Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2016

2. Bật nhạc mạnh( nhạc nhanh, nhạc sôi động)

Sử dụng phương pháp đánh thức bằng nhạc sôi động cũng hiệu quả không kém. Mỗi sáng, mở nhạc giống như vậy, trẻ sẽ dễ nhận thức được rằng trời đã sáng rồi.
Sử dụng chế độ cài đặt thời gian cho nhạc chạy trước thời gian dậy một chút thì tự nhiên trẻ có thể thức dậy đúng với thời gian bạn mong muốn.

3. Gọi với giọng điệu nhẹ nhàng

Thay vì la hét âm ỉ, bạn hãy thử gọi con dậy với một giọng điệu nhẹ nhàng, ấm áp thử xem, ví dụ “con ơi, trời sáng rồi đó”. Hét toáng khi gọi con dậy dường như là phương pháp phổ biến nhất của các bà mẹ nhưng không mang lại tác dụng gì, các mẹ cần nhớ rằng trẻ dù lớn hay nhỏ cũng mong muốn tình cảm ấm áp của bố mẹ, nên hãy gọi con dậy bằng trái tim của bạn. 

Bạn hãy thử phương pháp dạy con kiểu Nhật này và kiểm tra xem trạng thái thức dậy của trẻ: như là vừa gọi vừa xem trẻ đã dậy thật hay chưa và có dậy trong tình trạng chán chường hay không nhé.

4. Sửa soạn nhanh chóng thay quần áo cho trẻ

Sau khi bọn trẻ đã nhấc mình ra khỏi giường, điều đầu tiên bạn cần làm là đánh thức cơ thể trẻ để trẻ không ngủ lại nữa. Nếu có thể, hãy nhanh chóng thay đồ cho trẻ, khi đó trẻ sẽ tỉnh ngủ hoàn toàn đấy.

Không dùng vũ lực mà hãy nói “ nào, thay đồ đi con nhé”  và thay cho trẻ.

Xem thêm: 

5. Thêm những món ăn mà trẻ thích vào bữa sáng của gia đình

Buổi sáng buồn ngủ sẽ nhanh chóng biến mất nếu trẻ được ăn những thứ chúng thích trong buổi sáng, và điều này thật sự có hiệu quả trong việc kích thích sự tỉnh giấc. Nếu được bạn hãy làm một thực đơn và cho trẻ xem vào mỗi buổi tối, trẻ sẽ cảm thấy hào hứng vào mỗi buổi sáng thức dậy đấy.

Thêm vào đó, nếu ăn sáng thì mức độ đường trong máu sẽ tăng khiến trẻ tỉnh táo hơn.

5 phương pháp để trẻ thức dậy dễ dàng

Để trẻ hoàn toàn thức giấc thì ngoài những phương pháp đánh thức trẻ hiệu quả thì cách trải qua một ngày hay một đêm cũng rất quan trọng. 

Để trẻ có thể thức dậy dễ dàng, bạn cần biết những phương pháp dạy con kiểu Nhật chủ yếu sau:

1. Ban ngày hãy vận động cơ thể một cách điều độ có chừng mực

Ban ngày, thay vì lúc nào cũng ở trong nhà vẽ tranh hay đọc truyện tranh, hãy cho trẻ vừa chơi vừa vận động cơ thể ở trong công viên, như vậy cơ thể sẽ mệt và sẽ dễ buồn ngủ hơn.

Tuy nhiên, nếu ban ngày quá hưng phấn thì trẻ cũng sẽ không ngủ được nên hãy cho trẻ vận động trong chừng mực, vừa phải.

2. Ăn trước khi ngủ tối thiểu 3 giờ đồng hồ

Để trẻ ngủ ngon, bạn cần chú ý tới thời gian ăn tối. Nếu trẻ ăn ngay trước khi ngủ thì tiêu hóa sẽ không tốt và chất lượng giấc ngủ sẽ giảm xuống, nên hãy cho trẻ ăn tối thiểu 3 giờ đồng hồ trước khi đi ngủ.

Hơn nữa, thời gian ngủ là thời gian hoạt động của hóc môn tăng trưởng nên đây là thời gian cân bằng chất dinh dưỡng trong cơ thể, vì vậy tốt nhất là trẻ không nên ăn trước khi ngủ hoặc gần thời gian ngủ.

3. Vào bồn tắm làm ấm cơ thể

Cho trẻ từ từ ngâm mình trong bồn tắm và làm ấm cơ thể ở một nhiệt độ thích hợp, trẻ sẽ dễ buồn ngủ hơn và ngủ sâu hơn. Hơn nữa, nước ấm sẽ làm cho máu lưu thông dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, nếu làm ấm cơ thể quá mức trước khi đi ngủ thì ngược lại sẽ không ngủ được nên nhớ là cần phải đưa trẻ ra khỏi bồn tắm 1 tiếng trước khi đi ngủ.

