đó.

Có cách nào để trẻ có thể tự thức dậy hay không?

Nếu trẻ  thức dậy ngoan thì hãy đề ra mục tiêu để lần sau trẻ có thể tự mình thức dậy. Trong thời gian bận rộn như buổi sáng, nếu trẻ có thể tự mình dậy được thì sẽ đỡ được một phần công việc của các bà mẹ phải không?

Để trẻ có thể tự thức dậy thì cần phải tạo cho trẻ tính tự lập. Những lần sau trẻ sẽ theo thói quen và có thể tự dậy được.

1. Điều chỉnh nhịp điệu cuộc sống

Nếu bạn có thể điều chỉnh nhịp điệu cuộc sống cho trẻ  bằng cách cho trẻ trải qua một ngày với một thời khóa biểu đúng theo quy tắc trong một ngày chẳng hạn như ăn chơi, học hành, tắm rửa thì trẻ sẽ dậy được.

2. Những việc trẻ có thể làm được hãy bắt trẻ tự làm

Nếu lúc nào bạn cũng làm thay trẻ mọi việc,thì trẻ sẽ không tự giác thức dậy được vì trẻ biết bạn đã làm hết. Vì vậy vào mỗi buổi tối trước khi ngủ, bạn hãy nhắc nhở trẻ những việc cần làm vào sáng hôm sau thức dậy để trẻ có ý thức và tự giác hơn. Nếu trẻ làm chậm thì bạn có thể giúp nhưng quan trọng là luôn để trẻ tự làm trước đã.

3. Những chuẩn bị cho ngày hôm sau phải kết thúc vào ngày trước đó.

Hãy quyết định những việc cần phải làm như là chuẩn bị quần áo cho trẻ hay những đồ trẻ cần mang tới trường vào tối hôm trước để buổi sáng hôm sau không phải vội vàng và để thời gian buổi sáng được dư giả, thoải mái. 

4. Thức dậy bởi đồng hồ báo thức

Không phải lúc nào các bà mẹ cũng đánh thức con cái mà đến một độ tuổi nào đó cần phải tạo thói quen thức dậy cho trẻ bằng cài đặt đồng hồ báo thức. Trước khi đi ngủ việc quan trong không thể quên đó là cài đặt báo thức.

Đặc biệt, khi trẻ vào tiểu học thì đây là cơ hội tốt để tạo tính tự lập cho trẻ. Tặng cho trẻ một món quà đó là đồng hồ báo thức nhân cơ hội đó giúp trẻ có thể tự mình thức dậy.


Qua bài viết này, các mẹ hãy chú ý và bổ sung ngay bài viết này vào mục nuôi dạy con kiểu Nhật của chính mình nhé. Nuôi con là cả một hành trình gian khổ, vì vậy hãy chú ý từng điều nhỏ để con có một cơ thể khỏe mạnh nhé. Chúc các mẹ thành công!

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2016

Phương pháp dạy con kiểu Nhật, kiểu Mỹ hay kiểu Do Thái khi cho con học tiếng anh đều có những ưu điểm riêng của nó. Vậy phương pháp dạy con của bố mẹ Việt thì sao?


Phụ huynh Việt Nam hiện nay đều nhận thức được tầm quan trọng của tiếng Anh đối với con trẻ. Tuy nhiên mức độ quan tâm của từng phụ huynh là khác nhau và có một số chưa chắc đã có phương pháp đúng. Nếu bạn không tin hãy cùng dạy con kiểu Nhật tìm hiểu.

Đừng “cố” làm thay công việc của giáo viên

Đa số phụ huynh 7x, 8x ngày nay đều biết tiếng Anh và có thể dạy con học tiếng Anh ở nhà, tuy nhiên chỉ nên dừng ở mức độ hỗ trợ con vì không phải ai cũng có kỹ năng sư phạm. Phần lớn cha mẹ phát âm chưa chuẩn và cũng không thực sự chú tâm vào việc phát âm cho đúng, trẻ em học theo sẽ nói sai rất khó sửa. Những gia đình có điều kiện nên cho con giao tiếp với giáo viên bản ngữ, kết bạn với trẻ em nước ngoài để rèn phản xạ nghe, nói và phát âm.

