Thứ Năm, 18 tháng 8, 2016

Dạy con kiểu Nhật: Đừng bao giờ cấm đoán con, hãy để con được phép thất bại.

phương pháp dạy con kiểu nhật giúp trẻ không sợ thất bại
 Dạy con kiểu Nhật - Đừng bao giờ la mắng con mà hãy luôn đồng cảm với con.

Khi con vấp ngã, bố mẹ nào chẳng thấy đau. Phản ứng đầu tiên của bố mẹ thường là chạy tới nâng con dậy, dỗ dành và xoa dịu chỗ đau của con. Nhưng bố mẹ Nhật lại không nghĩ như vậy.

Dạy con kiểu Nhật - Các bậc cha mẹ Nhật luôn quan niệm không nên coi những thất bại của con là điều xấu. Thay vào đó, các bậc phụ huynh luôn quan sát và suy nghĩ mặt lợi hại của những thất bại ấy, và giúp con đánh giá đúng về thất bại của mình.

Mỗi con người trong quá trình lớn lên, trưởng thành đều không thể tránh khỏi đôi lần thất bại. Tất nhiên cũng có những đứa trẻ gặp nhiều thất bại hơn trẻ khác. Bố mẹ nhìn con cái thất bại thường lo lắng không yên, e sợ rằng tương lai của con rồi cũng chỉ gặp toàn những thất bại. Sự lo ngại này khiến nhiều bố mẹ tìm mọi cách để con không phải đối mặt với thất bại nữa. Không muốn thừa nhận thất bại của con, bố mẹ đã vô tình gây nên áp lực cho con trẻ: “Không được làm sai nữa đấy!”, “Con đã làm hỏng việc này bao nhiêu lần rồi hả?”, “Con mà còn làm sai nữa thì”…

Đừng làm như vậy. Khi con cái gặp thất bại, bố mẹ hãy là những người giảm bớt gánh nặng tâm lý của con. Không chỉ chấp nhận sự thất bại của con mà còn phải là người giúp con có những nhìn nhận tích cực với thất bại. Sau mỗi lần con gặp thất bại, điều bố mẹ cần làm là giúp con có sức mạnh để sửa chữa những sai lầm và tự tin vững vàng vươn lên. Đó chính là phương pháp dạy con kiểu Nhật.

Thực tế đã chứng minh rằng, cách dạy con kiểu Nhật là tạo cho con trẻ tâm lý “được phép thất bại” hơn là “bị cấm đoán thất bại”.

Nếu như luôn ở trong tâm lý “sợ thất bại”, “sợ sai” thì với mọi công việc, trẻ luôn không dám nói, không dám làm. Ví dụ: Một em nhỏ luôn sợ hãi khi phải đến trường. Bố mẹ hỏi lý do, em nhất định không chịu nói. Quá lo lắng, bố mẹ đưa em tới bác sĩ. Phải rất kiên nhẫn, bác sĩ mới tìm ra nguyên nhân. Điều đáng ngạc nhiên là chính em nhỏ này đã tự nói ra nguyên nhân “căn bệnh” của bản thân mình: “Cháu không bị làm sao cả. Cháu không muốn đến trường vì ở trường, mỗi khi làm việc gì, nếu cháu làm sai đều bị các bạn ấy lôi ra làm trò cười. Cháu rất sợ đến trường, rất sợ bị các bạn ấy cười…”.

Từ khía cạnh trên của vấn đề, người Nhật đã rút ra đươc phương pháp dạy con kiểu Nhật tốt đó là đôi khi hãy để con trẻ gặp thất bại, trẻ biết cách đối diện với thất bại, học cách khắc phục, sửa sai ngay từ ban đầu là điều rất tốt. Ví dụ như khi trẻ nô đùa chạy nhảy vấp ngã, đừng nóng nảy trách mắng bé, cũng đừng vội vàng nâng bé dậy hay cưng nựng bé, cứ để trẻ tự đứng dậy và trẻ sẽ nhận ra chỗ mình ngã có vật cản như vậy lần tới trẻ sẽ chú ý tới những vật cản đó.

Thêm một ví dụ nữa cho phương pháp dạy con kiểu Nhật này, khi trẻ muốn “thử nghiệm” một ý tưởng nào đó, cho dù với tầm suy nghĩ của người lớn, chúng ta hiểu rằng việc đó sẽ đi đến thất bại thì ở mức độ cho phép, chúng ta hãy để trẻ được theo chủ kiến riêng, để trẻ được “dám làm dám chịu”, có thất bại, có trải nghiệm, giúp trẻ dám tư duy, dám hành động. Hơn nữa, không nên loại trừ khả năng những ý tưởng của con trẻ có thể vượt ngoài dự tính của chúng ta, con trẻ có thể thành công khi mà ý kiến chủ quan chúng ta không phải lúc nào cũng hoàn toàn đúng. Đó là phương pháp dạy con kiểu Nhật.

Học phương pháp dạy con kiểu Nhật giúp bố mẹ dạy con học cách chấp nhận thất bại và phát triển hoàn thiện.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Bạn đã nhận được nhận xét của ..........

Tin nhiều người xem

Tin tức