4. Trước khi ngủ hãy làm tối dần dần đèn chiếu sáng

Ngay trước khi đi ngủ mà ánh sáng đèn của căn phòng quá rực rỡ thì sẽ khó buồn ngủ nên sau khi ra khỏi bồn tắm, bạn hãy từ từ làm tối dần ánh sáng của đèn, sau đó chuẩn bị cho trẻ đi ngủ. Đặc biệt, trước khi ngủ thì ánh sáng của những gam màu nóng có thể giúp trẻ thư giãn đấy.

Ngược lại, ánh đèn xanh sẽ kích thích não và tránh buồn ngủ nên trước khi ngủ nên không cho trẻ chơi game hay dùng smartphone ( điện thoại).

5. Tạo ra môi trường dễ buồn ngủ

Hãy tạo cho trẻ một môi trường không có tiếng động, tiếng ồn để trẻ có thể ngủ. Có những trường hợp trẻ không ngủ được vì những tiếng ồn xung quanh chẳng hạn như tiếng ti vi quá to hay tiếng nói chuyện quá lớn.

Hơn nữa, chuẩn bị cho trẻ một chiếc giường ngủ sạch sẽ và xinh xắn, hay điều chỉnh độ ấm cho căn phòng của trẻ cũng là một việc quan trọng. Có nhiều trường hợp trẻ bị tỉnh giấc mấy lần giữa đêm do đắp chăn quá dày cho trẻ nên hãy chú ý điều đó.

Có cách nào để trẻ có thể tự thức dậy hay không?

Nếu trẻ  thức dậy ngoan thì hãy đề ra mục tiêu để lần sau trẻ có thể tự mình thức dậy. Trong thời gian bận rộn như buổi sáng, nếu trẻ có thể tự mình dậy được thì sẽ đỡ được một phần công việc của các bà mẹ phải không?

Để trẻ có thể tự thức dậy thì cần phải tạo cho trẻ tính tự lập. Những lần sau trẻ sẽ theo thói quen và có thể tự dậy được.

1. Điều chỉnh nhịp điệu cuộc sống

Nếu bạn có thể điều chỉnh nhịp điệu cuộc sống cho trẻ  bằng cách cho trẻ trải qua một ngày với một thời khóa biểu đúng theo quy tắc trong một ngày chẳng hạn như ăn chơi, học hành, tắm rửa thì trẻ sẽ dậy được.

2. Những việc trẻ có thể làm được hãy bắt trẻ tự làm

Nếu lúc nào bạn cũng làm thay trẻ mọi việc,thì trẻ sẽ không tự giác thức dậy được vì trẻ biết bạn đã làm hết. Vì vậy vào mỗi buổi tối trước khi ngủ, bạn hãy nhắc nhở trẻ những việc cần làm vào sáng hôm sau thức dậy để trẻ có ý thức và tự giác hơn. Nếu trẻ làm chậm thì bạn có thể giúp nhưng quan trọng là luôn để trẻ tự làm trước đã.

3. Những chuẩn bị cho ngày hôm sau phải kết thúc vào ngày trước đó.

Hãy quyết định những việc cần phải làm như là chuẩn bị quần áo cho trẻ hay những đồ trẻ cần mang tới trường vào tối hôm trước để buổi sáng hôm sau không phải vội vàng và để thời gian buổi sáng được dư giả, thoải mái. 

4. Thức dậy bởi đồng hồ báo thức

Không phải lúc nào các bà mẹ cũng đánh thức con cái mà đến một độ tuổi nào đó cần phải tạo thói quen thức dậy cho trẻ bằng cài đặt đồng hồ báo thức. Trước khi đi ngủ việc quan trong không thể quên đó là cài đặt báo thức.

Đặc biệt, khi trẻ vào tiểu học thì đây là cơ hội tốt để tạo tính tự lập cho trẻ. Tặng cho trẻ một món quà đó là đồng hồ báo thức nhân cơ hội đó giúp trẻ có thể tự mình thức dậy.


Qua bài viết này, các mẹ hãy chú ý và bổ sung ngay bài viết này vào mục nuôi dạy con kiểu Nhật của chính mình nhé. Nuôi con là cả một hành trình gian khổ, vì vậy hãy chú ý từng điều nhỏ để con có một cơ thể khỏe mạnh nhé. Chúc các mẹ thành công!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Bạn đã nhận được nhận xét của ..........