Khi cần trợ giúp bé ôn bài ở nhà nên hướng dẫn cho bé tập sử dụng từ điền online của Cambridge hoặc Oxford để nghe phát âm những từ chưa biết. Từ điển Cambridge sẽ cho 2 cách phát âm Anh-Anh và Anh-Mỹ, còn từ điển Oxford chỉ cho 1 cách đọc Anh-Anh, bạn có thể dựa vào chuẩn chương trình học của con để định hướng cách phát âm cho đúng.

dạy con kiểu nhật dạy trẻ học tiếng anh
Dạy con kiểu Nhật dạy trẻ học tiếng Anh kết hợp rèn luyện kỹ năng sống

Kết hợp rèn luyện kỹ năng sống

Nhiều phụ huynh thấy con đạt điểm cao trong những bài test đã yên tâm rồi. Tuy nhiên điểm số mới chỉ là một nửa của vấn đề, điều cốt lõi là con bạn phải sử dụng được tiếng Anh đã học để trao đổi và giao tiếp với người khác. Phụ huynh nên quan tâm đến việc con có được tham gia nhiều vào các hoạt động nhóm, thuyết trình, hát, vui chơi… trong quá trình học tiếng Anh không. Những hoạt động này sẽ rèn luyện khả năng giao tiếp, sự tự tin, kỹ năng vận động và tạo hứng thú cho trẻ.

Xem thêm: 


Tạo hứng thú học tập cho con

Rất nhiều phụ huynh đón con từ lớp học về thường hỏi: “Hôm nay cô giáo giao bài tập gì về nhà ?” mà không hề quan tâm đến việc con bạn có thích học không. Tiếng Anh cũng như môn học khác phải tạo được hứng thú cho con thì mới có kết quả tốt được. Thay vì hỏi con hôm nay học gì, bạn có thể hỏi: “Lớp con có bao nhiêu bạn? Con ngồi cạnh ai, con thích bạn nào? Cô giáo con có dễ thương không? Trên lớp hôm nay có chơi trò gì vui không?”.

Ngoài ra bạn nên khuyến khích bé nghe nhạc, xem phim bằng tiếng Anh và nói tiếng Anh bất kỳ khi nào có thể. Đôi khi bé sẽ xấu hổ nhưng hãy nói với con rằng: “Ai cũng có thể nói tiếng Anh không đúng, kể cả người lớn nên con đừng buồn, sai thì mình sẽ sửa để lần sau nói đúng hơn!”

dạy con kiểu nhật dạy trẻ học tiếng anh
Dạy con kiểu Nhật phải cho con tiếp xúc với công nghệ

Sao cứ cấm con xem Ipad?

Con chúng ta đang sống giữa thời đại của công nghệ, smartphone, máy tính bảng xuất hiện ở khắp nơi. Nhiều phụ huynh còn dùng chúng làm công cụ để cho con chơi lúc bận, dụ cho con ăn, cho con xem trước khi ngủ… Nhưng đôi lúc lại “đùng đùng” tịch thu vì con xem quá nhiều rồi! Rồi thì xem nhiều thì hỏng mắt! Xem nhiều thì không vận động! Lỗi là tại ai? Tại người lớn! Trẻ con hay người lớn đều rất “khao khát” những thứ bị cấm đoán. Vậy tại sao chúng ta không dùng những công cụ đó vào việc học của trẻ?

Hầu hết các trung tâm anh ngữ hiện nay đều áp dụng cách này, họ thay thế hoàn toàn lớp học truyền thống bằng một lớp học thông minh kết hợp công nghệ kỹ thuật số. Học sinh được học 50% trên máy tính, 50% hoạt động nhóm, hát, thuyết trình, bài tập được thiết kế dưới dạng mini games. Sau khi tham gia các lớp học này các học sinh có kết quả tiếng Anh cao hơn 70% so với lớp học bình thường. Lý do chính là do trẻ rất hứng thú học với máy tính. 
Vậy tại sao các bậc phụ huynh không áp dụng theo phương pháp này nhỉ, hoặc là dạy con tại nhà và phân bổ thời gian hợp lí cho con  học, hoặc là cho con đến trung tâm anh ngữ để con được học nhiều hơn.

Dạy con kiểu Nhật chúc các bạn thành công!

(Nguồn: http://www.webtretho.com)